Archive | June 2021

Tập Sách Cái Cười và Sự Lãng Quên của Milan Kundera do Trịnh Y Thư dịch

Nguyệt Mai đã nhận được:

CAI CUOI VA SU LANG QUEN_BIA SACH

TẬP SÁCH CÁI CƯỜI VÀ SỰ LÃNG QUÊN
Tiểu thuyết
MILAN KUNDERA
Trịnh Y Thư dịch & giới thiệu
xem tiếp

Advertisement

Milan Kundera: Cái cười cái nhẹ cái quên

Trịnh Y Thư

CAI CUOI VA SU LANG QUEN_KUNDERACAI CUOI VA SU LANG QUEN_BIA SACH
Milan Kundera và tác phẩm “Tập sách Cái cười &  Sự lãng quên”

Trong bài tựa cuốn tiểu thuyết Chuyện đùa, Milan Kundera thuật lại giai thoại sau: Năm 1980 (lúc này ông đã cùng gia đình sang Pháp định cư), có buổi hội thảo trên kênh truyền hình nào đó nói về sự nghiệp văn học của ông. Một nhân vật trong thành phần tham dự đứng lên phát biểu, gọi cuốn Chuyện đùa là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo tội ác của chủ nghĩa Stalin. Kundera nghe vậy vội vàng ngắt lời, “Ông làm ơn đừng gán ghép chủ nghĩa Stalin của ông vào tôi. Chuyện đùa chỉ là một câu chuyện tình.”
xem tiếp

Hè, đọc thơ ve – ve sầu, ve lạnh, ve vui

Trần Doãn Nho

(LTG: Bài này đã đi trên Người Việt, ngày 16/6/2021. Trong bài dưới đây, tác giả có nhuận sắc, thêm phần thơ chữ Hán)

Cicada and white pine
Ve sầu vùng đông bắc Ohio
Photo courtesy of Jim Chatfield

Lại hè! Lại nắng! Và lại ve!

Năm nay, 2021, con ve xuất hiện dài dài trên báo chí Hoa Kỳ, báo động một mùa ve rộn ràng, ầm ĩ vì sự xuất hiện của “Brood X” (Lứa Ve 10)- tên riêng do các nhà sinh vật học đặt cho loại ve năm 2021 này- trải dài qua 14, 15 tiểu bang, từ North Carolina, Georgia, Tennessee đến Indiana, Michigan, Pennsylvania, New York, New Jersey…. Ve hiện diện trên khắp thế giới: 3.390 loại, có loại thường niên (annual cicadas), có loại chu kỳ (periodical cicadas). Riêng Hoa Kỳ, 190 loại, trong đó 15 loại là chu kỳ, hoặc 13 năm hoặc 17 năm. Brood X, lớn nhất trong các loại ve chu kỳ, tái xuất giang hồ sau 17 năm nằm im tu luyện trong lòng đất. Mô tả bằng những nhóm từ nghe rất “kêu” như “a big tsunami is coming” (cơn sóng thần lớn sẽ ập đến),  “the big cicada invasion of 2021” (cuộc đại xâm lăng ve năm 2021), các nhà chuyên môn ước đoán phải có đến hàng tỷ (billions), thậm chí hàng ngàn tỷ (trillions) con sẽ tràn ngập các tiểu bang nói trên, từ rừng sâu cho đến công viên, từ đường phố cho đến các khu vườn nhà, bắt đầu từ giữa tháng 5 và đạt đến đỉnh điểm vào giữa tháng 6. Ngoài tiếng ồn, một số tai nạn ve đã được ghi nhận trên báo chí: ve đâm vào mắt một người đang lái xe khiến xe lạc tay lái, đâm vào cột điện ở Cincinnati, Ohio hôm 7/6; chuyến bay chở thông tín viên báo chí đi Âu Châu tháp tùng chuyến Âu du của tổng thống Joe Biden bị chậm 7 tiếng đồng hồ vì bị ve bám vào máy, không khởi động được, hôm 9/6…
xem tiếp

Bơi sông Hương

Thái Kim Lan

Sông Hương – Wikipedia tiếng Việt
Sông Hương – Nguồn: Wikipedia

Mỗi dòng sông, mỗi biển khơi đều có những phẩm (quality) nước khác nhau. Lần đầu tiên đến xứ Đức cách đây hơn 50 năm, khi nhảy ùm vào sông Isar ở Munich vào mùa hè, cảm giác như bị nước hất văng mình ra, lạnh buốt đến căm da, một nỗi xa la bao quanh thân thể không thể tả, đến nỗi có thể chảy nước mắt.

