Archives

Dưới những gốc nho biển (Phân đoạn 10-12)

Trịnh Y Thư

clip_image002
Thành phố – Tranh Nguyễn Đình Thuần

10.

Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra, cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
xem tiếp

Advertisement

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 16

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 16

Vịnh Gành Rái
Chủ Nhật 6/8/1967 16:00G

Từ đài chỉ huy xuống boong chính, chúng tôi đứng vào khoảng trống giữa hai trụ sắt nơi chiều hôm kia đặt chiếc thang bắc lên cầu tàu. Chiếc thang đang được gắn lên vách và hai sợi dây an toàn đã được chăng ngang hai trụ. Chiều nay, dây an toàn được tháo ra, chiếc thang được hạ xuống, và từ đó tôi rời tàu.
Tôi liếc nhìn Võ Bằng. Anh chàng nhởn nhơ nói:
– “Bây giờ mời cô nhìn vào bờ. Đó là Bãi Sau. Hãy ghi nhớ vì sớm muộn cô sẽ có dịp đến.”
Bọt sóng ôm dọc bờ biển dài hàng chục cây số. Một dãy nhà toàn màu trắng gần mé biển lẫn vào bãi cát ngà rộng chen lẫn từng đám rong rêu. Sâu hơn là rừng cây. Xa hơn là các ngọn núi cuối dãy Trường Sơn phơi mình trong nắng chiều.
– “Bãi Sau hoang sơ quá. Còn Bãi Trước là bãi nào?”
– “Đừng nóng! Qua mấy chục chiếc ghe đánh cá rồi sẽ tới!”
Không có ghe nào ngoài khơi, tất cả neo rải rác dọc theo phần biển giữa chiến hạm và bờ. Có lẽ vùng này nhiều cá chăng? Tôi chợt nghĩ nếu chiến hạm mua cá của họ, chắc giá phải rẻ hơn nhiều. Tôi hỏi:
– “Đại úy, có khi nào chiến hạm mua cá ở các ghe đánh cá?”
– “Ít khi, dù ghe đánh cá rất mừng. Họ không lấy tiền. Họ đổi lấy dầu bởi vì họ biết chúng tôi rất hào sảng. Thì ‘dân vận’ vậy mà!”
– “Sao không ‘dân vận’ nhiều nhiều, ăn cho đã miệng!”
– “Có hai lý do tôi chắc cô thừa biết. Một là cái gì ăn hoài thì cũng ngán. Hai là nhà bếp phản đối vì làm cá cực nhọc.”
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 15

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 15

Hải phận Phước Tuy
Chủ nhật 6/8/1967 14:00G

Sau cơm trưa, tôi leo lên đến đài chỉ huy thì Võ Bằng nhận phiên hải hành đã 2 tiếng. Anh chàng đang đứng tựa thành đài hữu hạm. Thiếu úy Ấn đứng bên cánh tả. Võ Bằng chỉ quay ngang nhìn tôi khi Thiếu úy Ấn lên tiếng:
– “Chào cô Phượng.”
– “Chào Thiếu úy.”
Tôi chưa kịp vịn vào trụ la bàn, nơi tên Mỹ thường đứng thì Võ Bằng nói như ra lệnh:
– “Cô Phượng qua đây thoáng gió, đỡ nóng hơn.”

