Archive | March 2024

Ông Phật Dược Sư Của Tôi

Song Vũ

Hình Ảnh Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương (khổ lớn)

Chúng tôi di chuyển bộ từ Trại 3 thuộc Liên Trại 1 ở phía Bắc sông Hồng về Trại 8 phía Nam sông Hồng vào tháng 5/1977. Trại 8 thuộc vùng đồi núi Hoàng Liên Sơn nằm gần khu hồ chứa nước cho công trình thủy điện Thác Bà. Ngay từ lúc đặt chân tới trại mới, công việc của chúng tôi là tu bổ sửa sang lại khu trại đã cũ đã xuống cấp này và chuẩn bị cho vụ trồng cây lương thực sắp tới. Vì thời tiết của khu trại cộng thêm cường độ lao động (chủ yếu là phát quang trồng rẫy và đốn cây, tre, nứa) khá căng thẳng nên sức lực của tù nhân ngày càng kém.

Cho đến tháng 7 thì dịch kiết lỵ, tiêu chẩy ập tới trên diện rộng cho cả liên trại. (Thực tình tôi cũng không còn nhớ chính xác là Liên Trại 4 này có bao nhiêu trại nhưng qua các kỳ đi lãnh lương thực phẩm, gặp gỡ các bạn tù từ các trại khác thì ít nhất tôi cũng nghĩ là Liên Trại này gồm 8 trại và một trại y tế là Trại 9.)
xem tiếp

Song Vũ – Ngô Văn Xuân – Sau Cơn Binh Lửa – Ông Phật Dược Sư Của Tôi

Doãn Cẩm Liên


Tác giả Song Vũ ký tặng sách
Nguồn: Vuông Chiếu Luân Hoán

Tóm tắt tiểu sử: Song Vũ được hai cụ thân sinh đặt tên Ngô Văn Xuân vào năm 1940 tại thành phố Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Khóa 17. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chức vụ cuối cùng ông giữ là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Suốt thời gian binh nghiệp ông bị thương ba lần, vẫn chưa kinh hoàng bằng 13 năm tù Cộng Sản. Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, ông đi theo chương trình HO và định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1992.

Ở nơi xứ người, môi trường hoàn cảnh thay đổi gần như trăm phần trăm, cuộc sống ổn định. Tâm ông đã lắng đọng và đủ yên để ghi xuống những cảm xúc cùng những câu chuyện trong suốt cuộc đời binh nghiệp qua hai quyển “Chinh Chiến” xuất bản năm 2021 và “Sau Cơn Binh Lửa” tái bản lần hai năm 2023.
xem tiếp

Giới thiệu KBC tháng 4/2024

Nguyệt Mai đã nhận được:

Nguyệt San KBC
tháng 4/2024
Chủ đề: Song Vũ Ngô Văn Xuân
Một thời cầm súng, một thời cầm bút

Với sự góp mặt của Song Vũ, Đỗ Trường, Phạm Tín An Ninh, Nguyễn Tư Cao, KQ Võ Ý, Nguyễn Kỳ Phong, Ninh Kiều, Nguyễn Mạnh Trinh.

xem tiếp

Buồn Ơi Buồn Mênh Mông

tranh đinhtrườngchinh


Vẫn còn lạnh buổi tối, vẫn còn lạnh về chiều, nhưng đã thấy nóng nhiều, bắt đầu Hè, dám lắm…

Chín giờ sáng phơi nắng, hai giờ trưa… thì thôi. Bạn không ai một lời thấy hiện trên mặt máy!

Cuối đời tàn binh vậy! Gặp nhau may còn cười, mà chắc không đi chơi, cũng không còn tâm sự!
xem tiếp

GIÒNG SÔNG TỈNH THỨC 18 – CÓ NÊN NÓI LỜI YÊU?

Truyện dài của Kim Hài


Nguồn: Internet

Hiệu Trưởng Thọ bước vào căn nhà vôi trắng bằng những bước chân bỡ ngỡ.
– Đây là đâu?

Đã ba ngày nay, Thọ không rời khỏi căn nhà của mình. Anh vùi đầu trong kế hoạch chuẩn bị cho năm học mới, nói đúng hơn là kế hoạch đối phó với tình trạng dây dưa khó hiểu của Ban Giáo dục nông đô. Tại sao ngôi trường bề thế mới cáu của Tỉnh Thức lại không thể mở cửa ? Học sinh vẫn chưa thể rời bỏ ngôi trường cũ rách nát, ẩm thấp vì trận lũ năm ngoái. Tại sao các thầy cô được điều về không thấy bóng dáng đâu, v.v… Chỉ có ngôi trường nằm đó to lớn nhưng rỗng tuyếch. Liệu lãnh đạo có muốn khai phá giáo dục như đã hứa? Họ có muốn mở cửa trường đón học sinh cấp ba cho niên học mới? Những học sinh gia đình khấm khá đôi chút đã đưa con em về huyện hoặc tỉnh từ lâu rồi. Còn lại, những đứa trẻ con gia đình nông dân nghèo khổ không có điều kiện đành chờ đợi với hy vọng nhỏ nhoi bám víu vào ý chí lãnh đạo. Nhưng hình như qua những tin tức rộn ràng trên mạng nội bộ, Nông đô Tỉnh Thức đang theo đuổi mục tiêu khác không ăn nhập gì đến việc mở mang dân trí.
xem tiếp

This entry was posted on March 28, 2024, in Văn and tagged .

