Archive | January 2024

“Vệ Nữ soi gương” – Phần I: Hai lần bị đả thương vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Trí Ngô


Diego Velázquez – La Venus del Espejo
Hình 1 – Nguồn: https://es.wikipedia.org/

Khoảng cuối thập niên 1980, lần đầu tiên tôi may mắn được thực mục sở thị “Vệ Nữ soi gương / La Venus del Espejo” trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia / The National Gallery ở Luân Đôn, Vương quốc Anh. Đứng trước bức họa, chiều cao chừng 1,2 thước, chiều ngang chừng 1,7 thước – nên về mặt hình hài, người trong tranh trông chẳng khác gì người thật – cái ý tưởng chợt đến là hai câu Kiều của cụ Nguyễn Du:

Rõ ràng trong ngọc, trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Vâng chỉ có ngần ấy chữ nghĩa thôi, và đó cũng là ý tưởng độc nhất khi lần đầu tôi ngắm nàng vệ nữ gần như bằng xương bằng thịt. Rõ là “đàn gảy tai trâu“. Quả thật thế, trực giác thường thúc đẩy chúng ta nhận chân ra cái đẹp một cách chung chung trừu tượng, mà ít giúp chúng ta giải thích được tại sao, cụ thể đẹp ở điểm nào, bố cục, màu sắc, đường nét v.v… Ngoài ra kiến thức về hội họa của bản thân tôi chỉ chừng một nhúm, có biết gì về lý do, thời gian bức tranh ra đời, ai đẻ ra nó v.v… mà phê với chả bình. Mãi đến gần 30 năm sau, ghé Tây Ban Nha và được đưa đi thăm Bảo tàng Quốc gia Prado, lại tình cờ diện kiến “Các nàng thị nữ / Las Meninas” của danh họa Diego Velázquez (xin quý vị xem thêm cũng trên blog này, bài Ẩn dụ trong hội họa, qua bức tranh “Các nàng thị nữ / Las Meninas) tôi mới vỡ lẽ ra rằng, Diego Velázquez là cha đẻ của cả hai đứa con nói trên. Một đứa thì vẫn còn sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, thủ đô Madrid; đứa kia, chẳng hiểu tại sao, ai xui ai khiến mà phải lưu lạc sang tận Luân Đôn bên Anh?
xem tiếp

Đọc “Ăn Mà Không Chơi” của Đỗ Duy Ngọc

Song Thao

E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian: Đỗ Duy Ngọc

Nhà văn Đỗ Duy Ngọc ra đời tại Quảng Bình, di cư năm 1954, học hành tại Đà Nẵng, trưởng thành tại Sài Gòn. Tôi ra đời tại Hà Nội, di cư năm 1954, sống tại Sài Gòn. Chúng tôi có những điểm chung trừ sanh quán. Vậy mà sao ông lại có những hồi ức về ăn uống thời trẻ giống tôi. Chẳng hạn như ông tàu bán đậu phụng rang húng lìu. “Đó là một ông người Hoa khoảng năm sáu chục tuổi, người hom hem, mặc bộ đồ “xá xẩu” đen, có khi màu xám cũ kỹ. Áo có hai vạt như áo cánh, tay lửng, nút áo bằng vải, cài ở giữa, ông mặc cái “quần tiều” dài quá đầu gối một chút, ống rộng. Ông đội cái nón rộng vành đan bằng tre, đỉnh nón nhọn, nhìn như các hiệp khách giang hồ trong phim kiếm hiệp Hồng Kông. Ông mang trước ngực một thùng thiếc vuông, có lẽ là thùng bánh biscuit Lu, một loại bánh tây nổi tiếng thời ấy. Trong thùng đựng đậu phụng rang. Khi có khách ông lấy ra một gói giấy cuốn nhọn đầu bé tí, bỏ vào khoảng hai chục hạt đậu rang. Ít thế nên lúc nào ăn cũng còn thèm… xem tiếp

Ngã Tư Đèn Xanh Vàng Đỏ

Stop Light Clipart | Clipart Panda - Free Clipart Images ...
Nguồn: Internet

Xe tới ngã tư, xanh đỏ chặn. Vàng hiu vàng hắt nắng hoàng hôn! Xe dừng một phút mà lâu quá, nhẩm tính bao nhiêu nữa ngả đường?

Đường bao nhiêu ngả, dừng bao chặng, để lại bao nhiêu tiếng thở dài. Thành phố, ai sao, mình cũng thế, thở dài đâu có chạnh lòng ai!

Lại chạy. Lại đi và lại đứng. Có xuôi có ngược, đuổi thời gian! Có nhanh hay chậm không ai trách… mà trách nhiều khi lỡ vội vàng!
xem tiếp

Chuyện vui về vụ Hấp Lực

Lê Tất Điều

Lực hấp dẫn: Chất keo dính của vũ trụ và vạn vật - Ảnh 7.
Nguồn: Internet

Thư gửi bạn, trong bài về Hấp Lực, tôi đã tiên đoán:
“Đứng trên mặt đất, một hành tinh từng sát na là mỗi biến chuyển, trôi miên man về cõi vô cùng, chúng ta sẽ còn nhiều dịp “ngộ nhận” như thế. Hôm nay, tạm giải quyết một ngộ nhận từ 400 năm trước.”

Bạn cho phép tôi huênh hoang, vênh váo, khoác lác chút xíu nhé: Đúng là tiên đoán như thần!

