Archive | August 2014

Phương nào

Người về ngẩn ngơ sơn dầu trên giấy bìa 10x14 in đinhcường 31-8-2014

Người về ngẩn ngơ
sơn dầu trên giấy bìa 10×14 in
đinhcường 31-8-2014

 

gởi Đỗ Hồng Ngọc

Vậy đó. ngàn năm trước ngàn năm sau
chỉ nghe Không Lộ hú dài tiếng thơ
hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

đọc tiếp

Advertisement

đinh cường đứng ngẩn ngơ…

Bìa tập tranh/thơ TÔI VỀ ĐỨNG NGẨN NGƠ do Quán Văn xuất bản

Bìa tập tranh/thơ TÔI VỀ ĐỨNG NGẨN NGƠ do Quán Văn xuất bản

 

tặng đinh cường

“có người hỏi rằng thơ tại sao mà làm ra, ta giả
nhời rằng người ta sinh ra mà tĩnh là cái tính
giời cho, cảm ở vật ngoài mới động, thời ấy mới
là sự muốn của tính. đã có muốn thì phải có nghĩ,
đã có nghĩ thời phải có nói, đã có nói thời những
cái ý nhị không thể nói hết ra được mà hình hiện
ở trong lúc ngậm ngùi ngợi than… như không
thôi đi được. ấy tại thế mà có thơ” (kinh thi)
đọc tiếp

Xe Lửa Ở Quê Tôi

Bài viết của Huyền Chiêu

 

Đề-pô ga xe lửa Ninh Hòa Nguồn: Internet

Đề-pô ga xe lửa Ninh Hòa
Nguồn: Internet

 

Ngày xưa ông bà mình đi Nha Trang bằng xe gì hả mẹ?

-“ Đi bộ. Ông ngoại con đi ra Bình Định học cũng đi bộ. Khi qua đèo Cả, sợ cọp, phải chờ những người buôn trâu dẫn trâu qua đèo, ông đi theo. Đến thời của mẹ, muốn đi Nha Trang mẹ được đi xe ngựa. Phải mất một ngày mới đến được Nha Trang”
Như vậy, tôi đã hưởng được một nền vận tải văn minh khi tôi được đi Nha Trang bằng xe lửa.
Khác với bến xe ngựa hôi hám, bến xe đò chật hẹp, ồn ào, ga xe lửa là nơi sang trọng có cảnh quan đẹp nhất ở quê tôi.
đọc tiếp

Dịch thơ Lữ Quỳnh

Đồng cỏ Photo by PCH – June 10, 2014

Đồng cỏ
Photo by PCH – June 10, 2014

Chiều trên đồi Evergreen

Chiều trên đồi Evergreen
chưa mùa đông sao ngày tắt sớm
thảm đèn màu nhấp nháy dưới lũng sâu
gió như dao cau cắt đêm từng mảnh
mảnh đêm nào trên đồi chiều nay
có tiếng sóng từ bình minh xa ngái
lênh đênh một cánh buồm
chở sớm mai.
đọc tiếp

Em Vầng Trăng Sáng Trưng

 thỏ trắng - màu nước aquarelle - Như Thơ

thỏ trắng – màu nước aquarelle – Như Thơ

Mây lưng chừng trước mặt. Em trước mặt lưng chừng. Chỉ một giây chớp mắt: tất cả đều trống không!

Đi dạo quanh cánh đồng, thấy hoa sen mới nở. Em là người tôi nhớ. Hoa nở vì em đây…

Em có chăng trong mây? Mây lưng chừng trước mặt. Mây vừa tan đâu mất. Em cũng tan hay sao?
đọc tiếp

Và ghi chú thêm cuối ngày

Nguyễn Xuân Hoàng thời ĐàLạt 1960 par đinhcường

Nguyễn Xuân Hoàng thời ĐàLạt 1960
par đinhcường

 

Bảy giờ chiều. đang tưới cây. Dũng phone.
San Jose là bốn giờ chiều. Dũng đang ghé thăm
bác Hoàng. để cháu đưa phone bác nói chuyện.
Hoàng ơi. sao Hoàng ơi. sao rồi Hoàng ơi…
luôn nhớ bạn. Hoàng nói hai chân yếu. đôi
khi đứng dậy không nổi. tôi nói chắc nằm lâu
hai chân nó vậy. gắng ngồi dậy đứng xuống
đi vô đi ra chút đỉnh. có cây gậy và walker đó.
đọc tiếp

