Archive | May 2012

Cho nhau riêng nhau một đời

Tác giả: Du Tử Lê

Nói đến nhạc tình Phạm Duy là nói đến một nhan sắc. Tôi muốn ví nhạc tình của anh như một nhan sắc thần kỳ của một người tình chung kiếp không chân dung. Thứ nhan sắc thoát toả tự nó, một ma lực, một cuốn trôi không thể cưỡng chống. Thứ nhan sắc nồng nàn bão tố, đắm ngất ngậm ngùi. Thứ nhan sắc trời cho. Chỉ một, không hai. Thứ nhan sắc có đủ quyền uy khiến chúng ta sung sướng hân hoan tự nguyện làm kẻ tội đồ chung thân, tàn đời, xế kiếp. Ôi, còn nô lệ nào hạnh phúc hơn nô lệ cho một nhan sắc không chân dung, và một tình yêu không phút lạnh.
đọc tiếp

Phải đi mình con II

Tác giả: Linh Hương

Sabine quý thương,

Trước hết con xin cám ơn soeur, con đã nhận bức thư nhỏ của ma soeur. Nhỏ nhưng mà thắm đượm biết bao nhiêu. Như trong tăm tối vừa nồng đắng, vừa lẻ lạnh, có ánh lửa đưa người tới và nâng con dậy bằng hai cánh tay vững chắc, dịu dàng. Sabine ơi, có một điều hay con phải thú nhận với ma soeur – như đã từng đem chuyện buồn phiền khóc lóc với ma soeur – điều quan thiết vô cùng, là bây giờ và mãi mãi ánh lửa đã khơi cao và tràn ngập trong con. Con phải cảm ơn ma soeur vô cùng. Như ma soeur đã viết, quả có nhiều hướng đời, nếu vì một hướng không như ý mà hủy bỏ mọi hướng khác, hóa ra mình hẹp hòi và tự hủy hoại lấy mình. Con đã vì bóng tối hướng Bắc mà không tìm đến ánh sáng hướng Nam. Không ai chấp nhận một khuôn mặt bi lụy, ủ dột của tuổi trẻ. đọc tiếp

Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên

Tiểu sử:
Tên thật: Nguyễn Hoàng Hải
Sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, Biên Hòa.
Mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California, Hoa Kỳ vào lúc 14 giờ 30, Nguyễn Tất Nhiên lái xe vào thành phố Garden Grove đến chùa Việt Nam tại Nam California, tự tử bằng thuốc ngủ. Trong giây phút tuyệt cùng, phát hiện trong túi áo dạ phục Nguyễn Tất Nhiên còn để lại một bài thơ tình ký tên trang trọng.
đọc tiếp

Những bài nhạc được phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên

Những bài nhạc được các nhạc sĩ phổ từ thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên.
Từ bài số 1 đến bài số 7 là do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.


1) Thà như giọt mưa với tiếng hát Elvis Phương

2) Em hiền như ma soeur với tiếng hát Duy Quang

3) Cô Bắc kỳ nho nhỏ với tiếng hát Duy Quang

4) Hãy yêu chàng với tiếng hát Elvis Phương, Duy Quang & Tuấn Ngọc
đọc tiếp

Nhạc sĩ Phạm Duy nói về việc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên

Nguyễn Tất Nhiên
tranh chân dung của họa sĩ Đinh Cường

Saigon 1972. Ðây là lúc những khổ đau của Tết Mậu Thân chưa kịp phai mờ trong đời sống của mọi người thì xẩy ra những nhức nhối của mùa hè đỏ lửa… Tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca… Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ…
đọc tiếp

Phải đi mình con I

Tác giả: Linh Hương

Soeur Sabine,

Con đã biết soeur trở về trường khá lâu rồi cơ, nhưng mãi đến bây giờ mới có cớ để viết thư cho soeur. Con vẫn nghĩ đến soeur, những lúc nào chữ nghĩa không còn tràn ngập trong óc đấy chứ, với thật nhiều, thật nhiều xao xuyến để mà nghĩ đến. Nhiều đến độ nôn nao. Nhưng tại sao con không trở về trường để tìm soeur. Soeur sẽ hỏi thế chứ gì. Đôi mắt trong trẻo ấy, bờ môi tươi ấy, ôi, một cái gì vẫn linh động trong con. Không thể giải thích nổi, như con đang không giải thích nổi tại sao với một người không gần gũi lắm ở xa về, một nơi không quen biết, có thể vội vã đến thăm. Còn đối với Sabine quý thương của tháng ngày xanh áo học trò, đối với ngôi trường dấu yêu kỷ niệm đầy như lá, lóng lánh xa thẳm như sao và mong manh như mây ở trên trời, con lại ngại ngùng không đến.
đọc tiếp

Nhạc nhân ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong

Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong (Memorial Day), Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe những bài hát sau đây:

1) Chiến sĩ vô danh với Elvis Phương, Duy Quang và Tuấn Ngọc

2) Cám ơn anh – Hợp ca

3) Anh không chết đâu anh với giọng ca Nhật Trường

4) Cho Một Người Nằm Xuống với tiếng hát Khánh Ly

5) Người ở lại Charlie với tiếng hát Hoàng Oanh

6) Huyền sử ca một người mang tên Quốc với tiếng hát Mạnh Đình

Nếp Nhà Xưa

Truyện ngắn của Tỉ Tỉ

Căn nhà chúng tôi hiện ở bây giờ là của ông bà nội tôi để lại. Tôi còn nhớ thuở tôi còn bé, tôi vẫn thường nghịch ngợm trèo lên mấy cái cột gỗ lim bóng loáng này để rồi lại tuột xuống như người ta leo cột mỡ.
Nói đến cái hồi tôi còn bé, chắc các bạn tưởng tôi lớn lắm ? Đối với số tuổi 14 của tôi các bạn có thấy lớn không ? Thôi thì tôi thấy tôi lớn lắm. So với đám em bẩy đứa của tôi mà đứa bé nhất mới biết nói có hai tiếng : ba, má, thì tôi là đầu đàn. Bọn em tôi sợ tôi lắm, tôi nói gì, chúng nghe răm rắp. Không phải chúng sợ cặp môi mím lại của tôi đâu (mắt và môi tôi không dữ bằng mẹ tôi, nhưng chúng vẫn sợ tôi hơn). Chúng chỉ sợ bàn tay gầy bé, nhưng gân guốc của tôi khi nắm lại, có thể tống vào mạng mỡ, hoặc bàn chân đen đủi, đầy bụi đất đá vào đít chúng đau điếng. Vậy thôi.
đọc tiếp

This entry was posted on May 26, 2012, in Văn and tagged .

Số kiếp của một đồng tiền

Tiền mua được nhiều thứ, tiền quan trọng nhưng không phải là tất cả” – Cái này thì ai cũng biết. Truyện ngắn này kể về cuộc đời một tờ bạc. Đọc nó bạn sẽ thấy trên đời này có rất nhiều những tờ bạc như thế. Và hình như câu truyện không chỉ dụng ý bấy nhiêu…

đọc tiếp

This entry was posted on May 26, 2012, in Tản mạn.