Về, qua đỉnh đèo mây

John Martono
Tranh John Martono

Thơ Nguyễn-hòa-Trước được đặc trưng bởi sự tập trung vào tính sáng tạo của ngôn ngữ, sự giải cấu trúc của cú pháp và ngữ pháp thông thường, đồng thời khám phá những hạn chế và khả năng cố hữu của chính ngôn ngữ.
Thơ ông thường sử dụng cú pháp rời rạc. Cấu trúc thơ phân mảnh, thách thức các hình thức biểu đạt tuyến tính và tự sự thông thường. Sự phân mảnh phản ánh sự hoài nghi đối với ý tưởng về một ý nghĩa mạch lạc, đồng thời nhấn mạnh quá trình đọc thơ như một tương tác tích cực với ngôn ngữ. Người đọc thơ cùng lúc sáng tạo với người làm thơ. Thơ có thể gãy đoạn, không dễ cảm nhận tức thời, không đi thẳng từ trái tim người làm thơ sang trái tim người đọc, nhưng đó là sự gãy đoạn có ý thức khơi gợi những khả thể mỹ học khác lạ trong một tương quan mở. Chính nhờ vậy, ngôn ngữ trong thơ ông không bị lệ thuộc vào cái nghĩa, tức là cái tư tưởng tiên nghiệm, để từ đó thơ thoát ra khỏi thân phận công cụ, không bị trì kéo bởi trọng lượng khôn kham của sứ mệnh, và trở thành cứu cánh của văn học, của mỹ học.
Là một thử nghiệm ngôn ngữ ở cấp độ vần/nhịp điệu, từ pháp, cú pháp và ngữ nghĩa, nhà thơ thường sáng tạo những từ mới, sử dụng cách chơi chữ và vận dụng ngôn ngữ để làm nổi bật những phẩm chất vật chất của nó. Sự đổi mới ngôn ngữ này nhằm mục đích phá vỡ các thói quen đọc và hiểu.
Bởi thơ Nguyễn-hòa-Trước xem ngôn ngữ như một đối tượng vật chất, có xu hướng khám phá tính chất vật thể của nó cũng như cách thức nó định hình nhận thức và trải nghiệm, nên nhà thơ quan tâm đến kết cấu, cú điệu và hình thức trực quan của các từ trên mặt dệt của bài thơ cũng như bối cảnh văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng chúng.
Theo lời chính nhà thơ thì “Viết là để ‘ngôn ngữ hóa’ cảm xúc và tưởng tượng của mình; mà hai thứ này thì cứ thay đổi, biến chuyển tùy lúc. Do đó, chúng bắt buộc ‘ngôn từ’ phải tự biến hóa liên tục theo.”

(Trịnh Y Thư)

*

xem tiếp

“Vệ Nữ soi gương” – Phần II: Từ Vệ Nữ đến Giáng Kiều (Bích Câu Kỳ Ngộ)

Trí Ngô


Danh họa Diego Velázquez
Nguồn: wikipedia.org

Vào thời điểm Diego Velázquez (viết tắt là DV trong bài này) khởi nghiệp ở vương quốc Tây Ban Nha, tận cùng phía bên kia trái đất, Trịnh Tùng ép vua Lê Kính Tông thắt cổ tự vận (1619), tiếp tục giai đoạn – được lịch sử gọi là – Trịnh Nguyễn phân tranh. Dĩ nhiên đây không phải lần đầu Trịnh Tùng ra tay giết vua. Trước đó, các nạn nhân chính như sau: vua Lê Anh Tông mặc dù đã trốn về Nghệ An vẫn bị Trịnh Tùng sai người đuổi theo bắt đem về giết (1573); thậm chí để dứt nhà Mạc, Trịnh Tùng xử tử Mạc Mậu Hợp (1592) ở Thăng Long, rồi đem xác xuống tận Thanh Hóa đóng cọc bêu đầu. Ở Việt Nam trong thời kỳ này, hội họa chưa phát triển, chính yếu chỉ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, tranh thờ, tranh tết, được các nghệ nhân dân gian, làng nghề thực hiện. Không hiểu người Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài vào thời ấy, khi nhìn thấy “Vệ nữ soi gương” họ nghĩ thế nào: “Người xứ Tây Dương sao mà bày vẽ ả lăng loàn thô tục?” hay “Phụ nữ ở đâu mà xinh ra phết, thắt đáy lưng ong … !” Nhưng xin phép bạn đọc cho phép tôi tạm gác thắc mắc này lại, để quay trở về “Vệ nữ soi gương”.
xem tiếp

Gây | Quá Giang Tửu

Chèo thuyền đêm trăng | Painting, Art, Celestial
Nguồn: Internet

G Â Y*

Cho nên gây gió để nghe
mùi men đại lục đã về châu thơm
Về nghe mầu áo ngọt, ròn
ôm tà nắng nhụ giữa hôn thụy này
Gây lấy mềm, một nhón tay
để thèm cơn ngủ chia bày mộng mơ
Cho nên gây muộn để chờ
kim giờ chỉ phút tình thơ hẹn dài
xem tiếp