Archives

Cảm nhận nhân đọc “thơ ngắn đỗ nghê”

Trịnh Y Thư

1.

Tôi thích đọc “thơ ngắn” của Đỗ Nghê. Những bài thơ “ý tại ngôn ngoại,” đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc đều nhận ra thêm một cái gì mới, khác, mở ra những chiều kích bát ngát hương thơm. Hãy giở trang đầu tiên của tập thơ, bài Trái đất, cả bài thơ chỉ có vẻn vẹn sáu từ:

Giữa đêm
Thức giấc
Giữa ngày…

Boston, 1993

Từ chìa khóa để hiểu bài thơ là “Boston,” mặc dù nó chỉ là phụ chú cho bài thơ. Giữa đêm thức giấc, bên kia nửa vòng trái đất là giữa ngày, chợt bàng hoàng tỉnh giấc, thao thức nỗi nhớ nhà, chợt thấy cô đơn, ôm nỗi sầu vạn cổ, thấy cái tôi bé nhỏ không một chút trọng lượng lọt thỏm giữa vũ trụ bao la.

Tứ thơ cô đúc, được nén chặt đến cực độ trong sáu từ, đột ngột phóng ra như một tia chớp lóe, để người đọc mặc tình buông ra từ trí tưởng của mình những cảm xúc bát ngát diệu kỳ.
xem tiếp

Đọc Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu & Văn Chương

*SONG THAO

Thời gian gần đây, tạp chí Ngôn Ngữ mỗi kỳ giới thiệu đặc biệt một tác giả. Thường thì số bài dành cho phần đặc biệt này chiếm nửa số báo, khoảng 150 trang. Nhưng có những tác giả có nhiều bài viết, chiếm quá số trang nên phải làm một phụ bản riêng. Mỗi số Ngôn Ngữ dày khoảng 300 trang, thường các phụ bản trước của các tác giả Tô Thùy Yên và Hoàng Ngọc Biên, Cung Tích Biền số trang ngang bằng với Ngôn Ngữ. Kỳ này, cuốn “Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu và Văn Chương” chiếm kỷ lục, tới 700 trang lận, gấp đôi số báo thường. Cứ tưởng tượng mỗi số Ngôn Ngữ như một anh chàng khôi ngô tuấn tú vác một phụ bản như vác một cái ba-lô. Anh chàng 300 ký vác cái ba-lô 700 ký, lăn kềnh là cái chắc. Nhưng nhà văn Ngô Thế Vinh xứng đáng với sức nặng này.
xem tiếp

Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Của Thơ Mộng, U Hiển

9 Khuon Mat . 9 Phong Khi Van Chuong

Tuyển tập “9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.

Tuyển tập “9 Khuôn Mặt…” dày 440 trang của Bùi Vĩnh Phúc có một điểm đặc biệt: bạn chỉ cần đọc khoảng mười trang sẽ nhận ra tự thân tuyển tập cũng là một sáng tác văn học vì chính bút pháp phê bình của họ Bùi cũng đầy sương khói nghệ thuật. Chúng ta có thể nghiệm ra rằng, một tác phẩm nghệ thuật, thí dụ, ca khúc “Hương Xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến, tuy ngắn chỉ có 5 phút, nhưng tuổi thọ có thể là vài thập niên hay vài thế kỷ, vì thỉnh thoảng chúng ta lại có thể nghe lại dòng nhạc của Cung Tiến, năm sau, mười năm nữa, và nửa thế kỷ nữa. Đó là tuổi của nghệ thuật. Tương tự, các bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, truyện của Nguyễn Mộng Giác và tất cả tác phẩm của 9 người trên, tuổi thọ không chỉ trong vài trăm trang sách. Như Truyện Kiều của Nguyễn Du, đôi khi gắn bó rất là lâu dài với hồn thơ của một dân tộc. Và cũng tương tự, với văn phong cực kỳ thơ mộng của Bùi Vĩnh Phúc, tuyển tập phê bình này trở nên có một đời sống riêng, tuổi thọ đã vượt xa hơn 440 trang, và chúng ta có thể đọc đi đọc lại, cũng tương tự như khi nghe nhạc Cung Tiến.
xem tiếp