Archive | September 2013

Đoạn ghi ba, và Hoàng Ngọc Biên và Lữ Quỳnh, Trần Đình Sơn Cước

Đinh Cường - Hoàng Ngọc Biên - Lữ Quỳnh - Trần Đình Sơn Cước  San Jose 9 - 2013

Đinh Cường – Hoàng Ngọc Biên – Lữ Quỳnh – Trần Đình Sơn Cước
San Jose 9 – 2013

Những người bạn tôi thương quý vô cùng
như thương yêu Quảng Trị và Huế
dù cơn gió Lào dù mùa lụt bão
những ngày gặp lại nhau ở San Jose
như nhớ lại cả một thời tuổi trẻ
đọc tiếp

LA TY: Một chút ưu tư và Huế vĩnh cửu

Tác giả: Nguyên Ly

Góp mặt trong vườn thơ Tuổi Hoa đã lâu, với những bài thơ đủ loại, đủ kiểu nhưng cái tên LATY vẫn chưa gợi cho người đọc một hình ảnh rõ ràng nào về tác giả. Hôm nay NGUYÊN LY muốn được làm cái hân hạnh đó là được giới thiệu người thơ LATY với các bạn thơ của T. H.

LATY hay Lê thị Thảo, hai mươi tuổi là cựu học sinh một trường nữ học nổi tiếng ở Huế – Trường Đồng Khánh. Thảo đã nghỉ học, bỏ Huế để làm công chức tại xứ cát nóng Phan Rang.
đọc tiếp

Đoạn ghi hai sau một tuần đi thăm bạn ở Cali.

Phố núi ghi nhớ những lần qua San Fran. sơn dầu trên giấy plast 18 x 20 in  đinhcường 2013

Phố núi
ghi nhớ những lần qua San Fran.
sơn dầu trên giấy plast 18 x 20 in
đinhcường 2013

Vẫn Hải Phương chị Quận, Quế Hương, Lữ Quỳnh
ra đón ở bến xe đò Hoàng, ba giờ chiều trời đổ mưa
San Jose mưa rồi tạnh mấy ngọn đồi quanh phố
như đã vào thu, tháng chín gió nhẹ những cụm mây
bay thấp xuống, và đàn bò đứng ngẩn ngơ trên xa
đọc tiếp

Đoạn ghi khi mới về lại nhà sau một tuần đi Cali. thăm bạn, nhớ chiếc mũ đen rơi đâu mất

Đinh Cường - Nguyễn Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thiệp San Jose - tháng 9.2013

Đinh Cường – Nguyễn Xuân Hoàng – Nguyễn Xuân Thiệp
San Jose – tháng 9.2013

Chiếc mũ đen có in mấy nét
của Miró vẽ mặt trời mặt trăng
mua ở Tây Ban Nha lâu rồi
bây giờ đang bay tấp bên góc
đường nào ở Santa Ana – Cali.
người bạn nói nó đã hết thời
đi giang hồ cùng tôi đó đây
Paris Sàigòn Huế Hànội Đàlạt…
đọc tiếp

Trò chuyện trên mạng với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê) – kỳ 22

Câu hỏi của Lê Uyển Văn:

Kính gửi Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nhà thơ Đỗ Nghê

Là một fan trung thành của dohongngoc.com, Lê Uyển Văn rất tâm đắc và ngưỡng mộ với những bài viết được xếp trong mục “Ghi chép lang thang”. Nhất là những ghi chép về Huế, Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết, Bà Nà,…giúp người đọc hiểu rằng mỗi tấc đất quê hương đều là cẩm tú để rồi háo hức tìm thăm, để rồi yêu thương gắn bó.

LUV xin được hỏi điều gì làm nên chất keo gắn kết giữa riêng và chung, giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa nghệ thuật và khoa học,… trong những bài viết độc đáo này?

Lại thêm câu hỏi như một niềm mong ước ” Khi nào thì những “ghi chép lang thang” đó được in thành sách ạ?”

