Archives

Thư gởi bạn xa xôi (04/24)

KHỎE ĐỂ TU

Thân gởi bạn,

Gởi bạn một clip nhỏ, do em Quyền vừa mới làm xong.

Đó là buổi Trò chuyện thân tình của mình với các Sư cô Thiền Viện Trí Đức Ni tại Long Thành Đồng Nai, ngày 16.04.2024 vừa rồi, theo lời mời của Ni Sư Hạnh Chiếu, Trụ trì.

Mình hỏi, “Nói chuyện gì đây Ni sư?”. Ni sư nói năm xưa bác sĩ đã đến thăm Ni viện, đọc thơ, và hứa sẽ về Trò chuyện với các Sư cô một bữa, ai cũng mong, nhưng vì dịch Covid nên phải hủy cuộc hẹn. Mình hỏi Ni sư muốn nói về đề tài gì hôm nay. Ni sư cười bảo bác sĩ cứ “ngẫu hứng” Trò chuyện, đề tài gì cũng được, à mà lần này nói về vấn đề sức khoẻ cho các Sư cô đang tu tập thì tốt.
xem tiếp

Mỹ Học Của Hư Vỡ

Nguyên Giác

B1 Buddha pexels-photo-
Đức Phật ngồi trong hư vỡ, vô thường. Hình: Pexels.com.

Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
xem tiếp

Nhặt Lá Bồ Đề Tập 2 | Picking Up Bodhi Leaves Volume 2 (Song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF)

ZEN MASTER THÍCH THANH TỪ
NHẶT LÁ BỒ ĐỀ – TẬP 2

 PICKING UP BODHI LEAVES –  VOLUME 2
Sách Song Ngữ Việt – Anh
 Translated into English by Nguyên Giác
THƯ VIỆN  HOA SEN

nhat la bo de tap 2

LỜI ĐẦU SÁCH

Tập “Nhặt Lá Bồ Đề II” cũng do các Thiền sinh ghi lại lời giảng dạy của Thầy Viện Chủ tại Tu Viện Chơn Không.

Tập này phần nhiều chúng tôi ghi tài liệu trích giảng trong các bộ Kinh A Hàm. Lý do là sau mùa An Cư năm 1985, nhân dịp rảnh rỗi Thầy Viện Chủ nghiên cứu tạng Kinh Pali của Phật giáo Nguyên Thủy (do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra chữ Việt), sau những buổi chiều nghỉ ngơi, Thầy thường thuật tóm lược lại, nhơn đó chúng tôi xin ghi vào đây để làm tài liệu nghiên cứu tu học.

Có người thắc mắc tại sao Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy kinh điển giáo lý Tiểu Thừa? Chúng ta chớ có thành kiến như vậy. Bởi vì giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy gồm trong bốn bộ Kinh A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm) đã nói lên đầy đủ căn bản giáo lý của Đại Thừa và Tiểu Thừa Phật Giáo. Dụ như pháp Tứ Đế, lý Nhân Quả, lý Nhân Duyên v.v… Chẳng những Phật dạy hàng Tiểu Thừa mà Đại Thừa cũng từ đây mà đi đến giải thoát. Nghĩa là Đại Thừa hay Tiểu Thừa cũng từ nơi cảm nhận lẽ khổ của thế gian rồi truy tầm đến nguyên nhân của khổ từ đó diệt trừ nguyên nhân khổ với con đường Chánh trí tuệ, nhân khổ đã hết tức là giải thoát. Thế nên Khổ Đế và Tập Đế là đi theo chiều duyên khởi, còn Diệt Đế và Đạo Đế là trở về Tánh Không. Do đó Tánh Không của Bát Nhã cũng là khai triển từ lý Nhân Duyên mà ra chớ không có gì lạ cả.

Cho nên mặc dù trong bốn bộ A Hàm, Phật không đề cập đến lý Pháp thân, Chân như, Phật tánh, v.v… như các Kinh điển Đại Thừa, nhưng về căn bản xây dựng tinh thần giác ngộ giải thoát không thiếu. Phương pháp Phật dạy ở đây rất gần gũi với sự sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Do đó mà Thầy Viện Chủ nghiên cứu và giảng dạy những bộ Kinh này.