Tôn Thất Đào họa sĩ bậc thầy của Huế tranh đậm đà tình Núi Ngự Sông Hương

KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY MẤT (2-9-1979 – 2-9-2014)

 

Thầy Tôn Thất Đào qua nét bút của Thanh Trí

Thầy Tôn Thất Đào
qua nét bút của Thanh Trí

 

Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn Núi Ngự bên bờ Sông Hương

( Bùi Giáng )

Tôi muốn viết một bài về người thầy của tôi – họa sĩ Tôn Thất Đào – đã lâu mà chưa viết được [1]. Có lẽ vì buồn quá khi nghĩ về một họa sĩ duy nhất của Huế tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương, có nhiều công lao đóng góp cho nền giáo dục mỹ thuật Huế mà không được đãi ngộ xứng đáng. Bao nhiêu bài báo gần đây loan tin và viết về các tác phẩm còn lại của thầy đã bị hư hỏng gần hết. Thương nhất và quý nhất là người con dâu bây giờ lo toan mọi chuyện từ chăm sóc các bức tranh còn lại trong nhà cho tới chuyện gia đình. đọc tiếp

Đường về hoang dã

Bài viết của Nguyễn Hàng Tình

 

Chân dung Nguyễn Hàng Tình   sơn dầu trên canvas 8 x 12 in  đinhcường 9 - 2013

Chân dung Nguyễn Hàng Tình
sơn dầu trên canvas 8 x 12 in
đinhcường 9 – 2013

“Cáo chết ba năm quay đầu về núi”
(tục ngữ)

Quốc lộ 1A đoạn chạy qua Ngã ba thành – Diên Khánh, Khánh Hoà, có cây Dầu đôi. Các nhà làm lục lộ bao nhiêu thập niên rồi cũng vẫn phải đành nhường nhịn dân địa phương ở đây khi uốn cong con đường cái quan quan trọng nhất ở đoạn này, né, vòng qua cây Dầu, rồi mới được thẳng đường trở lại, thay vì hạ phăng nó đi cho thông thoáng, tiện thi công và tiện giao thông. Không còn lấy một chỏm rừng nào ở Nha Trang cũng như các vùng phụ cận, nhưng người Khánh Hoà ngày nay vẫn cứ bảo mình là xứ Trầm Hương, tự hào là xứ Trầm Hương, đến độ thành phố biển nhưng cứ dựng tháp Trầm Hương nhìn xuống biển. Tháp kể về một niềm tự hào đại ngàn của xứ sở, gắn bó, về một miền hoang dã, nhưng tha nhân trèo lên đấy để nhìn… biển. Không nhìn biển thì nhìn gì giờ. Phía đông nhìn biển, phía Tây rừng núi cũng mù khuất. Nha Trang ạ, dăm cây rừng xưa gỗ tạp bình thường còn không thấy lấy đâu cây dó-trầm hương! Vậy là, cây Dầu đôi trở thành ký ức cuối cùng, thành di sản, thành dấu chỉ của một quê xứ từng nổi tiếng hoang dã rằng “cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”. đọc tiếp

Cây cổ thụ như bức tượng đồng Giacometti

Cây cổ thụ này như quỳ xuống lạy con người  (ảnh và ghi chú Nguyễn Hàng Tình)

Cây cổ thụ này như quỳ xuống lạy con người
(ảnh và ghi chú Nguyễn Hàng Tình)

Nhìn ảnh và đọc bài Đường về hoang dã của
Nguyễn Hàng Tình trên vanchuongviet. org
tôi rung động và cảm động thật sự. thương
cây nhớ cội. vậy mà Sài Gòn người ta đang
đốn những cây cổ thụ hàng trăm năm. nước
mắt muốn trào ra. ôi loài người và văn minh
ôi loài người và những kẻ vô thần. tôi thương
yêu những người Thượng với linh thiêng rừng
đọc tiếp