Tag Archive | Trương Vũ

Nhà Ngói Đỏ Trong Ký Ức Hỗn Mang

Trương Vũ

Trương Gia Vy
tranh sơn dầu Trương Thị Thịnh

Cách đây hơn hai tuần, tôi nhận được tin chị Trương Gia Vy ra đi. Chị là hiền thê của nhà giáo/nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh cũng đã ra đi, trước chị gần chín năm. Chuyện tình của họ được biết nhiều trong giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật và báo chí. Họ lấy nhau năm 1973, được tiếng là người đẹp lấy người đẹp, và có với nhau bốn con. Tôi quen chị Vy qua Nguyễn Xuân Hoàng. Chị là một phụ nữ dễ mến, tận tụy với chồng con ngay cả trong thời gian mang bệnh, mà là một bạo bệnh. Tin chị ra đi, dù là tin buồn nhưng bạn bè mừng cho chị chấm dứt những đau đớn thể xác kéo dài hàng chục năm. Trên FaceBook, tôi có ghi vài giòng chữ này: “Mừng cậu Hoàng gặp lại người tình năm xưa”. “Cậu Hoàng” là chữ NXH thường dùng cho mình trong những trò chuyện thân mật với bạn bè.
xem tiếp

Advertisement

Ông Già Ba Tri

Trương Vũ

Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm.
Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm

Thời còn trẻ, tôi nghe nhiều người gọi các ông già khó tính, và cố chấp là “ông già Ba Tri”. Tôi không biết tại sao có thành ngữ đó, nhưng chính tôi, về sau, vẫn dùng nó để chỉ một số nhân vật có tính cách như vậy. Chỉ cách đây vài năm tôi mới biết “ông già Ba Tri” là một người có thật. Theo một số tài liệu, tên ông là Thái Hữu Kiểm hay Cả Kiểm, sống vào đầu thế kỷ 19. Vì những phán quyết bất công đối với dân huyện Ba Tri, ông cùng với vài ông già khác, đi bộ hơn ngàn cây số, suốt ba tháng, ra tới kinh thành Huế nộp đơn kiện lên vua Minh Mạng, đòi lại công bằng cho người dân Ba Tri. Thành ngữ “ông già Ba Tri” từ đó trở nên phổ biến để chỉ những ông già cứng cỏi, kiên trì bảo vệ công lý. Tuy nhiên, dần theo thời gian, thành ngữ này có biến đổi ý nghĩa và do đó nhiều khi được dùng hơi khác. Bây giờ, tôi mong thành ngữ này chỉ nên được dùng để chỉ những con người có cốt cách như ông Cả Kiểm. Nghĩa là, cứng cỏi, kiên trì, quyết tâm bảo vệ công lý cho đến cùng.
xem tiếp

Ông Đạo Dừa

Trương Vũ

Image en ligne
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam (1910-1990)

Sáng hôm nay, đi thuyền trên sông Tiền Giang. Sông rộng hơn sông Bến Tre nhiều và hai bên bờ đẹp. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cái hoang sơ của sông Bến Tre hơn. Cũng có thăm nơi này nơi khác, bình thường như khách du lịch, dù chỉ đi một mình. Mục đích chính của sáng hôm nay là đến Cồn Phụng, nơi tu hành ngày xưa của ông Đạo Dừa.

Ông Đạo Dừa, tức kỹ sư Nguyễn Thành Nam, là một nhân vật lạ kỳ. Lạ kỳ trong cách tu hành, trong cách sống, trong hình dáng, và đặc biệt, trong cách ông chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông chủ trương hòa đồng trong mọi lãnh vực, từ tín ngưỡng đến chính trị. Ông muốn người Việt ngưng giết nhau. Ông nuôi mèo với chuột chung trong một lồng và chứng minh rằng chúng vẫn có thể sống chung êm ả với nhau. Ông muốn hỏi tại sao con người không thể làm như vậy? Trong cuộc chiến, phe nào cũng tỏ ra kính trọng ông nhưng chẳng phe nào chấp nhận đề nghị giải quyết của ông. Dễ hiểu thôi.
xem tiếp

Khánh Trường và Hợp Lưu

Trương Vũ

Đi thăm họa sĩ Khánh Trường và cô giáo cũ
Khánh Trường (Đinh Cường vẽ) & Hợp Lưu số 1 (tháng 10/1991)

