Archives

Mỹ Học Của Hư Vỡ

Nguyên Giác

B1 Buddha pexels-photo-
Đức Phật ngồi trong hư vỡ, vô thường. Hình: Pexels.com.

Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
xem tiếp

“Vệ Nữ soi gương” – Phần II: Từ Vệ Nữ đến Giáng Kiều (Bích Câu Kỳ Ngộ)

Trí Ngô


Danh họa Diego Velázquez
Nguồn: wikipedia.org

Vào thời điểm Diego Velázquez (viết tắt là DV trong bài này) khởi nghiệp ở vương quốc Tây Ban Nha, tận cùng phía bên kia trái đất, Trịnh Tùng ép vua Lê Kính Tông thắt cổ tự vận (1619), tiếp tục giai đoạn – được lịch sử gọi là – Trịnh Nguyễn phân tranh. Dĩ nhiên đây không phải lần đầu Trịnh Tùng ra tay giết vua. Trước đó, các nạn nhân chính như sau: vua Lê Anh Tông mặc dù đã trốn về Nghệ An vẫn bị Trịnh Tùng sai người đuổi theo bắt đem về giết (1573); thậm chí để dứt nhà Mạc, Trịnh Tùng xử tử Mạc Mậu Hợp (1592) ở Thăng Long, rồi đem xác xuống tận Thanh Hóa đóng cọc bêu đầu. Ở Việt Nam trong thời kỳ này, hội họa chưa phát triển, chính yếu chỉ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, tranh thờ, tranh tết, được các nghệ nhân dân gian, làng nghề thực hiện. Không hiểu người Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài vào thời ấy, khi nhìn thấy “Vệ nữ soi gương” họ nghĩ thế nào: “Người xứ Tây Dương sao mà bày vẽ ả lăng loàn thô tục?” hay “Phụ nữ ở đâu mà xinh ra phết, thắt đáy lưng ong … !” Nhưng xin phép bạn đọc cho phép tôi tạm gác thắc mắc này lại, để quay trở về “Vệ nữ soi gương”.
xem tiếp

Khi nghệ thuật bị kiểm duyệt

Phan Tấn Hải

p02-art-shahzia
Hàng trên, trái: họa sĩ, điêu khắc gia Sikander. Và các tác phẩm đầy chất thần thoại Hồi giáo có tính đấu tranh nữ quyền.

Nói chung, nghệ thuật muôn đời là bị kiểm duyệt. Đó là số phận bất khả tách rời của một tác phẩm. Thời xưa, tác giả có thể bị rơi đầu, thời nay thì bị tường lửa. Trước tiên, một bài thơ, một bức tranh, một pho tượng, một tiểu thuyết, một bộ phim… ban đầu là lựa chọn của tác giả, được chọn lọc để trình bày những gì tác giả tin là đẹp nhất có thể, và nêu lên được nhận thức của tác giả đối với cuộc đời. Người độc giả, người xem tranh, người xem phim sẽ có những phản ứng khác nhau. Và rồi, phía chính quyền, phía dư luận nhà trường, phía các giáo hội… sẽ dòm ngó xem có vi phạm cấm kỵ nào hay không để sẽ phải vùi dập, nếu cần.
xem tiếp

Xem và đọc THE DA VINCI CODE

Vũ Thất

Phim và truyện

Truyện mở đầu bằng một vụ sát nhân. Không gian là viện bảo tàng Louvre của thủ đô nước Pháp. Địa điểm là phòng trưng bày tranh của Leonardo Da Vinci. Sát thủ là một tên trông như ma trơi. Nạn nhân là vị giám đốc viện bảo tàng. Ông đã bị bắn một viên đạn vào bụng. Sát thủ định bồi thêm phát ân huệ nhưng rồi mỉm cười lặng lẽ bỏ đi. Hắn đã nhận được lời khai chỗ giấu viên chủ thạch đúng theo lệnh trên. Sớm hay muộn ông cũng chết. Tốt hơn là để ông chết từ từ, để ông hưởng cái thú đau thương như hắn hưởng mỗi ngày. Mỗi ngày hắn phải tự hành xác đến tóe máu để được lên thiên đường.
xem tiếp

Thiệp Xuân do Đinh Trường Giang thực hiện

Thiệp Xuân 2024 do Đinh Trường Giang thực hiện

Thân chúc tất cả các bạn cùng quý quyến
một Năm Mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và như ý.
Blog sẽ tạm ngưng post bài mới.
Thân mời các bạn trở lại vào dịp Lễ Tình Nhân (Valentine Day 14/2/2024)
để thưởng thức một truyện ngắn của nhà văn Võ Kỳ Điền.
Thân ái,
Blog TTNM

Khi Họa Sĩ Tìm Nét Vẽ Hòa Bình

Phan Tấn Hải

Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết.

Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ. Và cũng có ít nhất 2 họa sĩ Palestine cùng chia sẻ rủi ro “bình đẳng” này bằng cái chết: Theo Bộ Y tế ở Gaza, ít nhất hai họa sĩ nằm trong số hơn 28.700 người Palestine đã chết, kể từ khi Israel bắt đầu các cuộc tấn công trả đũa sau vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10/2023 của Hamas, khiến khoảng 1.400 người thiệt mạng. Bây giờ là qua hơn 100 ngày của cuộc chiến này, Hamas còn giữ khoảng 132 con tin, sau các đợt trao con tin.
xem tiếp

“Vệ Nữ soi gương” – Phần I: Hai lần bị đả thương vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Trí Ngô


Diego Velázquez – La Venus del Espejo
Hình 1 – Nguồn: https://es.wikipedia.org/

Khoảng cuối thập niên 1980, lần đầu tiên tôi may mắn được thực mục sở thị “Vệ Nữ soi gương / La Venus del Espejo” trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia / The National Gallery ở Luân Đôn, Vương quốc Anh. Đứng trước bức họa, chiều cao chừng 1,2 thước, chiều ngang chừng 1,7 thước – nên về mặt hình hài, người trong tranh trông chẳng khác gì người thật – cái ý tưởng chợt đến là hai câu Kiều của cụ Nguyễn Du:

Rõ ràng trong ngọc, trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Vâng chỉ có ngần ấy chữ nghĩa thôi, và đó cũng là ý tưởng độc nhất khi lần đầu tôi ngắm nàng vệ nữ gần như bằng xương bằng thịt. Rõ là “đàn gảy tai trâu“. Quả thật thế, trực giác thường thúc đẩy chúng ta nhận chân ra cái đẹp một cách chung chung trừu tượng, mà ít giúp chúng ta giải thích được tại sao, cụ thể đẹp ở điểm nào, bố cục, màu sắc, đường nét v.v… Ngoài ra kiến thức về hội họa của bản thân tôi chỉ chừng một nhúm, có biết gì về lý do, thời gian bức tranh ra đời, ai đẻ ra nó v.v… mà phê với chả bình. Mãi đến gần 30 năm sau, ghé Tây Ban Nha và được đưa đi thăm Bảo tàng Quốc gia Prado, lại tình cờ diện kiến “Các nàng thị nữ / Las Meninas” của danh họa Diego Velázquez (xin quý vị xem thêm cũng trên blog này, bài Ẩn dụ trong hội họa, qua bức tranh “Các nàng thị nữ / Las Meninas) tôi mới vỡ lẽ ra rằng, Diego Velázquez là cha đẻ của cả hai đứa con nói trên. Một đứa thì vẫn còn sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, thủ đô Madrid; đứa kia, chẳng hiểu tại sao, ai xui ai khiến mà phải lưu lạc sang tận Luân Đôn bên Anh?
xem tiếp

Hội Họa Phật Giáo Thái Lan

Phan Tấn Hải

_01-Kosit-portrait
Họa sĩ Chalermchai Kositpipat

Đối với nhiều người Thái Lan, Chalermchai Kositpipat là họa sĩ đương đại lớn nhất của nền mỹ thuật Phật Giáo Thái Lan. Những nét vẽ và kiến trúc của ông vừa mang chất thần thoại truyền thống, vừa đậm chất kỹ thuật tân kỳ của thế kỷ 20 và 21 – vừa dịu dàng, thơ mộng, như thật như mơ, nhưng là những bước đi đầy các khám phá mới trên vùng đất tiền nhân chưa khai thác hết, nổi tiếng với việc sử dụng hình ảnh Phật giáo, và các họa phẩm của Chalermchai đã nhiều lần triển lãm trên toàn thế giới.
xem tiếp