Ngoài phần giáo lý Kinh A Hàm, chúng tôi còn trích thêm những tài liệu Thầy giảng dạy qua kinh điển Đại Thừa và Thiền Tông trong những năm qua để bổ túc cho phần kinh trước.

Mong rằng tập sách nhỏ này sẽ giúp quý vị và chúng tôi một ít tài liệu nghiên cứu Phật pháp đúng với đường lối tu tập của Tu Viện qua sự hướng dẫn của Thầy Viện Chủ. Nhất là học được những điều kinh nghiệm tu tập hàng ngày Thầy đã từ bi chỉ dạy cho chúng ta.

Viết tại Tu Viện Chơn Không Ngày Trọng Đông năm Ất Sửu 1985

Thay mặt các Thiền sinh
Thích Phước Hảo
xem tiếp

Nhặt Lá Bồ Đề Tập 1 | Picking Up Bodhi Leaves Volume 1 (Song ngữ Vietnamese-English Ebook PDF)

ZEN MASTER THÍCH THANH TỪ
NHẶT LÁ BỒ ĐỀ – TẬP 1

 PICKING UP BODHI LEAVES –  VOLUME 1
Sách Song Ngữ Việt – Anh
 Translated into English by Nguyên Giác
THƯ VIỆN  HOA SEN

1660722508_hinh-anh-la-bo-de-dep-dien-thoai(4)

Lời người dịch

Được Thượng Tọa Thích Chúc Phú nhắc rằng năm nay Thiền sư Thích Thanh Từ sẽ tròn 100 tuổi, và gợi ý rằng nên quảng bá lời dạy của Thầy tới thế hệ trẻ hải ngoại, dịch giả đã phát tâm dịch sang tiếng Anh bộ sách Nhặt Lá Bồ Đề để bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy, vị Thiền Sư đã hồi phục dòng Thiền do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trong nhiều thập niên qua, bản thân dịch giả đã đọc nhiều sách của Thiền sư Thích Thanh Từ và rất là mang ơn, cả sách Thầy viết trong tiếng Việt và sách Thầy dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

Tập 1 của sách Nhặt Lá Bồ Đề may mắn hoàn tất kịp trước Tết Nguyên Đán. Dịch giả hy vọng sẽ hoàn tất Tập 2 và Tập 3 trước tháng 7/2024 để cúng dường Thiền sư Thích Thanh Từ. Nơi đây, dịch giả trân trọng cảm ơn lời gợi ý của Thầy Thích Chúc Phú, và lời khuyến khích của Cư sĩ Tâm Diệu, trang chủ Thư Viện Hoa Sen.

Những lời dạy của Thiền Sư Thích Thanh Từ rất mực thâm sâu, khi được dịch giả chuyển ngữ sang tiếng Anh hẳn là không toàn vẹn. Những thiếu sót, tất nhiên sẽ có, dịch giả thành kính sám hối trước Tam Bảo.

Cư sĩ Nguyên Giác
California, January 24, 2024
xem tiếp

Sư Giới Đức: Vài Lời Về Dịch Phẩm “Vị Thánh Tăng Cận Đại”

Ghi chú:
Mùng 4 Tết Giáp Thìn (13. 02. 2024), tại Huyền Không Sơn Thượng, Huế, Sư Giới Đức trao cho tôi cuốn sách này, và dặn dò, bác sĩ nhớ đọc kỹ nhe. Và, tôi đọc kỹ, ngạc nhiên, thì ra có một vị Sư đã “học” và đã “hành” Phật pháp theo “một lộ trình tu tập” như vậy đó…

Đỗ Hồng Ngọc.

VÀI LỜI VỀ DỊCH PHẨM “VỊ THÁNH TĂNG CẬN ĐẠI”

Tỳ-khưu Giới Đức
(Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Sư Tường Phát, đệ tử của ngài Pháp Tông, chùa Huyền Không-Huế, trao tôi một tập bản thảo dày hơn một trăm năm mươi trang khổ giấy A4, nói đây là bản dịch của một nhóm Phật tử chùa Bửu Long, đệ tử của thiền sư Viên Minh, về cuộc đời của một vị Thánh, nhờ tôi xem và nhuận sắc.

