Archives

Dự án Kênh Đào Funan Techo – Ứng Xử Giữa Việt Nam và Cam Bốt – Cảnh Đồng Sàng Dị Mộng

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.

Topshots of the Week (16-22 March 2024) | AFP.com
Hình 1: Tương Lai Đi về Đâu? Người đàn ông chụp thùng nhựa lên đầu đi qua một hồ cạn nước ở tỉnh Bến Tre ngày 19/03/2024. Hình ảnh một ĐBSCL nhiều nơi đất đai nứt nẻ khô mặn, sông rạch cạn nước, cả một vùng châu thổ sông Mekong vốn phì nhiêu nhất thế giới đang bị sa mạc hóa và từ từ tan rã là một tương lai không xa. [nguồn RFA / photo by AFP]

xem tiếp

Ngô Thế Vinh: nhà văn, người lính, và trí thức đích thực

Nguyễn Văn Tuấn

“Hai tác phẩm đó viết về sinh mệnh của một dòng sông là mạch sống không chỉ của Việt Nam mà còn của hơn 70 triệu dân thuộc bảy quốc gia ven sông.”

Đó là lời phát biểu như một tâm sự của tác giả Nhà văn, Bác sĩ Ngô Thế Vinh nhân dịp anh được trao giải thưởng Văn Việt vào Tháng Ba năm 2017. Hai tác phẩm mà anh đề cập đến là “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” và “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch”. Đó cũng chính là hai tác phẩm làm nên tên tuổi của tác giả Ngô Thế Vinh. Ngày nay, trước những tranh chấp ở Biển Đông và ở những xung đột mới xảy ra ở Tây Nguyên, hai tác phẩm trên trở nên cần thiết hơn hết cho những ai muốn có một cái nhìn ngọn ngành và đằng sau những vấn đề thời sự đó.

Tôi gọi tác giả Ngô Thế Vinh là ‘Anh’, vì tác giả là một người bạn vong niên mà tôi đã quen biết chừng 20 năm qua. Năm nào sang Hoa Kỳ công tác, tôi đều ghé thăm anh và bạn bè, và có những buổi trò chuyện về những chủ đề chung quanh các tác phẩm và bài viết của anh. Qua những trò chuyện như thế, tôi nghĩ anh Ngô Thế Vinh không chỉ là một nhà văn, một người lính, mà quan trọng hơn là một nhà trí thức. Dù là nhà văn, người lính, hay nhà trí thức, những ý tưởng của anh thường đi trước thời cuộc. xem tiếp

Ngô Thế Vinh Và câu chuyện của dòng sông Mekong

Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con

[Trích ca khúc Cửu Long Giang của Phạm Duy]

PHẠM PHAN LONG, P.E

Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe dọa diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì.

Tôi bắt đầu viết bài này về nhà văn Ngô Thế Vinh bằng một bước lùi về quá khứ, để được nhớ về các bạn đã cùng tôi khởi đầu Nhóm bạn Cửu Long và kể về cơ duyên với nhà văn Ngô Thế Vinh cho đến bây giờ. Vì mang cùng một tên hướng về cùng một mục đích nên Nhóm bạn Cửu Long trong tác phẩm của anh Vinh cũng là bạn của chúng tôi.
xem tiếp

RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:

PV MAI TRẦN – 1) Theo ông, lập luận cho rằng sông Bassac không thuộc hệ thống Mekong và kênh đào Funan không lấy nước từ Mekong có đúng với thực tế không?

NGÔ THẾ VINH – 1) Tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet cho rằng: Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp.” [sic]
xem tiếp

Phù Nam Techo – Con kênh lịch sử & Những bước tiến hành dự án giữa triều đại “Cha và Con”

Ngô Thế Vinh

Biết mình biết người, trăm trận không nguy
Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi – Tôn Tử
知己知彼, 百戰不殆 – 孫子

(Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền cất tiếng nói;
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long)

clip_image002
Hình 1: Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hóa, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai? Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thủy điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo. (nguồn: photo by TTXVN / Vietnam, cảnh hạn hán trên một cánh đồng lúa vốn phì nhiêu của tỉnh Sóc Trăng 03/2016)

MỘT TRIỀU ĐẠI CHA VÀ CON

Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
xem tiếp

Từ đế chế Phù Nam – Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của vương quốc Cam Bốt

Ngô Thế Vinh

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

clip_image002
Hình 1: Dự án Funan Techo Canal, sẽ là Con Kênh Lịch sử của Vương quốc Cam Bốt 2024-2028 kết nối Cảng Phnom Penh ra tới Vịnh Thái Lan.