Tôi ghét giọng nói đó nhưng ở vào thế không ‘tuân lệnh’ không tiện, nên tà tà bước qua đứng cạnh anh chàng. Rừng ghe đánh cá đã biến mất, trả lại mặt biển thẫm xanh lấp lánh tiếp giáp bờ cát vàng trải dài có đến hàng cây số. Cát gợn sóng chạy sâu tận rừng cây dương in trên nền xanh da trời.
– “Bữa cơm ngon miệng chứ?” Võ Bằng hỏi qua vai.
Câu hỏi gợi tôi nhớ Sĩ quan An ninh Thiếu úy Tiến. Cảm giác lo ngại đeo đẳng tôi suốt phần còn lại của bữa cơm và tới lúc này. Tôi cố mỉm môi cười gượng:
– “Nhà bếp đãi tôi các món ăn miền Nam tôi rất thích.”
– “Không lạ. Các tay nhà bếp đều là dân miền Tây.”
– “Tôi còn biết thêm 15 chuyên nghiệp của Hải Quân.”
Tôi ước gì có thể nói thêm ‘nghề nào nghe cũng hay trừ nghề an ninh’.
– “Tôi biết đó là bữa cơm chót của cô nhưng nhằm phiên trực thì đành vậy! Nếu cô đồng ý. Tôi sẽ đền bù ở một nhà hàng nào đó do cô chọn.”
– “Tôi mới là người mang nợ chiến hạm chớ Đại úy có nợ nần gì. Người mời phải là tôi nhưng…” Tôi đánh trống lảng. “Mình đang ở đâu vậy, Đại úy?”
– “Chúng ta vừa vào hải phận Phước Tuy. Về Sài Gòn cô ghé thăm ông anh họ chứ?”
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 14

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 14

Hải phận Bình Tuy
Chủ nhật 6/8/1967 12:00G

Đúng 11g30, chúng tôi rời đài chỉ huy chuẩn bị dự cơm trưa. Hạm Trưởng vào phòng riêng của ông, tôi và tên Mỹ xuống thêm một bậc thang để về phòng của mình. Bước vào phòng ăn thì gặp Võ Bằng và Thiếu úy Văn đang ăn sớm để nhận phiên. Tôi chưa kịp chào xã giao thì Võ Bằng đã lên tiếng:
– Tìm khắp tàu, tưởng cô bị rớt xuống biển rồi!
Giọng Võ Bằng điểm chút hờn giận. Tôi cười đùa:
– “Chắc Đại úy mong tôi rớt lắm?”
Võ Bằng trừng mắt rồi cúi xuống tiếp tục ăn. Tôi tiếp tục trêu chọc:
– “Im lặng đồng nghĩa với… cho chết luôn!”
– “Phải! Cho cô chết luôn!” Võ Bằng quắc mắt.
Nghe giọng nói lạnh lùng, tôi lặng người. Không lẽ chỉ vì giận mà Võ Bằng tàn nhẫn đến thế. Vẫn giọng lạnh lùng, anh chàng tiếp:
– “Bởi vì tôi sẽ nhảy xuống… chết theo cô!”
Thiếu úy Văn cười tán thưởng. Tôi cũng cười mà lòng xao xuyến. Dù biết anh chàng hay nói xa gần nhưng vẫn xúc động. Tôi đang còn nghĩ xem phải đáp trả thế nào thì tên Mỹ bước vào. Hắn chào Võ Bằng:
– “Chào buổi sáng X O. Anh mạnh khỏe?”
Võ Bằng quay nhìn, tươi cười.
– “Khỏe. Cám ơn Rick. Anh thì sao?”
– “Không có gì than phiền.”
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 13