Vừa giải quyết xong một ngộ nhận từ 400 năm trước đã có ngay một ngộ nhận khác năm 2024. Chỉ vì “mặt đất là một hành tinh luôn biến chuyển trong từng mỗi sát na”.
xem tiếp

Tàn Dư


tranh Nguyễn Trung

Sáng trôi yến mạch mơ mòng
Nghe trong vinh sử màu sông đã buồn
Hệ người trầm mịch tai ương
Một mai gợn sóng tỏ tường bến giăng
Về đâu vết nước hằng hằng
Miền xuôi cũng giạt phương ngàn xứ lưu
Oanh ca đâu tạnh oán cừu
Mà mưa mưa mãi thư cưu lạnh vàng
Tuổi đời lạc dấu hoang mang
Trên tay nhành khổ điêu tàn pháp hoa
Biết đâu môi muối mặn mà
Hôn chia tử biệt trường sa ngọn ngành
xem tiếp

Maintenant j’ai grandi | Bây giờ tôi đã lớn

Thơ Jacques Prévert Trang Châu chuyển ngữ


Jacques Prévert

MAINTENANT J’AI GRANDI

Enfant
j’ai vécu drôlement
le fou rire tous les jours
le fou rire vraiment
et puis une tristesse tellement triste
quelquefois les deux en même temps
Alors je me croyais désespéré
Tout simplement je n’avais pas d’espoir
je n’avais rien d’autre que d’être vivant
j’étais intact
j’étais content
et j’étais triste
mais jamais je ne faisais semblant
Continue reading

Ni Sư Chân Thiền: Chân Thật Nghĩa Của Bát Nhã Tâm Kinh

Nguyên Giác

blank

Có cách nào để hiểu được diệu nghĩa của bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa nhiều tới 600 quyển, 25.000 câu và bốn triệu năm trăm ngàn chữ? Phải chăng Đức Phật nói kinh dài như thế để chúng ta đọc hoài không hết, để khỏi phân tâm với chuyện đời? Không, không phải thế. Bởi vì Đức Phật cũng rút gọn 600 quyển trở về khoảng 260 chữ để chúng sinh dễ thuộc, dễ tụng.
Nhưng khi rút gọn, hóa ra lời cô đọng có khi lại khó hiểu… Thí dụ: sắc tức thị không…
Khi Đức Phật nói 4 triệu rưỡi chữ, đưa ra cả không gian ngữ-nghĩa mênh mang vĩ đại, chúng ta thấy hoang mang khó vào; khi Đức Phật nói ngắn gọn chưa tới một trang giấy, chúng ta thấy quá cô đọng khó vào.
xem tiếp

Giới thiệu “Một Ngày Kia… Đến Bờ” (Song ngữ Việt-Anh)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ
tùy bút của Đỗ Hồng Ngọc

Sách Một Ngày Kia...Đến Bờ - Đỗ Hồng Ngọc

đã được Minh Duyên dịch ra Anh ngữ.

“One Day… Reaching the Other Shore”
(WELL-BEING and WELL-DYING)
Dr. Do Hong Ngoc, MD
Saigon, June 2023
(Manuscript – write for myself aged U90)

Translated by Red Pine
xem tiếp

Gió Nhớ Mùa Phai

tranh đinhcường

Về đây hỏi gió thu phai
Ngập ngừng đầu ngõ tìm ai đâu còn?

Tôi dang tay vớt nỗi buồn
Mơ hong nắng sót trong vườn chiều xưa

Líu ríu tiếng lá trở mùa
Buồn len lén đợi bước mưa qua thềm
xem tiếp

Những Buổi Sáng Trôi Trên Dòng Thơ Chính Khí

Nguyễn Thị Khánh Minh

Một bài viết xưa nay tôi xin đăng lại, như một nén tâm hương
kỷ niệm 50 năm ngày mất Hoàng Sa (19.1.1974 – 19.1.2024)


Trận Bạch Đằng Giang (Lê Năng Hiển)

Vào những ngày giữa tháng 3.2015 trên TV lại nhắc đến trận hải chiến Gạc Ma 14.3.1988 giữa Hải Quân Việt Nam và Trung Cộng tại Biển Đông hậu quả là 64 binh sĩ Việt Nam đã hy sinh và Gạc Ma mất từ bấy đến nay, theo tài liệu quân sự họ đã gọi sự kiện này là CQ-88 (Chủ quyền-88). Thật ngậm ngùi cho một tên gọi… Cũng không thể không nhớ đến ngày 20.1.1974, Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà cùng 74 binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến với Trung Cộng tại Hoàng Sa. Và còn bao nhiêu nữa, không thống kê được chính xác, số ngư dân đã bỏ mình tức tưởi ngoài vùng biển thuộc quê hương của mình? Vừa mới đây, trên kênh TV 57.4 tại Nam Calif., trong một cuốn phim tài liệu về biển đảo Việt Nam, do Nhạc Sĩ Trúc Hồ sản xuất, tôi xem được thoáng qua chưa tới một phút, thuyền đánh cá VN bị tàu Trung Cộng áp giải. Cảnh ngư dân mình bị vây côi cút một góc thuyền và một ngư phủ đã chắp tay vái họ lia lịa. Tôi nổi gai ốc và bật khóc.
Tôi nhớ đến một bài viết của mình, tôi muốn nó như một gửi gắm niềm kính ngưỡng đến hương hồn các liệt sĩ, ngư dân đã hy sinh ở Biển Đông. Một hạt cát xin cùng mặn với những nỗi mất mát của người ở lại. Một bàn tay xin cùng nắm với nhau, chia sẻ và, có thể, vực lên thân phận bấp bênh của một quê hương…

xem tiếp