Archive | January 2013

Những Viên Pháo

phao

Tác giả: Duy Nguyên

Khi mà những cây ô môi nở hoa hồng cả một vùng trời, đó là mùa đông đã trở về. Làng tôi có nhiều cây này. Tôi không thích ăn ô môi, trái gì mà đắng đắng chát chát lại đen sì. Chỉ có mấy cái hột ăn tạm được, bùi bùi. Tuy nhiên, màu hoa làm tôi rưng rưng buồn gì đâu. Buổi trưa nằm võng ngó mông lên cây chở đầy màu hồng phấn. Gió nhẹ thổi qua, cánh hoa cùng những bụi phấn rơi lả tả. Trưa nắng mùa đông hanh vàng yếu ớt, nằm nhìn hoa đầy cánh, bầu trời mù đục. Thuở nhỏ tôi đã biết bâng khuâng sớm với loài cây tầm thường đó. Bởi vì hoa nở vào mùa lạnh, không khí thơm mùi lúa mới và gió chướng ngập trời. Từ đó, tôi biết mùa lạnh đang về. Những ngày giáp Tết thần tiên của tuổi thơ đang chờ đón.
đọc tiếp

Nghìn năm vẫn chưa quên…

LTS: Nhạc sĩ Phạm Duy vừa từ trần ngày 27/01/2013 tại Sài Gòn, thọ 93 tuổi, để lại hơn một ngàn tác phẩm âm nhạc được nhạc sĩ Trần Quang Hải từ Paris ca ngợi là mẫu mực của thế hệ những người sáng tác nhạc hiện nay. Bài sau đây của ca sĩ Quỳnh Giao viết cho Văn Học trong dịp mừng nhạc sĩ Phạm Duy sinh nhật thứ 75. (VB)

pham-duy

Tác giả: Quỳnh Giao

Tờ Văn Học số mới ra có loan một tin nhỏ làm tôi thấy buồn thấm thía: tháng Bảy vừa qua cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay” của Tạ Tỵ đã được tái bản trong nước, nhưng có chương viết về Phạm Duy lại bị bỏ hẳn ra ngoài sách. Trước khi in sách này và xoá chương kia, những người xuất bản chắc cũng đọc khá kỹ và đắn đo khá nhiều, vậy mà cuốn sách sau cùng vẫn bị thu hồi… Tôi thấy tội nghiệp cho những người đã cố xoá tên Phạm Duy trong ký ức chung của dân chúng. Ở ngoài này, mình không phải làm những việc khổ tâm đó. Chúng ta vẫn nghe, vẫn hát và vẫn yêu thích những tác phẩm có giá trị của Văn Cao hay Tô Vũ, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, hay Trần Hoàn, Phan Huỳnh Điểu…
đọc tiếp

Phạm Duy còn đó nụ cười…

Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần tại Sàigòn trưa Chủ Nhật 27 tháng Một 2013, thọ 93 tuổi. Sau đây là bài viết của ca sĩ Quỳnh Giao kể lại những kỷ niệm với ông.

pd

Tác phẩm của Phạm Duy làm đời sống chúng ta thêm phong phú,
đến nỗi ai cũng có thể nhớ một kỷ niệm đẹp gắn liền với một hai ca khúc của ông.”

Người viết: Quỳnh Giao

Vào dịp cuối năm, khi đèn đuốc Giáng Sinh lấp lánh đón mừng năm mới trong tiếng thánh ca, mà Tết Nguyên Đán năm nay lại đến khá sớm, chúng ta có cảm giác như bị thời gian xô đẩy tới chốn lạ, nơi mà cái mới cùng chen chân với cái cũ.

Cảm giác vừa bồi hồi với những gì đã qua đi và sẽ mất luôn, lại vừa háo hức với hy vọng của ngày mới khiến mình rất dễ tìm lại tuổi ấu thơ. Đấy là cái tuổi mà con trẻ phải đi ngủ sớm vì mai sẽ có tấm áo mới, nhưng vẫn luyến tiếc những nhộn nhịp của ánh đèn giao thừa và tiếng pháo đì đùng nên chưa chịu chui vào màn. Chỉ sợ là sẽ lại hụt mất một chuyện gì vui lắm!….
đọc tiếp

Viết Về Một Ca Khúc Phạm Duy

Âm nhạc Việt Nam vừa có đại tang: Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần tại Sàigòn trưa Chủ Nhật 27 tháng Một 2013, thọ 93 tuổi. Trong lớp người đã tạo ra nền tân nhạc Việt Nam thế kỷ 20, Phạm Duy là nhạc sĩ có hơn 70 năm sống với âm nhạc và số tác phẩm lớn lao nhất.

Trang bìa bản nhạc, do hoạ sĩ Duy Liêm vẽ, ấn hành tại Saigon năm 1959

Trang bìa bản nhạc, do hoạ sĩ Duy Liêm vẽ, ấn hành tại Saigon năm 1959

“Nhịp điệu uy nghi hùng dũng
mà trong sáng êm dịu.”

Người viết: Quỳnh Giao

Có phải là ngẫu nhiên chăng mà hai nhạc phẩm đầy tính chất anh hùng ca của Lizst và Beethoven đều lấy âm giai Mi giáng Trưởng (Mi bémol Majeur)? Đó là Cầm tấu khúc số 1 của Lizst có tên là “Héro” và Cầm tấu khúc số 5 của Beethoven có tên là “Emperor” viết cho đại đế Napoléon.

