Archive | September 2019

Đỗ Hồng Ngọc, thơ và thiền song sinh? (Kỳ 02)

Du Tử Lê


Nhà thơ Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc.

Tôi cũng không quên mới đây, nhà thơ Phạm Chu Sa đã ghi nhận một cách chi tiết, chân tình về Đỗ Nghê – Đỗ Hồng Ngọc. Nhưng dù các bài viết về cõi-giới văn chương của ông, thâm trầm hay nhẹ nhàng, đơn giản thì, tự thân những bài viết ấy, cũng đã thắp sáng những thành tựu, hiểu theo nghĩa “hạnh phúc” mà Đỗ Hồng Ngọc đã đạt được.

Nhà thơ Phạm Chu Sa cho rằng, nhiều người nghĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ làm thơ, viết văn và gọi anh là bác sĩ-nhà văn (4).
xem tiếp

Đỗ Hồng Ngọc, thơ như một hạnh phúc? (Kỳ 01)

Du Tử Lê

Nhiều độc giả (kể cả một số người có làm thơ), nói với tôi rằng, biết làm thơ và làm được thơ là một hạnh phúc! Tôi nghĩ khác.

Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.

DoHongNgoc-DTL-2008-content-content

Với tôi, đó là một cuộc chạy đua việt dã không đích đến. Không bạn đồng hành. Khi đối diện với bài thơ thì, chỉ có mình y, cùng lắm là… chiếc bóng.
xem tiếp

Một Jim Webb Khác Trên Lưu Vực Sông Mekong

Gửi cựu TNS Jim Webb
& Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

    DẪN NHẬP: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực: “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Senator Jim Webb’s Press Releases 12/08/2011

http://vietecology.org/images/Articles/HI_NH II_ JIM WEBB AND PM HUN SEN.jpg
Hình 1: Thủ Tướng Hun Sen – người luôn luôn ủng hộ các dự án đập Trung Quốc trên sông Mekong, đang tiếp Thượng Nghị Sĩ Jim Webb ngày 19/ 08/ 2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông Nam Á để khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức sử dụng nước xuyên lưu vực. [nguồn: Office of Senator Jim Webb]

xem tiếp

Mùa Thu Của Các Trưởng Lão *

Khuất Đẩu

Nguồn: Internet

Mặc dù đang ở cái tuổi lão giả an chi (1) và đã đi qua hết mùa thu của cuộc đời, nhưng vì là một công dân hạng hai, nên tôi chỉ được gọi là lão già, chưa kể khi đọc bài viết của tôi có kẻ còn gọi là thằng già nhiễu sự.

Trưởng lão, được dùng để thưa gửi các vị quyền cao chức trọng đã từng lừng lẫy một thời.

Như các vị từng là thủ tướng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và cao chót vót là tổng bí thư. Còn trong quân đội, bét lắm cũng từ hàng đại tá trở lên.
xem tiếp

Lưu Vong Hành

tranh đinhtrườngchinh

Bất chợt xe ngang phố Tàu
phất phơ cờ đỏ cái màu huyết âm
đây là nước Mỹ xa xăm
cờ nước nào cũng công bằng gió bay?
Hỏi người bạn ngồi sát vai
bạn cười rồi khoát cánh tay… bình thường!
xem tiếp

Ba Chàng Thi Sĩ Tên Sơn

Khuất Đẩu

Một họ Trịnh, hai họ Nguyễn.

Trịnh Công Sơn
tranh đinhcường

Chàng họ Trịnh, ai cũng biết là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhưng ngoài tài xếp 7 nốt thành những bản nhạc bay bổng tuyệt vời, còn có tài sử dụng tiếng Việt như một thi sĩ thực tài.

Văn Cao bảo Trịnh Công Sơn chọn chữ dễ dàng như thò tay vào túi áo. Có lẽ ông thấy vậy, chứ không phải vậy.

Trịnh Công Sơn tuy sinh ở Buôn Mê Thuột, nhưng gốc Huế, học ở Huế, cái máu Huế điệu đàng và yêu thích thơ vẫn không ngừng chảy trong ông.
xem tiếp

tommy & laura. lời tạ tình / tell laura i love her

Jeff Barry & Ben Raleigh
Chuyển ngữ: Hoàng Xuân Sơn

RayPeterson-TellLaura
(Nguồn: Amazon.com)

Lời Người Dịch: Khó có ai có thể chối cãi bản chuyển ngữ lời Việt “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu” của Nam Lộc từ ca khúc “Tell Laura I Love Her” (TLILH) của Jeff Barry và Ben Raleigh là một tuyệt tác để đời, ghi đậm dấu ấn của một thời học đường thơ mộng qua thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam. Phiên bản này cũng có sức lôi cuốn mãnh liệt trong hành trạng trình tấu âm nhạc. Tác giả Nam Lộc chỉ mượn cái thần thái âm nhạc của nguyên bản TLILH để khoác vào một cái áo khác, nhẹ nhàng , mềm mại, da diết như một bài thơ của tuổi học trò tươi thắm, trong khi lời Anh ngữ bản gốc chỉ là một câu chuyện kể bình thường, nhiều kịch tính.

Vậy mà, ngoài sự hấp dẫn của phiên bản “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu”, người viết phóng chuyển tài tử này muốn làm một chuyện trái khoáy, lần theo lối mòn thử dọ dẫm dịch (thoát) ý từ nguyên bản tiếng Anh để làm một phiên bản lời Việt có thể ngân nga hát lên (chủ quan) theo giai điệu và gần với ca từ nguyên bản đôi chút. Xin được tường trình dưới đây, và xin được góp ý từ thân hữu.

Hoàng Xuân Sơn
(viết tạm xong lúc 11giờ 49
buổi tối ngày 9 tháng 3 năm 2019
Laval, Quebec – Canada)

xem tiếp

Mắt Nâu Chiều Mưa / Blue Eyes Crying In The Rain

Fred Rose & Willie Nelson
Chuyển ngữ: Ian Bùi

Blue Eyes Crying in the Rain
(Nguồn: Amazon.com)

Mắt Nâu Chiều Mưa

Theo áng mây chiều nhạt tím chân trời
Đôi mắt ai chìm trong mưa gió
Sau chiếc hôn biệt ly dưới chân đồi
Đôi chúng ta từ nay cách chia

Khi đoá hoa tình yêu đã phai rồi
Bao xót xa thương nhớ cho vừa
Theo giấc mơ cùng ta đến cuối đời
Đôi mắt nâu nhạt nhòa dưới mưa
xem tiếp

Nghĩ Vẩn Vơ Cuối Đời (bài 2)

Image result for bien doc lech ninh hoa
Bãi biển Dốc Lết, Ninh Hòa.
(Nguồn: Internet)

QUÊ NGOẠI CỦA CÁC CON TÔI

Khuất Đẩu

Tôi không đủ đức tính ngang tàng và bạo mồm bạo miệng như nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, để có thể tặng vợ bốn câu thơ trời ơi đất hỡi như thế này:

Ta vốn ghét đàn bà như ghét cứt
Nhưng vì sao ta lại yêu em?
Ôi mắt em nhìn như là bẫy chuột
Ta quàng xiên nên đã sa chân.

Tôi cũng sa chân nơi quê ngoại của các con tôi, nhưng không phải vì mắt em nhìn như là bẫy chuột, mà vì nơi đây có những hàng cau rất giống với quê nhà và vì lỡ kẹt không chịu trình diện quân dịch nên không thể rút chân đi đâu được.
xem tiếp