DẪN NHẬP Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng.(1) [trích Thông Báo của Cambodia gửi Ủy Ban Thư Ký Sông Mekong] 
xem tiếp

Giấc Mơ Châu Thổ Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023 Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uống
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm.

“Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái]

Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]

blank
Hình 1: Logo Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023, với chủ đề: “Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn thấy thế giới đổi thay”. (1) Và đề nghị một châm ngôn cho Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023: “Bạn cần can đảm và có tiếng nói nếu như bạn muốn thấy một Việt Nam đổi thay.”

xem tiếp

Nửa Thế Kỷ Cải Tạo Làm Cạn Kiệt Tài Nguyên Một ĐBSCL Đang Chết Dần

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL
không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

順天者存,逆天者亡
Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong
Thuận với thiên nhiên thì còn.
Nghịch với thiên nhiên thì mất. [Mạnh Tử]

“Kế hoạch phát triển nào cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs – đối với sức khỏe của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.”  Ngô Thế Vinh
xem tiếp

Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia Đình Bác Tám

NGÔ THẾ VINH

Hình 1: Võ Tòng Xuân lần đầu được gặp Chú Sáu Dân năm 1976 ở Đại Học Cần Thơ. Chú Sáu Dân, là tên gọi bình dân của ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, sau này là Thủ Tướng Chính phủ. Hình chụp ông Võ Văn Kiệt trong một buổi gặp gỡ các trí thức Việt kiều, và trí thức đào tạo ở Miền Nam trước 1975; hàng đứng từ trái: TS Võ Tòng Xuân lúc đó 36 tuổi, Trưởng bộ môn trồng trọt Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ; GS Nguyễn Ngọc Trân, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên Cứu về ĐBSCL, chuyên gia Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trưởng ban Việt kiều Trung ương; Phạm Hùng Phi, Phó Giám đốc Trung Tâm Khoa Học Kỹ Thuật TP.HCM; Nguyễn Văn Huấn (Ba Huấn),Trợ lý của Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, sau này làm Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM. [tư liệu Võ Tòng Xuân]

TIỂU SỬ

Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em. Do lao động quá sức, lại ăn uống thiếu thốn, VTX bị lao phổi phải nghỉ học một thời gian. Là học sinh trường Kỹ thuật Cao Thắng, tới năm 1961, xong bậc trung học, ở tuổi 21, khao khát được đi du học, nhân có cuộc thi tuyển học bổng của Đại học Nông Nghiệp Los Baños, Philippines, Võ Tòng Xuân nộp đơn dự thi và đã trúng tuyển. Đang từ một thanh niên ham thích kỹ thuật máy móc, nay chuyển sang ngành nông nghiệp, phải nói đây là một khúc rẽ định mệnh tốt đẹp cho Võ Tòng Xuân. Anh đã thích nghi và say mê ngay với môi trường nông nghiệp. Năm 1966, tốt nghiệp Cử nhân (BS / Bachelor of Science) về Nông Hóa, VTX được nhận vào làm nghiên cứu sinh cho Viện Lúa Gạo Quốc Tế / IRRI (International Rice Research Institute) Los Baños nổi tiếng Á Châu và của cả thế giới. Học tiếp Cao học, VTX tốt nghiệp Thạc Sĩ (MS / Master of Science) năm 1971.
xem tiếp

Bước Qua Lời Nguyền Tiến Hành Dự Án Đập Stung Treng Là Hủy Diệt Môi Sinh – Ecocide – Một Nhìn Lại

NGÔ THẾ VINH

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thủy điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thủy điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.      xem tiếp