Archive | September 2020

Con Mèo Nhập Niết Bàn

Tác giả: Elizabeth Coatsworth
Dịch giả: Doãn Quốc Sỹ

con-meo

CON TÀI LỘC

Xa … xa lắm, mãi tận bên xứ Nhật Bản, xưa có một chàng họa sĩ nghèo. Hôm đó họa sĩ đương ngồi buồn thiu trong căn nhà nhỏ của chàng, chờ bữa ăn trưa. Người vú già đi chợ chưa về, chàng lim dim ngồi đó, thở dài nghĩ đến những thức ăn mà người vú có thể mua về. Chàng ngóng đợi từng phút từng giây bước chân hấp tấp của vú, tưởng tượng vẻ khúm núm khi vú kính cẩn trình lên chủ những thứ mua về đựng trong chiếc lẳng nhỏ, phải đảm đang lắm mới có thể với mấy xu tiền chợ mà mua về ngần bao nhiêu thứ. Họa sĩ quả đã nghe thấy tiếng chân trở về. Chàng nhỏm vội dậy. Chàng đói lắm rồi.
xem tiếp

Advertisement

Cái Xa Cách Chỉ Là Gang Tấc

SHENANDOAH MỘT SÁNG THU
Sơn dầu trên bố, 30” x 24”
Trương Vũ thực hiện tháng 10, 2011

Mùa Thu đâu đã lá phong vàng?
Đây, đã hơn tuần, nắng chói chang!
Sắp tới tháng Mười ôi quá nóng
Ngày nào cũng nắng… nắng hoang mang!

Biến đổi toàn cầu, đây trở ngược
Rừng vừa tàn lửa khói còn bay
Bao nhiêu tro bụi xanh thành phố
Cây vẫn xanh rờn tới ngọn cây!
xem tiếp

Nhà văn Nhà giáo Nhà báo Nhật Tiến – Hướng Đạo một ngày, Hướng Đạo một đời

Hồn Việt TV – Đinh Quang Anh Thái
Một trong những người bạn văn gắn bó với nhà văn Nhật Tiến thuở còn trẻ cho đến phút cuối là Nhà văn Ngô Thế Vinh. Vì hoàn cảnh Nhà văn Ngô Thế Vinh không có mặt tận đài để bày tỏ tâm tình và nỗi tiếc thương với người bạn văn – Nhật Tiến. Ông đã gửi chúng tôi một lá thư và nhờ đọc hầu quý khán thính giả.

Vinh danh Nhà văn Nhật Tiến

Để tưởng niệm Nhà văn Nhật Tiến (1936- 2020)
Music “Đường Chiều Lá Rụng” – Composed by Phạm Duy
Musical arrangement by Duy Cường – Performed by Ca sĩ Thu Vàng
Video by Thân Trọng Mẫn & Ca sĩ Thu Vàng, Nguyên Giác Phan Tấn Hải
With photos from Bùi Michael Trụ, Ngô Thế Vinh, PTH, Pixabay

West Point

* SONG THAO

Khám phá bên trong Học viện Quân sự Hoa Kỳ, nơi đào tạo những công dân Mỹ hoàn hảo nhất - Ảnh 8.
Khuôn viên Học viện Quân sự West Point – Nguồn: Internet

Chỉ cần nói “West Point”, ai cũng biết đó là chi rồi. West Point là cái tên… dân gian, nói ra ai cũng hiểu. Tên chính thức của ngôi trường này là United States Military Academy (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ). Nhưng nếu lười biếng, chỉ cần nói The Academy hay The Point thì cũng biết liền chính là hắn!

Được Tổng Thống Thomas Jefferson thành lập vào năm 1802, đây là học viện quân sự đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày nay mỗi năm trường thâu nhận khoảng 1300 sinh viên nhập học. Thời gian huấn luyện là 4 năm. Như vậy trong trường luôn luôn có 4 khóa tổng cộng khoảng trên 4 ngàn sinh viên. Chính ra con số này phải hơn nhưng vì mỗi khóa có khoảng 2% sinh viên bị loại mỗi năm, nên vào thì nhiều, ra thì ít, khoảng trên dưới một ngàn tân khoa mỗi khóa. Đây là một quân trường nhưng muốn vào học còn khó hơn vào những đại học danh tiếng. Tỷ lệ được chọn chỉ khoảng 9%, có nghĩa là trong 100 lá đơn xin học, chỉ có 9 thí sinh được nhận. Sở dĩ khó như vậy vì West Point chọn lựa sinh viên không chỉ dựa vào thành tích học tập ở trung học mà còn chú ý vào tổng thể con người ứng viên. Dĩ nhiên thể lực là một yếu tố đánh giá quan trọng. Không có sức khỏe tốt thì làm sao chịu được khi theo tiêu chí của trường là “trụng nước sôi 100 độ rồi trụng nước lạnh tiếp”! Thí sinh ứng tuyển phải qua kỳ thi đánh giá thể lực của trường (Candidate Fitness Assessment). Hồ sơ ứng tuyển còn phải kèm theo thư giới thiệu của một dân biểu, nghị sị hoặc Phó Tổng Thống hay Tổng Thống Hoa Kỳ.
xem tiếp

Thơ Hoàng Xuân Sơn

Antonín Slavíček - Autumn walk (1896) #painting #CzechArt #art #Czechia | Landscape artwork, Art, Landscape
Autumn walk (1896) by Antonín Slavíček

T Ĩ N H V Ậ T
[lẻ loi hồn cũ
cương cường điệu tân]*

chiếc xe đạp đạp một mình
trên lối cỏ

tôi đi bộ theo chiếc bóng
bên ngoài rìa cây
xem tiếp

Tự Do & Ðạo Lý: Hegel, Marx, Trần Ðức Thảo và Lịch Sử Việt Nam

Nguyễn Hữu Liêm

I. Từ Hegel

Lịch sử thế giới bắt đầu với một chủ đích tổng quát: hiện thực hóa nội dung Ðạo Lý – vốn chỉ tiềm ẩn trong Trời Ðất, một sự tiềm ẩn bao la trong bản năng vô minh mà toàn thể tiến trình lịch sử là nhắm đến sự giác ngộ của bản năng vô minh này.(1)

Ðó là một cách đọc Hegel. Triết học Hegel là một biến thể của thần luận học (theodicy), một hệ thống biện chứng trong lý tính logic mà tinh thần lịch sử là năng lực tự ý thức được chân thực hóa vào trong thế giới.  Qua quá trình này, nội dung của lịch sử, Ðạo Lý, muốn thể hiện chính mình và tìm lại chính mình trong khách thể tính.
xem tiếp