Tag Archive | Đỗ Hồng Ngọc

Đôi dòng cảm nhận về “Nhớ về những ngày tháng cũ” của Hai Trầu Lương Thư Trung

Đỗ Hồng Ngọc

Tôi vừa nhận được cuốn Nhớ về những ngày tháng cũ của anh Hai Trầu Lương Thư Trung gởi tặng. Lướt qua, giựt mình. Dày gần sáu trăm trang sách, biết bao nhiêu chuyện  đời, chuyện nhà, chuyện riêng, chuyện chung… với rất nhiều hình ảnh, đặc biệt những hình ảnh về nông thôn miền Tây Nam bộ xứ mình, gần như là một tự điển… bách khoa miệt vườn!

Nhưng với tôi, mấy dòng này của An Thu viết về cuốn sách của anh Hai Trầu là đã quá đủ:
“… thật là ngộp thở và sảng sốt… tui đã gặp cái gì đây? Một ông thần, thổ địa… đã đưa tôi về lại quê nhà xưa yêu dấu! … Có thể nhìn lại cả một trời quê nghèo mộc mạc của tui… thiệt là muốn khóc…!”.
xem tiếp

Advertisement

Tự-tại Vô-ngại

Đỗ Hồng Ngọc

tặng Nguyên Giác Phan Tấn Hải


Thiện Tài Đồng Tử được Di Lặc cho thấy lâu các Tỳ-lô-giá-na (Kinh Avatamsaka = Gandavyuha). Tranh Nepal, thế kỷ 11-12.

Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ… Một thế giới hoa tạng, rực rỡ xinh đẹp sẽ được thành tựu tùy tâm mình. Cho nên người có khả năng làm chủ chính bản thân mình, người biết sống Tự-tại Vô-ngại là người làm chủ được cả… thế giới (Thế chủ diệu nghiêm) chớ không phải thần thánh từ phương nào!

Học Hoa Nghiêm là để thấy được Lý vô ngại, Sự vô ngại, và nhờ đó mà đạt đến “Sự Sự Vô Ngại” vậy.

Vô ngại là không bị trở ngại, không bị ngăn che, không bị chia cắt, không còn phân biệt, là được thông suốt, thông dung… vì đã thấy được cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, trong mạng lưới trùng trùng duyên khởi, duyên sinh, thấy được “hữu-hóa” (Hoa Nghiêm) đều đến từ trong tánh Không (Bát Nhã), vì không có Tự tánh riêng biệt.
xem tiếp

Đọc IM LẶNG, như lời chia tay của Cao Huy Thuần

Đỗ Hồng Ngọc

"Im lặng như lời chia tay" - sách mới của GS.Cao Huy Thuần - Ảnh: HĐ
“Im lặng như lời chia tay”sách mới của GS. Cao Huy Thuần – Ảnh: HĐ

Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…

Bồng đứa bé mới sanh đỏ hỏn trên tay mà không thấy “thiêng liêng” sao? Đứa bé bỗng nhoẻn miệng cười không vì đâu cả mà không thấy “thiêng liêng” sao?… Người bạn, kêu sáng Mùng Một Tết chợt thấy “thiêng liêng”? Lạ quá. Thiêng liêng đến từ đâu? Thì đến từ thiêng liêng chớ từ đâu nữa! Từ cái nhoẻn miệng cười của đất trời, từ cái đất nước gió lửa run rẩy trong ta vì già nua giữa ngày Mồng Một Tết chớ đâu nữa!
xem tiếp

Đọc thơ Khánh Minh, tháng năm là mộng đang đi

Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê)

Thang nam la mong dang di

Khánh Minh tâm sự: “Với riêng tôi, Lục Bát thân thuộc như hơi thở. Cha mẹ tôi kể thường ru tôi ngủ bằng những câu thơ lục bát. Như thế thì chưa biết nói đã được nhạc Lục Bát ấp ủ trong từng hơi thở đầu đời. Cứ thế mà bén rễ, ăn sâu vào cảm thức, cho đến khi bật ra thành câu thuở chập chững làm thơ…

Và tôi đã cảm nhận rằng Lục Bát, dù mang nét chân phương như ca dao, vè, hay đầm đẫm nét sang cả của một Sáu Tám thâm viễn u u, thì ở mỗi tính cách, Lục Bát vẫn có sức quyến rũ riêng.
xem tiếp

Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu…

QUÀ TẾT???
Không gì bằng tặng bạn một cuốn sách.

Trân trọng giới thiệu:
ÁO XƯA DÙ NHÀU…
tuyển tập 18 chân dung của Đỗ Hồng Ngọc

Sách dày 322 trang
Nhà xuất bản Đà Nẵng 2022
đã có bán tại các nhà sách
hoặc tại PhanBook theo link dẫn sau đây:
Áo Xưa Dù Nhàu…

xem tiếp

Khi qua phà Mỹ Thuận

Nhân khi bạn Thái Lý chụp những tấm hình chụp mùa nước nổi năm nay tại Việt Nam, gợi cho nhà thơ Đỗ Nghê nhớ lại bài thơ nhỏ đã sáng tác cách đây 60 năm. Nguyệt Mai xin phép được chia sẻ ở trang này.

phamythuan
Bến phà Mỹ Thuận trước năm 1975.
Nguồn: http://www.tongphuochiep.com/

Mùa nước nổi – Ảnh: Thái Lý (tháng 10/2022)

Thuyền giữa sông rồi ta mới hay
Còn mơ nơi ấy tóc thề bay
Những cô con gái bờ sông Cửu
Nuớc ngọt phù sa ướp tháng ngày…

Đỗ Nghê
(1962)

Người Thứ Hai

Trong một lần trò chuyện trên dutule.com với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (kỳ thứ 23), ông tiết lộ: “Tôi không có khả năng “hư cấu” nên không viết được truyện dài truyện ngắn tiểu thuyết như các bạn mình…” Nhưng gần đây, ông chợt nhớ có một truyện ngắn của ông đã đi trên tạp chí Mai xuất bản tại Saigon năm 1965. Và đây cũng là truyện ngắn duy nhất của ông.