Trong nền tân nhạc Việt, các ca khúc về lịch sử hay những bài hùng ca thường được viết trên âm giai Fa Trưởng. Nói về nhạc thuật, các âm giai Trưởng như Do, Ré và Fa nghe thấy trong sáng và hợp với giọng Kim. Khi giọng Kim là giọng chính (chant), bè phụ thường được viết thấp hơn để làm nổi giọng chính. Những ca khúc như “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của Hùng Lân, “Nước Non Lam Sơn” hay “Bóng Cờ Lau” và “Tiếng Chim Gọi Đàn” của Hoàng Quý, “Hội Nghị Diên Hồng” hay “Bạch Đằng Giang” của Lưu Hữu Phước, “Việt Nam, Việt Nam” của Võ Đức Thu, “Việt Nam Anh Dũng” của Dương Thiệu Tước”, “Việt Nam Hùng Tiến” của Thẩm Oánh, v.v…. đều được viết trên cung Fa Trưởng.
đọc tiếp

Xuân làng em

Tác giả: Trần Hữu Nghiêm

Sáng nay, trời bỗng lạnh bất ngờ. Hôm qua hãy còn oi bức và lá vàng mùa thu rơi rụng khắp nơi. Hình như cơn lạnh đến nhẹ nhàng len lén trong giấc ngủ say. Cái lạnh thành phố không bằng cái lạnh quê hương em nằm giữa rừng cao su dày đặc. Nhớ những mùa xuân xưa lúc em còn bé xíu, còn sống nơi quê hương thân mến. Ngày xưa thuở em còn học lớp nhì trường làng. Một ngày đi học em đi bộ ngót ba cây số đường đất đỏ. Nhưng em đi đường tắt bằng con đường nhỏ băng ngang rừng cao su. Em còn nhớ con đường tắt này cô giáo em gọi tên là “con đường lá đổ”. Vì lúc sắp Tết lá vàng rơi rụng khắp đường.
đọc tiếp

Chị Yến

flowers

Trong tháng 12 tôi thật bận rộn sau một chuyến đi xa trở về. Anh THT cho biết TQBT 55 có chủ đề “Nhà văn Dương Nghiễm Mậu” sẽ phát hành tháng 1-2013 với phụ bản “Địa ngục có thật”, một bút ký của ông viết về Tết Mậu Thân, mà anh đã cùng với chị Yến đi lên Đại học Yale sưu tập (vì gần nhà anh chị hơn Đại học Cornell). Anh chị đi lần thứ nhất, phải đóng $35 làm thẻ thư viện chỉ có giá trị trong một tuần lễ (chuyện tiền nong này, đại học Cornell không bao giờ đòi hỏi). đọc tiếp

Mười lăm năm Mai Thảo

Tác giả: Trần Mộng Tú

Sáng nay khi trở dậy, đứng nhìn ra ngoài cửa kính, tôi không thấy gì cả. Không trùng trùng núi tuyết trên cao, không chen chúc phong tùng lưng chừng, không ẩn hiện nhà cửa dưới thấp, không lau lách, không bến bờ; cái hồ quanh co trước nhà cũng mất tăm, mất vết, chỉ có một dòng sông sương như sữa đặc chảy lênh láng vào tận thềm nhà. Tháng Một dương lịch ở miền Tây Bắc Mỹ là mùa đông, tháng của sương mù, sương muối, tháng hàn thử biểu ở 25-30 F vào ban ngày. Tuyết chưa xuống là may rồi, chỉ lạnh thôi. Lạnh se lòng, lạnh làm trí nhớ quay giật lùi, lạnh làm nỗi buồn lăn về phía trước. Tôi mặc áo ấm, sửa soạn đi nhà thờ dự lễ sáng ngày thường. Nào khăn, nào mũ, áo ấm, găng tay, tôi lái xe đi giữa sương mù, đi chầm chậm, đi tới đâu nhìn tới đó. Đầu óc bềnh bồng như sương trước mỗi đoạn xe qua. Vừa lái xe vừa nghĩ đến tối hôm qua nói chuyện với Nguyễn-Xuân Hoàng. Hoàng nói: Tú ơi tháng này là tháng anh Mai Thảo đi đấy. Giật mình nhìn lịch, tháng Một rồi, tháng Một của năm 2013, anh Mai Thảo mất được mười lăm (15) năm.
đọc tiếp

Chuyện cổ tích không dành cho bé thơ

phuong tim

Tác giả: Tôn-Nữ Thu-Dung

Một ngày vài lần tôi rẽ ngang exit đó, người đàn ông râu tóc bạc phơ với tấm bảng nguệch ngoạc:

“Dave,Vietnam veteran, I want $5.00.”

đập vào mắt những khi tôi dừng đèn đỏ. Không thấy ai cho tiền ngoài tôi, có lẽ bởi chỗ đứng của ông ta không thuận tiện. Tự nhiên tôi thấy như mình mắc nợ Dave, tôi đã chiếm một chỗ làm việc của ông trên đất nước ông… Có một lần khi dừng lại, tôi ra dấu cho ông đến cạnh xe, hỏi:

– Only $2.00. Do you want?
đọc tiếp

Tháng chạp đã về…

Bạn thân mến,
Bây giờ đang là tháng chạp. Chẳng bao lâu là ngày Tết lại đến. Một năm qua thật nhanh phải không?
Ngày còn nhỏ, Nguyệt Mai rất thích ngày Tết. Vì Tết đến là được nghỉ học, được chơi đùa, được ăn bánh mứt, mặc quần áo mới, và nhất là được… lì xì… Vui thích như vậy nhưng nào đâu biết được những nỗi lo lắng của cha mẹ đã rất cực nhọc để cho con mình được no đủ…
đọc tiếp