Tag Archive | Phạm Cao Hoàng

Đọc thơ Phạm Cao Hoàng với dòng chữ thơm hương đất quê nhà

Phan Tấn Hải

Trí nhớ là cái gì rất là mơ hồ, không nhìn thấy được, không trực diện được để chúng ta có thể truy vấn, nhưng vẫn là cái gì rất có thực, mà chúng ta không quay lưng được. Đôi khi ký ức, một số kỷ niệm nào đó, vài sợi tóc thời thơ dại, hay đôi mắt của nhiều thập niên trước, hay cái nắm tay thời mới lớn, hay mùi hương đất bay thoang thoảng trở lại… vẫn có thể làm chúng ta bâng khuâng, mất ngủ. Cho dù đã cách xa nhiều thập niên, và cho dù đã cách biệt nhiều ngàn dặm, bên kia bờ đại dương.

Với sức mạnh như thế, hai tác phẩm của nhà thơ Phạm Cao Hoàng — Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương (ĐCTMMH), và Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt (MCTGMĐL) — đã gợi nhiều nỗi nhớ trong tôi. Nơi đây, Phạm Cao Hoàng đã trải ra trên trang giấy những sương khói Đà Lạt, Phú Yên, Bình Thuận… và đã lấy ngòi bút thương nhớ chép xuống những dòng mực kỷ niệm để làm thơ, để viết lên các tùy bút hồi ức.

blank
Bìa hai tác phẩm của Phạm Cao Hoàng

xem tiếp

Đà Lạt và Câu chuyện về Khu vườn Thi sĩ

Cúc Hoa, Giấc mơ Đà Lạt. Thời chưa biết buồn – tranh Đinh Cường 17.03.2013

và bài thơ tôi viết đêm nay
là bài thơ sau bốn mươi năm
kể từ hôm tôi nắm tay em
chầm chậm đi qua Khu Hòa Bình
xuống con dốc Duy Tân
rẽ sang Hai Bà Trưng
và dừng lại nơi chiếc cầu Vĩnh Viễn

đêm ấy
Đà Lạt có một chút mưa bay
có tiếng hát của Lê Uyên Phương, của Phụng, của Tiên
của Nhượng, của Phong, của Triền, của Chức
em mặc chiếc áo dài màu xanh của miền đồi núi
đôi mắt hồn nhiên như một bài thơ tình
xem tiếp

Phạm Cao Hoàng Hào Sĩ Đất Phương Nam

Nguyễn Minh Nữu

Phạm Cao Hoàng
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng (nguồn: luanhoan.net)

Ba mươi chưa hỡi người tuổi trẻ…

Đó là câu thơ mở đầu một bài thơ của Phạm Cao Hoàng. Khi đọc bài thơ này vào năm 1971 trên tạp chí Ý Thức, tôi rất xúc động. Lúc ấy tôi đang ở Đà Lạt và tôi không biết gì về tác giả ngoài cái tên đọc trên báo. Bài thơ tôi không thuộc hết, chỉ nhớ bốn câu và cái cái tên Phạm Cao Hoàng.

ba mươi chưa hỡi người tuổi trẻ
mà trông như tóc đã hoa râm
chân đã mỏi trên đường phiêu lãng
cuộc bể dâu vùi dập biết bao lần

xem tiếp

Vẽ chân dung thời đại dịch (Bài 1)

Trương Vũ

Họa sĩ Trương Vũ
Photo by Phạm Cao Hoàng

Tôi bắt đầu chuyện vẽ vời từ những phác họa (sketch) chân dung bằng viết chì. Không nhớ từ lúc nào, cũng không nhớ hết thời tuổi nhỏ đã vẽ những ai, nhưng biết là nhiều lắm. Chắc chắn là có những khuôn mặt nhìn trộm trong lớp, những đứa bạn khá thân bắt ngồi làm mẫu trong giờ ra chơi,… Cho đến khi rời quê hương, sự nghiệp hội họa của tôi chỉ có thế, chỉ là những nét bút chì nghuệch ngoạc, nhưng hầu hết, chỉ vẽ từ người thật, không từ ảnh chụp. Cái thích vẽ từ người thật đó chắc phải dính líu đến cái mê nắm bắt một sự sống nào trong mỗi con người, dù lúc đó tôi chưa hình dung ra được đó là cái gì. Thời còn ở trung học, khi tỏ ý định theo đuổi con đường nghệ thuật, ba tôi quyết liệt phản đối. Tôi nghe lời ba tôi, bỏ hẳn ý định đó. Tôi tiếp tục học Toán, rồi dạy Toán. Toán học đã giúp tôi tồn tại, trên quê hương hay ngoài quê hương. Nhưng, vẫn mê vẽ.
xem tiếp