Nguyệt Mai chân thành cám ơn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã cho phép trang blog Trần Thị Nguyệt Mai được post chia sẻ với bạn bè và cám ơn bạn Đèn Biển đã giúp đánh máy trong thời gian sớm nhất.

———

Truyện ngắn của Đỗ Nghê

Mẹ và con tranh Bé Ký

Mẹ và con
tranh Bé Ký

Tôi yêu Mai. Điều đó chỉ mình tôi với một người thứ hai biết, dĩ nhiên không kể Mai. Tình yêu đó điên cuồng đến nỗi bây giờ mỗi lần nhớ tới là tôi còn sượng chín cả người, tôi phải nhắm mắt một lúc để khỏi nhìn thấy mặt mình phản chiếu qua lớp không khí chung quanh. Khốn nỗi mỗi lần nhắm mắt một lúc như thế, tôi lại nhắm khá lâu, vì lúc đó hình ảnh Mai hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Khi biết chắc là mình không có hy vọng gì, tôi đổ lỗi cho sự vụng về của tôi, cho những mặc cảm từ lâu đời xếp lớp trong tôi và cho tính tự ái ngụy trang thành tự trọng của tôi. Tôi tự dằn vặt mình ngày này qua ngày khác khiến vài bạn thân đã phải nhắc: Làm sao nên nỗi? Không khéo thuốc men có thể không qua khỏi mùa thu này. Người bạn dễ tin, nghe tôi kể chuyện liêu trai của một đêm nào đó, trong bóng mờ nàng hiện ra diễm ảo lạ thường…
xem tiếp

“3 điều 4 chuyện” để… Học Phật

Đỗ Hồng Ngọc

Chiếc lá lượm từ bóng chiều
vẽ thêm mấy nét người ngồi niệm
đinhcường

Trong vài buổi trò chuyện với bè bạn quanh cuốn BUÔNG của mình, có bạn cho rằng hình như hơi cao quá, có cách nào đơn giản giúp dễ nhớ hơn không?

Trước hết, theo kinh nghiệm riêng, tôi nghĩ cần nhớ “3 điều 4 chuyện” như sau:.

3 ĐIỀU là: 

Phải hiểu “thuật ngữ” Phật học. Không hiểu thuật ngữ thì sẽ bối rối, hiểu lầm, dễ dẫn tới dị đoan mê tín nữa. Thí dụ: “Tam-ma-địa” mới nghe tưởng là vùng đất của ba con ma! Thực ra Tam-ma-địa do phiên âm chữ Samadhi, nghĩa là Chánh định, một thứ định sâu. Chữ Niết-bàn chẳng hạn không phải là cái nơi thiên đàng, cực lạc, mà là chữ phiên âm của Nirvana, “tắt lửa”, nghĩa là không còn tham lam, sân hận, si mê (Dứt Tham Sân Si). Đã hoàn toàn giải thoát phiền não khổ đau. Ngay cả chữ “chúng sanh” cũng vậy. Cho nên Phật bảo “chúng sanh không phải là chúng sanh, chỉ tạm gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh – kinh Kim Cang)…
xem tiếp

Khi Xa Đà Lạt


Để nhớ Đà Lạt
Oil on canvas, 24”x30”
tranh Đinh Cường

Rồi cũng xa thôi những hẹn hò
những đồi run rẩy dưới mưa tơ
những thung lũng nắng mềm hơn tóc
những suối tương tư chảy hững hờ

Rồi cũng xa thôi những bướm vàng
những loài hoa dại ngát dung nhan
những con đường nhỏ quanh co lạnh
những khóm thông vi vút gió ngàn
xem tiếp

Về Ghé Qua Phan Thiết

Đỗ Hồng Ngọc
Thư gởi bạn xa xôi ngày 20.8.2022


Đập Đá Dưng, Lagi mùa nước lũ.

Mình về Lagi, thăm quê Ngoại dưới chân núi Tà Cú. Xưa, vùng này gọi là Phong Điền, Hiệp Nghĩa, cách Phan Thiết chừng 30 cây số. Cậu Năm Nghê Nhã Ý nói hồi nhỏ từ nhà, đi ngựa ra Cây Số 30, rồi bắt xe than đi Phan Thiết học. Mấy “công tử” thời đó là vậy. Nhà ngoại thì mênh mông ruộng vườn cây trái, dừa, chuối, cau, trầu, tiêu… Bây giờ không còn chút gì, trừ Thanh long của con cháu. Nhờ Thanh Long mà vùng quê nghèo nay đã khấm khá, có điều nó trông đơn điệu làm sao! Cả làng, cả xã, toàn thanh long là thanh long! Ban đêm, đèn điện sáng rực để lường gạt thanh long tưởng mặt trời mọc, vội vã ra hoa kết trái. Lâu lâu nghe bị ép giá, không “xuất khẩu” được, đem đổ. Từ ngày có thanh long “công nghiệp” thì mấy giếng xưa cũng dẹp, vì cả làng giờ đóng cọc để lấy nước ngầm tưới nên không còn giếng nước ngọt nào trong lành để uống. Nhớ hồi đó nhà Ngoại có cái giếng cả xóm đến gánh nước về uống. Mình thì chuyên múc nước giếng bằng gàu mo cau, ào ào xối tắm thiệt đã.
xem tiếp