Archive | July 2019

Thơ Như Lời Kêu Cứu

Phan Tấn Hải

Image result for Avraham Sutzkever
Abraham Sutzkever (1913 –2010)

Abraham Sutzkever (1913 –2010) là một thi sĩ nổi tiếng trong ngôn ngữ Yiddish – một tiếng nói sử dụng trong các cộng đồng Do Thái ở Trung Âu và Đông Âu thời kỳ trước Holocaust, cuộc diệt chủng bằng các lò thiêu do Đức phát xít thực hiện. Báo The New York Times viết rằng Sutzkever là nhà thơ vĩ đại của trận diệt chủng Holocaust.

Sutzkever sinh ngày 15/7/1913, tại Smorgon, Vilna Governorate, thuộc Đế Quốc Nga, bây giờ là quốc gia Belarus. Trong Thế Chiến I, gia đình ông dọn sang Omsk, Siberia, nơi đó thân phụ ông là Hertz Sutzkever từ trần. Năm 1921, mẹ ông đưa cả gia đình sang định cư ở Vilnius, nơi đây Sutzkever vào trường dành cho trẻ em gốc Do Thái. Những bài thơ đầu tiên của ông viết bằng tiếng Hebrew, một cổ ngữ dùng trong Kinh Thánh và Do Thái Giáo và rồi chuyển hóa để trở thành quốc ngữ của nước Israel thời mới.
xem tiếp

Vào Thu Lá Chớm Vàng Rơi Xuống

TỊCH LẶNG TRONG THU NỒNG
sơn dầu trên bố, 24″x30″
Trương Vũ thực hiện tháng 1/2018

Lá bắt đầu rơi. Thu bắt đầu…
Lòng sông có lẽ rất là sâu?
Chiều êm đến nỗi cây không động
Bắp trổ cờ thơm đến bãi dâu…

Còn cánh đồng xanh còn chút nắng
Bầy cò biết tối, rủ nhau bay
Khói lam, Mẹ chắc đang nhen lửa
Một góc quê xưa, nhớ, cảm hoài…
xem tiếp

Ngày Gió Lên

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

1

Bác sĩ bảo cứ để cho Mẹ ăn uống thứ gì Mẹ thích. Thế nhưng Mẹ không thích nữa. Đúng hơn là Mẹ không thể thích. Mẹ hầu như đã mất khẩu vị. Lúc trước, cảm thấy thèm ăn, mỗi ngày Mẹ ra một “menu” cho tôi mua hoặc nấu, khi thì bún bò, khi thì bún riêu, rồi nào là phở, mì, bánh xèo, cơm tấm… Món gì Mẹ ăn cũng thích thú. Tôi không thấy bận rộn gì thêm, bởi vì phần lớn là tôi mua, chứ không thể bày ra nấu nướng, trừ những ngày nghỉ. Tôi quá bận rộn với việc sở. Có khi không kịp ăn sáng, tôi cứ vừa lái xe vừa gặm chút bánh mì, cũng xong. Nhưng tôi cảm thấy thích thú với những món ăn Mẹ yêu cầu. Nếu Mẹ cứ ăn được như vậy hoài thì quá tốt.
Chỉ mới đầu tháng trước, Mẹ trở nên biếng ăn. Chuyện này trùng hợp với kết quả xét nghiệm đột ngột xấu hẳn đi. Mẹ không còn đáp ứng với thuốc nữa. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định ngừng trị liệu. Cả nhà đều biết phải làm gì.
“Mẹ ơi! Ly sữa nguội quá rồi!”
“Mẹ biết. Cứ để đó, khi nào Mẹ uống thì Mẹ hâm lại.”
“Mẹ cứ nói, con hâm.”
xem tiếp

Đọc Vũ Điệu Không Vần Toàn Tập của Khế Iêm

Phan Tấn Hải

blank

Sách dày khoảng 630 trang, khổ giấy 6×9 inches, bên cạnh các bài thơ là những bài lý luận phức tạp, bên cạnh một số tranh minh họa của Ngọc Dũng, Thái Tuấn… cũng là các đồ hình lý luận về thơ Tân Hình Thức và cả khoa học…

Nhà thơ Khế Iêm đã xuất hiện rất mực Khế Iêm… Thơ Tân Hình Thức thường bị ngộ nhận là khó hiểu và bí hiểm. Nhưng nơi đây, độc giả sẽ không thấy thơ Khế Iêm khó hiểu hay bí hiểm… thực sự nhiều câu thơ rất dễ hiểu. Thí dụ, như bốn câu đầu bài thơ nhan đề “Tân Hình Thức và Câu Chuyện Kể” nơi trang  13, trích:

Khi tôi ngồi uống cà phê ngoài lề
đường và kể lại câu chuyện đã được
kể lại, từ nhiều đời mà đời nào
cũng giống đời nào, mà lời nào cũng…

xem tiếp

Những Khu Rừng Không Xanh Như Xưa


Nguồn: Internet

Những khu rừng không xanh như xưa
Rừng không còn rậm nên rừng thưa?
Con voi, con cọp, không còn nữa
Chỉ có con người mắc võng đưa…

Đưa người ta không đưa qua rừng
Đưa người đi trời mưa rưng rưng…
Hình như nắng rớt thành mưa giọt
Đọng ở mắt người có phải không?
xem tiếp

trào phúng số 4 & số 5

TRÀO PHÚNG SỐ 4

GAO*

Related image
Nguồn: Internet

thải bớt ra chút, cụ uy rích**
cụ làm đầu gối sưng chật ních
đây nghèo lõ đít chả phải giàu
mần răng cụ cứ thích nhào vào

ờ, cụng. thì cũng dăm đường cụng
dzô dzô dzô dzô dzô cái gì?
xoong chảo nồi niêu chày ế cối
thôi cụ. xin đường ai nấy đi
xem tiếp

Từ Mekong ra Biển Đông, bao giờ cho tới tháng Mười?

Tạp Ghi của Nhà Văn Nhật Tuấn *

Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu khác của nhà văn Nhật Tuấn  dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông Mekong Biển Đông,  trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết… Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn tuy cách đây cũng đã 12 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, như một “ôn cố tri tân” để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi. 
xem tiếp

Phù Điêu “Hà Nội Phố”

Du Tử Lê

phanvu_2012_-5-content-content

Buổi trưa nồng bụi. Thành phố phồng, rộp theo những cơn nắng châm chích trên từng tấc thịt, da; tuồng đã bị nấu nhừ, nung chín. Tôi lẽo đẽo theo chân Hà Quang Minh. Những đoạn đường phải, trái ngắn. Những ngọn cây già, mốc, không có nổi cho chính nó, chút bóng mát liu điu. Minh mở cửa. Quán vắng, âm âm, chia khu. Những chiếc ghế bành đợi khách. Tôi đợi một người. Đợi tác giả “Em ơi, Hà Nội Phố.” Đợi Phan Vũ. Một người tôi không quen. Một tên gọi chỉ mới gần đây, dấy lên trong tôi, một điều gì, như muốn nói với ông, lời cảm ơn. Mọi chuyện khởi đi từ P. Kim ở Seattle, khi Kim gửi cho tôi qua không gian ảo, ca khúc “Em ơi, Hà Nội Phố.”
xem tiếp