Thơm Mãi Mùi Hương

Trương Vũ

Tôi quen nhiều người làm thơ. Thơ có hay, có không hay. Bạn có thân, có sơ. Thế nhưng, không phải ai cũng để lại trong tôi những ấn tượng đẹp, những tình cảm sâu đậm, dù với người có nhiều thơ tôi thích. Giữa thơ với người thường có khoảng cách.

Tôi nhận được tập thơ “ĐẤT còn thơm mãi mùi hương”, ấn bản sau cùng, của Phạm Cao Hoàng (PCH) vào đầu thu 2018 khi đang ở San Jose, California. Ấn bản mới đẹp hơn, nhiều thơ hơn, nhiều phụ bản hơn. Mở tập thơ ra xem, tôi có cảm giác như vẫn ngồi đâu đó ở Virginia, với vợ chồng Hoàng, cháu Thiên Kim, với bè bạn thường lui tới, giữa cái rộn ràng của cỏ cây đang rực màu thu của vùng đông bắc. Ở PCH, thơ và người luôn đi liền nhau. Trong tập thơ nhỏ, khoảng 100 trang, tôi thấy ở đó cả một đời người. Có tình yêu đậm đà cho quê hương, nồng nàn cho cha mẹ, vợ con, gia đình, và tình bạn thắm thiết. Nhiều bạn. Người mất, người còn.
xem tiếp

Đất Hoàng Thổ

Hồ Đình Nghiêm

Làm thơ đã lâu, tháng năm tôi còn ngồi ghế nhà trường chưa xong bậc trung học. Tập thơ đầu của anh xuất bản vào năm 1972.

Quê nhà Tuy Hòa và “Đời Như Một Khúc Nhạc Buồn” đã trỗi lên, mang anh phiêu bồng sang tới vùng Virginia xa khuất. Địa phận này tôi tự đặt tên riêng: Vùng đất kỷ niệm.

Ngày cũ nhỏ nhít, tôi đi không nhiều. Huế, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn. Để lại sau lưng sáu (6) thành phố yêu kiều mệnh bạc ấy, nên giờ đây muốn ôn lại hình bóng cũ, hồi tưởng thời vàng son đã vuột mất thì có một nơi không đâu mang đủ lực đẩy cho bằng khu vực Virginia, chốn chập chùng cây xanh bóng mát có gia đình anh chị tôi đến định cư.
xem tiếp

Tết Ly Hương

Trong lúc ngoài vườn ngập tuyết bời bời, cành forsythia trong nhà Thái Kim Lan ở München vẫn ra hoa rực rỡ. Ảnh: TKL


CÀNH MAI NGÀY TẾT

Thương tặng chị Thái Kim Lan

Ngoài vườn sân tuyết ngập
Giá băng lạnh buốt hồn
Trong nhà mai rực rỡ
Ấm áp tết ly hương
xem tiếp

Hành Phương Đông


Ảnh: internet

Hỡi ơi trời đất vô cùng rộng
Nào biết tìm đâu một mái nhà

Nguyễn Bính – Hành phương nam

bạn ta, áo ngươi sao bạc thếch
chiều nay còn một ngươi với ta
ngươi nhớ gì dưới trời mây trắng
ta nhớ màu hoàng hôn năm xưa

ngươi phong trần ta cũng giang hồ
vó ngựa qua nhịp khua lóc cóc
buổi ra đi đâu mơ ngày về
nhưng chiều nay ngươi ơi ta muốn khóc
xem tiếp

Dran, Ngày Về

Nhớ thời Dran
sơn dầu trên canvas 24 x 30 in
đinhcường

Tặng anh Đinh Cường

khi trở về chàng đứng ngẩn ngơ
giọt nước mắt rơi trên nền đất cũ
đêm Dran
nhớ tiếng xe thổ mộ
về hướng Kado về phía Lạc Lâm
xem tiếp