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 13

Hải phận Bình Thuận
Chủ nhật 6/8/1967 08:00G

Tiếng còi ‘tích te” xoáy vào giấc ngủ mê mệt làm tôi giật bắn người, thùm thụp tim đập. Tôi vẫn chưa quen tiếng còi rền rĩ này. Ngày và đêm, cứ 4 tiếng ré lên một lần, mỗi lần chín cặp ‘tích te”. Đầu tôi nhức như búa bổ. Tôi đưa hai tay xoa hai bên thái dương và chầm chậm mở mắt.  Những thanh sắt ngang dọc trên trần tàu quay cuồng. Tôi vội nhắm kín. Cảm giác lo sợ len lỏi theo từng sợi thần kinh. Cùng lúc, cũng chợt nhận ra cả người ê ẩm đến rã rời. Ý nghĩ thật xấu xa đến từ tên Mỹ. Dám bị hắn chụp thuốc mê và làm hỗn lắm. Tôi lắng nghe biến chuyển trong cơ thể. Không. Chỉ là mỏi mệt do dậy sớm thức khuya và nhịp đong đưa của con tàu. Đêm trước, đêm đầu tiên xuống tàu, tôi ngủ quá ít lại còn bị ác mộng. Đêm qua thì mải mê chuyện các vì sao đến 5 giờ sáng. Tính ra tôi mới ngủ chưa đầy ba tiếng. Tôi không tha thiết ăn sáng, nhưng cần chứng tỏ ước mong của chuyến đi.
Tôi xoay nghiêng, bỏ chân ngoài giường, chống tay nâng tấm thân rã rời ngồi thẳng dậy. Ngồi hít thở một lúc, thấy khỏe hơn, tôi xỏ chân vào đôi bata rồi vào phòng tắm.
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 12

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 12

Hải phận Bình Thuận
Chủ nhật 6/8/1967 02:00G

Chương trình văn nghệ lai rai chấm dứt vào 11 giờ khuya. Đã lâu mới được ca hát thoải mái nên lòng còn tiếc nuối. Tôi theo Võ Bằng xuống khu sĩ quan. Khi đứng trước cửa buồng ngủ ‘của tôi’, anh chàng nói nếu tôi thích lên đài chỉ huy ngắm cảnh về khuya thì khi nghe còi báo đổi phiên hải hành ra phòng ăn. Lời mời hấp dẫn xem chừng lấn lướt cơn mệt mỏi. Tuy vậy tôi trả lời lửng lơ “để xem”.
Tôi nhanh chóng tắm gội, mặc lại bộ đồ cũ và ngả lên giường. Chưa kịp nghĩ gì thì đã chìm vào giấc ngủ mê man.
Rồi tiếng còi báo đổi phiên dội vào tai đủ để gợi tôi nhớ Võ Bằng đang đợi ở phòng ăn. Tôi tự hỏi ngủ tiếp hay theo Võ Bằng lên đài chỉ huy? Ngủ tiếp thì dễ dàng và mặc sức ngủ khi về nhà trong khi đêm nay là đêm chót của chuyến đi nghìn năm một thuở trên tàu này. Ngày mai, vào lúc nào đó tôi sẽ xa rời vĩnh viễn. Vào lúc đó, theo dự trù, nhiều người tôi bắt đầu cảm mến sẽ tan xác cùng con tàu. Tôi muốn dành hết thì giờ còn lại để nhìn thật kỹ sự việc, để đánh giá thật đúng công tác tôi đang thực hiện…
xem tiếp

Dưới những gốc nho biển

Truyện của Trịnh Y Thư


tranh Nguyên Khai

1.

Hôm cô tự kết liễu đời mình, cô mặc chiếc áo lụa trắng ra chợ huyện như một thói quen. Ra chợ nhưng cô không mua thức ăn như mọi lần về nấu cho cô và gã bác sĩ bộ đội ăn tối. Đầu óc cô hoàn toàn trống rỗng như tờ giấy trắng tinh, hai chân cô như bị vô thức sai khiến, mắt cô nhìn nhưng chẳng hình ảnh nào đập vào trí óc, và các thứ âm thanh hỗn độn của một buổi họp chợ sáng nghe như những nhiễu âm không qua máy lọc.