Khi đến đảo Kreta ở Hy Lạp, nước biển xanh hút như một mê cung huyền thoại, khi mình nhào mình vào trong đó, cảm giác chơi vơi như bị ngộ độc làm mình mất khả năng xúc giác, nước và mình như không thực. Thuở học trò đi tắm biển Thuận An, vị nước muối mặn chát nâng mình lên và nỗi khao khát phiêu lưu đưa mình vẫy vùng trên sóng.
xem tiếp

Nhớ Hai Anh Giang Hữu Tuyên và Ngô Vương Toại

Phan Tấn Hải

blank
Nhà thơ Giang Hữu Tuyên và nhà báo Ngô Vương Toại

Một ấn bản giấy tạp chí Cỏ Thơm từ miền Đông Hoa Kỳ đã gửi tới Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, và rồi từ vị Giáo sư Nam kỳ Lục tỉnh này chuyển qua đường bưu điện tới tôi. Tôi đã nhẩn nha đọc, một phần là thưởng thức văn học nghệ thuật (dĩ nhiên, báo này và nhiều báo khác đều có những độc đáo riêng), nhưng bùi ngùi khi nhớ tới một số hình ảnh đã mờ nhạt với hai nhà báo đã quá cố — anh Giang Hữu Tuyên (1949-2004) và anh Ngô Vương Toại (1947-2014).
xem tiếp

Đàn Chìm

Guitar Painting by Jose Manuel Abraham
Guitar Painting by Jose Manuel Abraham

lónglánh lónglánh hoa cương
câu thơ lóng lánh trên đường khổ sai
trần thân núi đụng hang dài
hun _______
            hút hun________
                                         hút
trần ai điệu về
nhiệm mầu
nấc giọng hoang tê
tiếng hát chấp chới
bên lề tử sinh

xem tiếp

Gia Đình Bách Khoa và Một Lê Ngộ Châu Khác

NGÔ THẾ VINH

blank

Hình 1: Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại tòa soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu. [tư liệu Ngô Thế Vinh, hình chụp 05/03/1984]

TIỂU SỬ LÊ NGỘ CHÂU

Tuổi Quý Hợi, sinh ngày 30/12/1923 tại làng Phú Tài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Có thời gian theo kháng chiến chống Pháp. Tới năm 1951 Lê Ngộ Châu hồi cư về Hà Nội, dạy học, làm hiệu trưởng một trường trung học tư thục ở tuổi 29. Di cư vào Nam 1954, gia nhập Hội Văn hóa Bình dân với một hệ thống Trường Bách khoa Bình Dân ở các tỉnh miền Nam và Hội VHBD có xuất bản một nội san với tên Bách Khoa Bình Dân.
xem tiếp

Đầu lâu, Mặt trăng và điên loạn Bóng đá

Nguyễn Hữu Liêm

“Một trận bóng đá cũng giống như là một vở kịch ở hí trường, với một câu chuyện lớn được kể qua phương cách trình diễn từ những màn diễn nhỏ, bao gồm kịch tính của những thanh niên vờn nhau trên sân cỏ, từng cặp quấn quýt lẫn nhau theo từng bước chạy, hiển lộ những kết cuộc bất thường.”

U.S.-Portugal World Cup matchup: most-watched soccer game in U.S. ever | EW.com
Trận đấu giữa Hoa Kỳ và Portugal trong thời 2014 FIFA World Cup.
Photo courtesy of Getty images

Nhà bình luận thể thao Mỹ Lawrie Mifflin từng nhận xét như vậy trước trận chung kết của World Cup năm 1982. Bóng đá, hay là túc cầu, soccer hay football, fútbol, là một hoạt cảnh đầy hương vị, đầy sinh động, chất đầy từng phút giây, mà những ai đã rơi vào màn kịch này thì khó mà thoát ra được. Cho dù suốt cả trận bóng với kết quả không có một điểm phá lưới nào, trận chiến túc cầu vẫn cứ hấp dẫn. Cái khoái lạc của bóng đá là sự liên tục, không ngừng nghỉ của tác hành lừa bóng – mà vở kịch điêu luyện của các cặp giò cứ như đang ở bên bờ cho một kết quả ngoạn mục và không tiên đoán được.
xem tiếp

Mười Con Nhạn Trắng Về Tha

Nguyên Giác

blank

Bài này được viết để nói chuyện về thơ và đạo. Người viết không có thẩm quyền về thơ lẫn đạo, do vậy chỉ làm một góp ý bên lề, để thêm ý thơ cho giấy mực. Phần chính là để vâng lời nhà văn Đỗ Hồng Ngọc, một người đàn anh trong giới học Phật, dặn là “Hải cho một lời bình cõi văn chương nhe…” trong lời mời góp ý.
xem tiếp

Soi Lại Bóng Mình


Nhà thơ Trang Châu

Ngày tôi đi
đâu cần biết lúc nào
Đâu cần thiết
phải sâm soan lời giã biệt
Chỉ riêng mình
soi lại bóng mình thôi
xem tiếp