Trân trọng kính chào

Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Đa tạ Lê Uyển Văn. “Ghi chép lang thang” thực ra là những ghi chép không đầu không đuôi, kiểu “cà kê dê ngỗng” trong lúc lang thang nơi này nơi khác, chợt nghĩ, chợt nghe, chợt nhớ… một điều gì đó có khi chỉ là mùi khoai lang nướng, có khi chỉ là mùi dĩa bánh căn, mùi cá khô đuối xúc hột vịt…, thậm chí mùi phân trâu bò trên đường làng cũ, nhưng cũng có khi là một câu nói đanh thép của nhà vua trong bảo tàng viện với hàng trăm chiếc… thuyền thúng giăng ngang bãi biển một ngày lộng gió…
đọc tiếp

Trò chuyện trên mạng với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê) – kỳ 21

Lá Thư Từ Kinh Xáng

Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,

Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh, thế là tròn một vòng tìm hiểu về vài nhân vật văn học mà bác sĩ có dịp quen thân và gần gũi và đã được Bác sĩ giải đáp rất tỏ tường. Nay thì xin trở lại trò chuyện thêm cùng bác sĩ về lãnh vực khác.

Có lần đọc được trên trang nhà của Bác sĩ, bác sĩ có giải thích về “Thiền Định Phật Giáo”: “Có hai hình thức trong Thiền định Phật giáo: Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana)”. Còn “Thiền đốn ngộ” là sao, thưa bác sĩ? Có phải “thiền đốn ngộ” là ”Chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật” không? Nếu đúng vậy thì tại sao “phải chỉ thẳng tâm người, và chẳng lập văn tự” vậy, thưa Bác sĩ?

Kính chúc bác sĩ thân tâm thường an lạc.

Kính thư

Hai Trầu

.

Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Kính thưa anh Hai Trầu,

Anh hỏi khó quá anh Hai à! Chỉ thẳng tâm người (trực chỉ chơn tâm) ấy là muốn khuyên ta đừng có “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (TCS) nữa mà hãy “nương tựa vào chính mình”, quay lại quan sát chính mình. Nương tựa là “quy y” đó anh Hai! Phật khuyên “hãy nương tựa chính mình” ấy là hãy quy y chính bản tâm mình đó, để chuyển hoá cái tâm nhảy nhót như khỉ như vượn (tâm viên ý mã) thành tâm thanh tịnh để có được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống, như anh Hai có câu chúc “thân tâm thường an lạc” ở trên đó vậy.
đọc tiếp

Thầy Chương

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915-1976)

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915-1976)

Tác giả: Song Thao

Cứ như suy nghĩ thông thường thì một thi sĩ phải có bộ điệu bất cần đời, ăn mặc phải lôi thôi lếch thếch một chút cho có vẻ khác người. Niên học 1955-1956 tôi học lớp Đệ Nhị ban Văn Chương tại trường Chu Văn An Saigon. Giáo sư môn Văn Chương Việt Nam là thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Giờ Việt văn đầu niên học, chúng tôi hồi hộp chờ đợi xuất hiện bóng dáng “phong sương” của thi hào nổi tiếng họ Vũ. Nhưng người bước vào lớp chẳng như chúng tôi chờ đợi mà là một nhân vật ăn mặc chải chuốt như một chính khách. Không, phải nói như một nhà ngoại giao chuyên nghiệp mới đúng.
đọc tiếp

Trò chuyện trên mạng với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê) – kỳ 20

Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị.
Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm…
Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé.
Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm “rộn” anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp.

Nguyệt Mai

________________

*Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời

Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại: Em ra đi mùa thu/ Mùa thu không trở lại/ Em ra đi mùa thu/ Sương mờ giăng âm u… Ngày em đi/ Nghe chơi vơi não nề/ qua vườn Luxembourg/ Sương rơi che phố mờ… Tôi biết vườn Luxembourg cũng là nhờ Anatole France và Phạm Trọng Cầu. Năm 1997, tôi có dịp lang thang ở Luxembourg và nhớ lại hình ảnh cậu bé con vai đeo cặp vở tung tăng của Anatole France và “Mùa thu không trở lại” của anh. Phạm Trọng Cầu rất vui tánh. Hồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay hát: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười… thì anh đã “chế’ thành: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi/ Từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà…”
đọc tiếp

Trò chuyện trên mạng với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê) – kỳ 19

Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị.
Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm…
Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé.
Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm “rộn” anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp).

Nguyệt Mai

*Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Về các nhà thơ thì tôi quen biết cũng khá nhiều. Ngay ở Phan Thiết quê tôi thì cũng đã có Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Kim Tuấn, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Bắc Sơn, Trần Vấn Lệ, Phan Bá Thụy Dương, Nguyễn Như Mây, Phan Chính, Trần Yên Thảo, Liên Tâm… Nhưng, hãy nói về Nguyễn Bắc Sơn trước nhé.
đọc tiếp