Cái chợ huyện thời trước chiến tranh là bãi đất trống, mùa nóng bụi đỏ mịt mù, mùa mưa bùn ngập quá mắt cá chân. Thời cải cách ruộng đất nó trở thành nơi đấu tố địa chủ. Thời chiến tranh là chỗ cán bộ tụ họp dân các làng xung quanh đến nghe thông tư, nghị quyết của nhà nước. Sau chiến tranh, dần dà mọc lên vài túp lều bạt rồi hàng quán không biết từ đâu tự động bò đến bày bát đũa, nồi niêu, thúng mủng la liệt, biến bãi đất thành một cái chợ vô tổ chức và vô cùng nhếch nhác. Bây giờ nó là cái chợ lớn nhất huyện nhưng sự vô tổ chức thì vẫn như cũ.
xem tiếp

Mê Ca

Lưu Na

Trường ca MẸ VIỆT NAM [Phạm Duy] - Ban Hợp xướng Ngàn Khơi - YouTube
Minh họa from Internet

Vào trung học được vài năm, khi đã thôi đọc Tuổi Hoa Xanh, tôi bắt đầu có thần tượng. Thần tượng đầu tiên của tôi là cô Mỹ hàng xóm. Cô là sinh viên Văn Khoa, thường mặc áo dài tím đi Velo Solex mỗi khi đến trường. Xe bắt đầu chạy thì vạt áo tím kẹp yên sau phồng lên như tấm lụa trương gió, và những khi cô về đến cửa dựng xe xong đều “thưa Mợ con mới về” với bà cụ Xếp vấn khăn nhung đen áo bà ba trắng ngồi trước cửa chờ con.
xem tiếp

This entry was posted on February 7, 2023, in Văn and tagged .

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 11

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 11

Hải phận Ninh Thuận
Thứ bảy 5/8/1967 21:00G

Khi Trung úy Thân trở lại báo cáo hai máy đã hoạt động bình thường, Hạm Trưởng đứng lên, ra dấu Bằng theo ông. Bằng nói nhỏ với tôi: ‘gặp lại sau’. Tôi nói thầm: ‘còn trốn nơi nào khác mà chẳng gặp lại’. Lý trí thì cười nhạo nhưng tình cảm thì lại hụt hẫng. Tôi ghét bộ mặt nhởn nhơ của Võ Bằng nhưng vắng nó tôi lại thấy bồn chồn, lo lắng. Tôi không hiểu nổi chính mình. Tiếng của ai đó vang lên:
– “Làm một ván Belote chăng, các quan ta?”
– “Nên lắm!” Nhiều tiếng đáp.
Thiếu úy Nguyễn Ấn mở hộc tủ lấy bộ bài đặt lên bàn với một tập giấy trắng và cây viết. Cuộc chơi gồm bốn người chia làm hai phe ngồi chéo nhau ở cuối bàn ăn. Thỉnh thoảng khi lá bài đánh xuống, một phe thì cười hét ầm lên, còn phe kia thì mặt mày nhăn nhó! Tôi tò mò hỏi cách chơi. Theo lời Trung úy Bạch, Belote là môn bài cốt để đấu trí chớ không sát phạt. Người chơi phải vận dụng bộ óc không những phải nhớ các lá bài của mình đánh ra lật sấp mà còn phải đoán bạn và địch đang cầm những lá bài nào. Lại có nhiều cách đánh. Như Atout, Sans atout, Tout atout. Với mỗi cách đánh, mỗi con bài được định điểm giá trị khác nhau. Nghe xong tôi hết muốn học.
xem tiếp

Ông Già Trên Bãi Rác Bót Số 10

Trần Bang Thạch

Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng – Nguồn: Internet

Qua khỏi thị trấn Cái Răng, chỗ gần đường Lộ Tẽ Hàng Gòn thì bánh xe sau của chiếc Honda ôm bắt đầu xẹp. Bánh trước cũng lần lần xẹp theo. Chú tài xế tên Chi càu nhàu:
– Biết mà vẫn không tránh khỏi!
Gió ngược. Ngồi phía sau xe, ông Năm cố nói lớn tiếng:
– Chú biết cái gì vậy?
– Thì cái vụ rải đinh xuống mặt đường.
– Thường xảy ra lắm sao?
– Không thường thì bọn nó lấy gì ăn.
– Ăn đinh?
xem tiếp