Tag Archive | Trần thị Nguyệt Mai

Viết về Đa Hiệu số 107 – Tháng 5/2016

bia-dh-107

 

Tôi thật sự xúc động khi cầm trên tay cuốn báo Đa Hiệu số 107. Tranh bìa với hình ảnh con chim bồ câu tung bay trên nền cờ vàng ba sọc đỏ rực rỡ, hai cánh tay đưa lên nắm chặt với xích xiềng đã bị bứt tung bên hoa vàng và những từ Dân Chủ, Tự Do. Có phải người họa sĩ muốn nói lên quyết tâm phá tan áp bức, mang đến tự do dân chủ và mùa xuân thanh bình cho dân tộc của tất cả con dân Việt Nam?
xem tiếp

Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn

Trần Thị Nguyệt Mai

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
xem tiếp

Những kỷ niệm nơi phòng tranh Trương Vũ

Trần Thị Nguyệt Mai


Ảnh: Phạm Cao Hoàng

Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ.

Căn phòng này
chiếc bàn này
nơi chúng ta đã từng ngồi
nâng ly
chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất
chúc mừng một cuốn sách vừa in xong
chào mừng một người bạn từ phương xa đến

Vâng, tôi vẫn còn nhớ căn phòng mà anh Phạm Cao Hoàng nhắc tới trong bài thơ. Biết thì biết đã lâu. Từ những bài thơ mà họa sĩ Đinh Cường gọi là “Những Đoạn Ghi” anh đã viết thay nhật ký:

Như vậy là một ngày Chủ Nhật hạnh phúc
gặp nhau và nói cười cùng nhau, còn chi hơn
… ngồi uống những ly rượu vang ngon, thật ngon
một bàn dài bạn bè quý mến, nhắc lại những
tờ báo đã không còn Văn Học, Hợp Lưu…
bao nhiêu cây viết đã xuất phát từ các sân chơi đó

(Đinh Cường – Từ trưa tới chiều ở nhà Trương Vũ)
xem tiếp

Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100

Trần Thị Nguyệt Mai

Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo.
Còn niềm vui nào hơn!
Nhớ lại hồi cuối năm 2011 khi về Việt Nam thăm gia đình, anh Trần Hoài Thư nhắn tôi đến thăm anh Nguyên Minh và mua ủng hộ Quán Văn khi ấy tên tuổi hãy còn mới toanh vì vừa mới chào đời. Anh Nguyên Minh vui vẻ giải thích cho tôi hiểu vì sao anh đánh số từng kỳ với ba con số (001) chứ không phải chỉ vẻn vẹn một con số duy nhất như các tạp chí trước đây: “Anh mong Quán Văn sẽ sống đến 3 con số, nghĩa là ít nhất phải ra đến số 100, chứ không vắn số như Ý Thức hồi xưa.”
xem tiếp

Duyên Hạnh Ngộ

Trần Thị Nguyệt Mai

clip_image002

Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972. Trùng hợp làm sao đó là năm đầu tiên trường mở lớp B (ban toán) và cũng là năm đầu tiên thời Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Giáo dục chuyển đổi cách gọi các lớp trung tiểu học sang số thứ tự của năm học từ lớp 1 đến lớp 12 thay vì cách gọi như trước đó (Năm, Tư, Ba, … , Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất). Tôi là “ma mới” trong số những “ma mới” của lớp học này vì cũng có một số bạn khác từ trường ngoài vào. Nhưng các bạn đều rất dễ thương, không phân biệt trường gốc hay trường ngoài. Tất cả hòa đồng với nhau, cùng học, cùng vui, cùng giỡn (rất đúng với câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”) dưới sự “lãnh đạo” của trưởng lớp Đỗ Thị Hậu. Hậu học rất giỏi và tính cũng rất “tếu”. Những lúc thầy cô chưa lên lớp, nàng hay đùa giỡn, nói câu nào là cả lớp cứ cười thỏa thuê!
xem tiếp

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu.
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa.

(Bùi Giáng)


Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Gặp nhau trong hoàn cảnh
Chẳng ai muốn xảy ra [1]
Tiễn đưa người bạn lớn
Đã vĩnh viễn đi xa…

Bạn sống rất khép kín
Không nói năng chi nhiều
Sau đôi câu chào hỏi
Chụp vài tấm hình chung

Bây giờ muốn vẽ bạn
Đành lên mạng kiếm tìm
Từ đó mình được biết
Thêm về Hồ Đình Nghiêm
xem tiếp

Trang tưởng niệm Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm (1933 – 2023)

Nguồn: Di Sản Văn Chương Miền Nam [Trích từ Thư Quán Bản Thảo số 51 tháng 4 năm 2012]

Nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm và CÕI ĐÁ VÀNG


Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm

Tiểu sử

Cựu học sinh Đồng Khánh.
Sinh ngày 06 tháng 01 năm 1933 tại xã Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam.
Quê quán: Làng Thế Chí Tây, Huyện Phong Điền, Huế.
Mệnh chung vào lúc 2 giờ 23 phút sáng ngày thứ tư 27-9-2023 (nhằm ngày 13 tháng 8 năm Quý Mão) tại Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 91 tuổi.

Chồng của nhà văn Thanh Sâm là Ông Phan văn Tốn – sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông nguyên là Quận trưởng quận Khiêm Đức, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đức, sau đổi qua làm Chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy Quân sự Đà Lạt, kiêm Quân Trấn Trưởng, kiêm Phó Tỉnh Trưởng Nội An Đà Lạt. Trung Tá sau được vinh thăng Đại Tá. Tử trận vì một quả mìn ở đồn “Kim Thạch”. Vì vậy, quyển sách này có tên là “Cõi Đá Vàng”.
xem tiếp

Tháng 8, Sinh Nhật Nhà Thơ Đỗ Hồng Ngọc…

470 ♥ birthday cards ♥ ideas | birthday cards, handmade ...
Nguồn: Internet

GIẤC MỘNG ĐÊM HÈ

kính tặng anh Đỗ Hồng Ngọc nhân sinh nhật mới

Nắng của ngày cũng vừa thiếp ngủ
Vườn xanh thơm hương núi xa
Nhịp chân mát theo từng nhịp lá

Nghe mềm vai. Dịu dàng níu lại
Ơi hè xưa. Những ngày thơ dại
Chút buồn thôi. Mà thức rất khuya
xem tiếp

Giới Thiệu Truyện Dài “Đời Thủy Thủ 2” Của Nhà Văn Vũ Thất

Trân trọng giới thiệu:

ĐỜI THỦY THỦ 2
Truyện dài của Vũ Thất

Ảnh bìa: Ethan Trần
Thiết kế bìa: Uyên Nguyên Trần Triết
Dàn trang: Công Nguyễn
Biên tập: Trần Thị Nguyệt Mai
Nhà xuất bản Nhân Ảnh 2023
Sách dày 318 trang
Ấn phí: $20.00

xem tiếp

Vua Phiếm

Kính quý tặng nhà văn Song Thao

Nhà văn Song Thao Photo: Võ Văn Thạnh, Houston 8/2011
Nhà văn Song Thao
Photo: Võ Văn Thạnh, Houston 8/2011

Bắt chước ông Luân Hoán
Thử bày giấy, cọ, sơn
“Vẽ” chân dung Vua Phiếm
Xem giống chút nào không?

Ra đời năm 38
Khi cha ở Sơn Tây
Ngặt quê làng Giáp Bát
Muốn về khai sinh đây

Phải chờ thêm vài tháng
Dĩ nhiên giấy tờ sai
Tử vi chẳng thể chấm
Ngẫm lại, thế mà hay
xem tiếp