Nghĩ là cần một vài lời giới thiệu để độc giả nắm bắt khái lược những chi tiết nội dung mà tôi cho là hay, là độc đáo, là cần thiết cho mọi người tu Phật. xem tiếp

Chiến binh Tuệ Sỹ

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

hinh 1
Tác giả, con gái và Sư Phụ Tuệ Sỹ

Những ràng buộc của thế gian, giữa ngã và ngã sở, khiến chúng sinh vướng mắc vào những hệ lụy kinh người, lặn ngụp trong vũng lầy sinh tử. Sanh ra để báo ân “làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai” hoặc để trả nợ “Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”. Có những người cận kề sinh tử vẫn không an tâm nhắm mắt vì con cháu, vì gia sản, vì những nguyện vọng chưa thành.

Đối với những “chúng sinh giác ngộ” (Bồ tát) thì sanh và tử là một vector đổi chiều, không thể tách rời trong mỗi sát na. Dù biết điều ấy rất rõ, nhưng vì lòng thương tưởng chúng sinh, lắm khi Bồ tát cũng mang nhiều nỗi băn khoăn giữa việc ra đi và ở lại.
xem tiếp

Ni Sư Chân Thiền: Chân Thật Nghĩa Của Bát Nhã Tâm Kinh

Nguyên Giác

blank

Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25.000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ? Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.
Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu… Thí dụ: sắc tức thị không…
Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ-nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.
xem tiếp

Giới thiệu “Một Ngày Kia… Đến Bờ” (Song ngữ Việt-Anh)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ
tùy bút của Đỗ Hồng Ngọc

Sách Một Ngày Kia...Đến Bờ - Đỗ Hồng Ngọc

đã được Minh Duyên dịch ra Anh ngữ.

“One Day… Reaching the Other Shore”
(WELL-BEING and WELL-DYING)
Dr. Do Hong Ngoc, MD
Saigon, June 2023
(Manuscript – write for myself aged U90)

Translated by Red Pine
xem tiếp

Hãy Tu Như Đang Xem Ảo Thuật

Nguyên Giác

Những dòng chữ đầu tiên trong bài này được viết trong ngày đầu năm 2024, với lời chúc lành tới tất cả độc giả, để cầu nguyện cho một thế giới của yêu thương và hòa bình.
Trước tiên, mặc dù bản thân tác giả chữ nghĩa vụng về, nhưng cũng học theo truyền thống người xưa để làm vài câu đối trong ngày đầu năm dương lịch, và cũng là cận kề với ngày Tết Nguyên Đán. Tác giả không giữ bản quyền, do vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các câu đối nếu thấy khả dụng. Xin mời quý vị trong các phố ông đồ ở VN tự do sử dụng, và không cần ghi tên tác giả. Các câu đối này, khi cắt bớt cho ngắn hơn, vẫn có thể đủ nghĩa cho nhiều trường hợp.

blank
Hình ảnh năm mèo ra đi, năm rồng đang bước tới. (Tranh: pth)

xem tiếp

Đọc tùy bút “Một ngày kia… đến bờ” của Đỗ Hồng Ngọc

Nguyễn thị khánh minh

Sách Một Ngày Kia...Đến Bờ - Đỗ Hồng Ngọc

Bờ nào? Bờ bên kia hay bờ bên này?
Đáo bỉ ngạn? Là mong cho tới bờ bên kia? (Tr.7)

Có một nơi gọi là bờ để đến, người đang đi thuyền mong cho tới bến, bến ấy là bờ. Tỷ như có người đang ngộ nạn ở sông biển cũng mong mỏi sinh tử là bơi tới được bờ. Hiểu theo nghĩa đời thường của bờ là như thế. Nhưng khi nằm trong câu Một Ngày Kia Đến Bờ, bỗng trở nên lồng lộng của kinh điển, của pháp tu và tập tùy bút này của Đỗ Hồng Ngọc xoay quanh áo nghĩa của -Đến Bờ Bên Kia-, nghĩa theo Phật ngữ và cả thực hành tu tập, tùy theo sự tu tập mà đáo bỉ ngạn.

Ý rằng bờ bên kia hẳn là hay hơn, đẹp hơn, tốt hơn bờ bên này? Sao biết? Đã có ai nói cho biết chưa? Có con rùa nào từng đi dạo lang thang từ dưới biển lên đất liền nói cho biết chỗ nào đáng sống hơn chăng? (Tr.7)
xem tiếp