Năm 2002, tạp chí Hợp Lưu tổ chức kỷ niệm 12 năm ngày chào đời của tạp chí này, tại Santa Ana. Bùi Bảo Trúc, Nguyễn Hữu Liêm và tôi được mời đọc bài phát biểu. Trong bài của mình, tôi nhấn mạnh đến sự thành tựu của “những suy nghĩ bình thường”. Xin tóm tắt nội dung như sau.
xem tiếp

Tranh Trương Thị Thịnh

Trương Vũ

CHÂN DUNG TRƯƠNG THỊ HỒNG LIÊN
Tranh Trương Thị Thịnh
sơn dầu trên ván ép, 18″x24″, thực hiện đầu năm 1958

Cách đây hơn 64 năm, vào dịp Tết, chị tôi, Trương Thị Thịnh cùng chồng, họa sĩ Nguyễn Trí Minh, từ Sài Gòn về Nha Trang thăm nhà. Lúc đó, chị mới tốt nghiệp trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và đang học Sư Phạm Mỹ Thuật. Thời gian này, tôi còn học trung học và chị Liên tôi (Trương Thị Hồng Liên) vẫn còn là một thiếu nữ. Chị ngồi làm mẫu cho chị Thịnh vẽ. Bức chân dung sau đó được treo ở nhà tôi trên đường Hàn Thuyên. Vài năm sau, chị Liên vào Sài Gòn, lập gia đình rồi có con. Chồng chị là một sĩ quan QLVNCH. Họ hiền lành, sống đơn giản. Tháng tư 1975, bi kịch đến với họ, như đến với nhiều gia đình khác. Bức chân dung không còn treo ở nhà tôi nữa. Tôi cũng rời Việt Nam một năm sau đó.
xem tiếp

Gặp Bạn Bè Trên Chiến Trường Xưa

Gặp bạn bè trên chiến trường xưa sơn dầu trên bố, 18 x 24 in Trương Vũ thực hiện năm 2010 sưu tập của Ông Bà Nguyễn Trường Khanh
Gặp bạn bè trên chiến trường xưa
sơn dầu trên bố, 18″ x 24″
Trương Vũ thực hiện năm 2010
sưu tập của Ông Bà Nguyễn Trường Khanh

Trước khi nhà văn Cao Xuân Huy qua đời (2010), tôi thường gặp và nghe anh miên man kể về những trận đánh, những bãi chiến trường, những bạn bè đã gục ngã. Tôi có ý định một ngày nào đó rủ anh về VN, thăm lại những chiến trường xưa. Chúng ta sẽ gặp lại hay có cảm giác gặp lại, hay muốn gặp lại như thế nào? Những hồn ma sầu thảm, bi phẫn? Hay, những linh hồn thanh thoát, nhẹ nhàng như những cơn gió thoảng? Hay, phức tạp hơn, chỉ có tâm linh chạm với tâm linh để nhận nhau? Tôi cố diễn đạt tâm trạng đó trên bức tranh này. Và, dĩ nhiên, diễn đạt theo ý mình muốn.
xem tiếp

Kẻ Sĩ Trong Xã Hội Việt Nam

Trương Vũ

Kẻ sĩ xưa và nay
Nguồn: Internet

Khi nhận lời viết bài cho tạp chí “Kẻ Sĩ”, tôi có vài lúng túng. Tôi, người viết, phải là một kẻ sĩ? Hay, giới độc giả đa số là những kẻ sĩ, nói khác đi, thuộc tầng lớp sĩ phu? Giống như, với một tạp chí khoa học, người viết hay người đọc phần đông thuộc giới khoa học, hay ít ra, cũng ham thích các bộ môn khoa học. Mặt khác, về danh từ “kẻ sĩ”, tôi được đọc hay nghe nhiều khi còn ở trường học, hay khi đọc các sách văn, thơ, sử ký cũ. Trong đời sống hằng ngày, hiện nay, danh từ này rất ít được dùng đến. Và, nếu được dùng đến, để chỉ những ai, những người như thế nào trong xã hội chúng ta, trong nước hay trong các cộng đồng ở hải ngoại? Và, tại sao, từ xưa đến nay, không có một vị nữ lưu nào được gọi là kẻ sĩ? Chữ “kẻ sĩ” chỉ được dùng cho đàn ông? Bài viết này khởi đi từ những lúng túng như vậy.
xem tiếp