Archive | November 2022

Vai diễn đời người

Nguyễn Quang Chơn

Biểu Tượng Mặt Nạ Sân Khấu Hai Bên Mặt Nạ Đen Trắng Thiện Và Ác Vector Minh Họa Cho Thiết Kế Web Hình minh họa Sẵn có - Tải xuống Hình ảnh Ngay bây ...
Nguồn: Internet

Đã sống trong đời, thì dĩ nhiên phải vui, buồn, sướng, khổ, sân, hận, si mê, hạnh phúc, mơ ước, tuyệt vọng, hội ngộ và chia ly!…

Đời là một sân khấu của những bi hài kịch được dàn dựng bởi đạo diễn, kịch bản, nhà làm đạo cụ sân khấu tài ba tới mức thượng thừa. Từ diễn viên chính, phụ, đến quần chúng…, đều không được xem kịch bản, đọc lời thoại, song vẫn diễn tròn vai một cách vô cùng xuất sắc!…

xem tiếp

Advertisement

Phân tích Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất - Mobitool
Ảnh minh họa: Internet

Và rồi cũng chẳng tới đâu
nước trôi vẫn nước
qua cầu thản nhiên
và quánh
đặc
vẫn xứ, miền
chim bay không nổi
cuồng điên ghế ngồi
xem tiếp

Tỉnh Mê Một Cõi: từ Địa Ngục tới Tịnh Độ

Nguyên Giác

Lời Giới Thiệu: Bài viết này là Lời Bạt trong “Tỉnh Mê Một Cõi” (tức Hứa Sử Truyện), một tác phẩm truyện thơ chữ Nôm được GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải, GS Trần Ngọc Ninh giới thiệu và nhận định.

Bia sach_Tinh Me Mot Coi 2

Có địa ngục hay không? Có Diêm vương, vua của cõi địa ngục, hay không? Có Tịnh độ, có cõi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà hay không? Có phải các nhà sư khi đi từ miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không? Và các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với giới trí thức và đối với những người dân quê không biết chữ?

Bài viết này sẽ tìm cách trả lời, một phần nào, những câu hỏi trên qua cuốn truyện thơ “Tỉnh Mê Một Cõi” — hay “Hứa Sử Truyện” — nhìn đối chiếu với kinh Phật. Bài viết này cũng để trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Văn Sâm — thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học — đã cho đọc trước bản thảo do Giáo sư thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008). Những dòng chữ nơi đây, chỉ xin được làm thêm một ghi chú dài về Phật học trong văn chương Nam Bộ ba thế kỷ trước.
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 5

Truyện dài của Vũ Thất


Chương 5

Hải phận Khánh Hòa
Thứ bảy 5/8/1967 06:30G

Khi tôi lên đến boong tàu, một lớp sương mỏng phủ lên mặt đại dương mênh mông còn lờ mờ sáng. Một vòm trời xanh lam điểm những mảng mây không cùng sắc màu. Có mảng da cam vàng tươi, có mảng hồng nhạt, tim tím. Vì sao mãi đến nay tôi mới được thưởng thức lần đầu một bình minh tuyệt đẹp? Nhờ một mình đứng giữa mênh mông của biển trời? Ở trên tàu mà gặp mưa hẳn buồn lắm, suốt ngày phải tự giam hãm trong lòng tàu, còn hơn ở tù.
Chợt nhớ đến câu ca dao tiên đoán thời tiết, tôi mừng thầm. Đông không thâm tức là trời không mưa. Rồi tôi chợt nghe mặt nóng bừng khi nhớ đoạn cuối. Hưng đôi khi mạnh bạo đòi hỏi nhưng tôi dứt khoát chối từ. Nếu không, không chừng vú tôi cũng đang thâm.
xem tiếp

Khánh Trường – Người Kết Nối Muôn Phương

Trần Thị Nguyệt Mai

Đi thăm họa sĩ Khánh Trường và cô giáo cũ
Khánh Trường (Đinh Cường vẽ)

Tháng 10/1991, Hợp Lưu ra đời. Tôi đã có mặt ở Mỹ vài năm, còn thuộc diện dân mới nhập cư. Cảm thấy không kham nổi việc làm nặng nhọc với vóc dáng “mình hạc xương mai”, nên dù đã xa tuổi thiếu nữ, tôi vẫn cố công đèn sách tạo dựng tương lai. Xứ sở mới, ngôn ngữ không là tiếng mẹ, đầu óc tiêu thụ chậm, nên trong khi người khác chỉ cần học một giờ thì tôi phải ngốn gấp ba bốn lần nhiều hơn. Cộng thêm gia đình, con nhỏ… chẳng còn thời gian nào để nghĩ đến chuyện văn chương. Thành phố tôi ở có ít người Việt, sách báo tiếng Việt cũng không. Mà nếu như có, chắc tôi cũng đành phải giả đò ngó lơ “cầm bằng như không biết mà thôi”…

Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” của họa sĩ Đinh Cường vào tháng 1/2012 nhân dịp anh bày 30 bức tranh Thiền. Lúc đó, tôi chỉ biết anh là một họa sĩ như anh Đinh Cường đã nhận xét, “Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Nietzsche với hình ảnh Zarathustra đã gợi lên lộ trình sâu rộng của một bậc Đại Bồ Tát giữa lòng đen tối của thế gian. Khánh Trường là hình ảnh của Zarathustra “Trong tất cả những tác phẩm, ta chỉ yêu những tác phẩm nào đươc tác giả viết bằng máu của chính mình. Ngươi hãy viết bằng máu rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.” Zarathustra đã nói như thế Khánh Trường đã vẽ như thế.” [1]
xem tiếp

Màu Áo Năm Xưa

Trần Huiền Ân

Tranh Mai Trung Thứ đấu giá 1,57 triệu USD - VnExpress Giải trí
“Phụ nữ đội nón lá bên sông” – tranh Mai Trung Thứ
Sơn dầu 98×71 cm – Ảnh: Sotheby’s

Em xa cách…
     Mình xa nhau xin đo bằng kỷ niệm
     Đường dài thêm khi bóng đổ ngược chiều
Là câu anh viết trong Năm năm dòng sông thơ.

Từ bấy đến nay, nói theo ước lệ là đã bao nhiêu lượng nước chảy xuôi dòng ra biển lớn, bao nhiêu lượng nước bốc lên thành mây cao để rồi tan biến làm mưa đổ xuống đại ngàn và lại chảy xuôi dòng theo kiếp sống luân lưu. Trên đường đời… bóng chúng ta đổ ngược chiều nhau, không phải nghịch lý mà thuận lý nghiệm rằng những kỷ niệm cũ cứ luôn luôn theo thời gian chồng chất. Hôm nay, bỗng nhiên thời tiết thay đổi đột ngột, se se lạnh, trời khi vui thì nắng, khi buồn thì mưa… như một năm nào đó.
xem tiếp

Vua Khỉ làm trò khỉ

Phiếm luận về “Trò Chuyện với Thiên Thần”

Kiệt Tấn

Trò Chuyện Với Thiên Thần - Những Tai Họa Thế Giới Và Giấc Mơ Việt Nam | Tiki
Trò Chuyện với Thiên Thần
Tiểu thuyết của Trương Văn Dân
Nxb Tổng Hợp tp HCM – tháng 6- 2020

Tây Du Ký là truyện thần thoại do Ngô Thừa Ân bên Trung Quốc sáng tác. Truyện kể Đường Tăng Tam Tạng du hành sang phương Tây, tức là Ấn Độ, để thỉnh kinh Phật về Trung Quốc hầu giáo hóa chúng sinh.  Đường Tăng được hộ giá bởi 3 đồ đệ là Tề Thiên, Bát Giới và Sa Tăng. Tề Thiên khi xưa vốn là Hầu Vương, tức là Vua Khỉ, học lóm được được 72 phép thần thông biến hóa khôn lường. Vua khỉ bèn đâm ra ngạo mạn, vác Thiết Bảng bay lên trời quậy tưng bừng, đòi Ngọc Hoàng phải nhường ngôi báu lại cho mình – để một mình độc quyền làm Trời!  Ngọc Hoàng chới với, bèn cầu cứu Phật Tổ.  Phật Tổ bày diệu kế:  Ngọc Hoàng sẽ nhường Ngôi Báu với điều kiện Tề Thiên nhảy vượt qua được bàn tay Phật Tổ. Với lòng hiu hiu ngạo mạn, vua khỉ tưởng bở, bèn gật đầu ô kê liền tù tì.
xem tiếp

Nhớ Người Thơ-Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Hình minh họa
Nguồn: Getty images

Anh dùng hai bút hiệu: Đỗ Tư Long, tên thật, và Trần Miên Trường. Sau này tôi tự hỏi, sao anh lại lấy bút hiệu Trần Miên Trường, để rồi ngủ giấc thiên thu?
Nơi đây, những chiều thứ Bảy, hầu như quá quen với những cây bút dành cho tuổi học trò và với những độc giả thường xuyên đến thăm. Đó là phòng họp của Tòa soạn Tuổi Hoa, nằm cùng một khu vực với Nhà sách Đức Mẹ. Gọi là phòng họp nhưng thật ra là một căn phòng nhỏ, thường ngày chỉ có hai, ba người ngồi làm việc, thậm chí nhiều hôm chỉ có một người. Vậy mà khi họp mặt lại vui lắm! Đó là nơi mọi người quen nhau đến, và đến làm quen với nhau. Mới đầu có một chút e dè, nhưng sau thì chan hòa như bạn thân.
xem tiếp

Tiếng Hát Tạ Ơn

Lê Chiều Giang

nghde
tranh Nghiêu Đề

Dù xa xôi cách trở đến đâu, điều ước mơ duy nhất là mong gặp lại Chị. Tôi biết, ở một góc trời nào đó, Chị cũng thường nhớ và ao ước như tôi. Đời sống, chợt có những ra đi biền biệt không ngờ, như một tiếng hát vút bay, rồi mất tăm trong gió.

Tuổi nhỏ tôi quấn quít, líu lo bên nhà Chị nhiều hơn với Mẹ. Chị giải dùm tôi những bài toán khó, sửa lại những câu văn ngớ ngẩn và còn giúp tôi nhớ tên nhiều nhân vật trong những bài sử dài lê thê…

Giọng nói Chị vừa dìu dặt, vừa ấm áp. Đặc biệt Chị hát rất hay, khi hát cổ Chị ngước cao với mắt nhìn chìm đắm. Chị đẹp, nhan sắc óng ánh của một loài chim quí, Chị học Văn Khoa khi tôi còn lẽo đẽo lớp tám. Tôi nhỏ xíu trong lứa tuổi nhõng nhẽo dễ thương, Chị bao dung cười khi tôi lằng nhằng vòi vĩnh.
xem tiếp

This entry was posted on November 24, 2022, in Văn.