Archive | March 2023

Thuyết hiện sinh từ triết học đến văn chương

Liễu Trương

Ở Pháp, sau Đệ nhị Thế chiến, từ năm 1945 đến khoảng năm 1960, học thuyết hiện sinh được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, làm nảy sinh một trào lưu tư duy tràn qua lĩnh vực văn chương, và một lối sống ngoài xã hội.

I. Một hiện tượng xã hội
Về mặt xã hội, thuyết hiện sinh gây nên một lối sống có thể nói là ngông cuồng của một tuổi trẻ hiếu động, tập trung ở Paris, xung quanh khu Saint-Germain-des-Prés. Những hầm rượu của Saint-Germains-des-Prés bỗng dưng nổi tiếng vì giới trẻ tấp nập lui tới. Dư luận thiếu suy xét và được một thứ báo chí ham cái mới thúc đẩy, nên liên kết tên của các nhà hiện sinh: Sartre, Simone de Beauvoir, với những nơi chốn có tính huyền thoại như các tiệm cà phê Flore, Les Deux Magots, Le Tabou, với nhạc jazz, với lối khiêu vũ be bop, với loại ca nhạc của Juliette Gréco. Tuổi trẻ này chống chủ nghĩa theo thời một cách ồn ào, và có một lối cư xử khiêu khích, độc đáo.
xem tiếp

Advertisement

anh là ai

anh Cát, duyên
vẽ bút chì 03.29.2018. / 03.29.1971

đã gửi lời, sao anh không đợi
vội vã gì. anh về, trước lá thơ anh?
trưa 29 tháng ba năm bẩy mốt
anh về…
từ chiến trường Cam Bốt
nguyên vẹn hình hài, sao anh không nói năng
anh còn đó
sao tim tôi tan vỡ
anh còn đó
sao một họ hàng khăn trắng buồn đau?*
xem tiếp

Từ thần thoại Hy Lạp “Đôi Cánh Icarus” đến cổ tích Việt Nam “Ăn Khế Trả Vàng” (II)

Trí Ngô

Phần II: Nhà điêu khắc Igor Mitoraj


Nhà điêu khắc Igor Mitoraj – Nguồn: Internet

Igor Mitoraj, điêu khắc gia đương đại, cha gốc Pháp, mẹ Ba Lan, chôn nhau cắt rốn tại Đức năm 1944, là tác giả bức tượng Daedalus (Hình 1) tại Pompeii và Icarus gãy cánh (Hình 2) tại Valley Of The Temples (xem Phần I: “Gặp lại” Icarus). Ông tốt nghiệp ngành Hội họa tại Viện Nghệ thuật Krakow, Ba Lan (1967). Sau khi chuyển sang sống ở Paris, Igor Mitoraj có dịp du hành một số quốc gia vùng Nam Mỹ. Thông qua những chuyến đi đầy cảm xúc, ông ta bị quyến rũ bởi vẻ đẹp kỳ diệu thoát ra từ các pho tượng mang sắc thái đặc biệt Châu Mỹ La Tinh. Như một cậu bé dậy thì chợt tìm thấy tình yêu, Igor Mitoraj bỏ hẳn hội họa để quay sang điêu khắc (1974). Và Igor Mitoraj lại tiếp tục tiến hành nhiều chuyến đi khám phá nghệ thuật, lần này các điểm hành hương là nước Ý, nơi còn rất nhiều tác phẩm điêu khắc cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, nhưng đã bị thời gian bào mòn hay gây tổn thương nghiêm trọng. xem tiếp

Nguyễn Văn Sâm, người gìn giữ kho tàng dân tộc

Trương Văn Dân


Giáo sư Nguyễn Văn Sâm

Trong các cuộc trò chuyện, nếu có ai nhắc đến việc đọc cổ văn và học Hán Nôm thì sẽ có không ít người nhăn mặt: ôi dào, nó đã trở nên vô dụng! Đã lỗi thời!

Ai bảo vệ quan điểm sẽ bị gắn ngay cái nhãn mơ mộng, hoài cổ và không thức thời.

Thực ra thì cũng dễ cảm thông với những ý kiến “chụp mũ” như thế. Vì trong cuộc sống, người ta quan tâm đến cái học để kiếm được việc làm hơn những thứ đã qua, tuy có “ích” nhưng không có “lợi”!
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 17

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 17

Sông Lòng Tào
Chủ nhật 6/8/1967 18:00 G

Tôi còn đang lo lắng bực bội vì bị Hưng dụ dỗ đưa vào tử địa thì Võ Bằng lên tiếng:
– “Để tôi đưa cô về phòng. Đến lúc tôi cần trở lên đài chỉ huy.”
Tôi cảm thấy hụt hẫng lạ thường. Nỗi lo càng dâng cao khi đúng lúc tôi cần có người bên cạnh. Tôi than thở:
– “Đại úy vừa xuống phiên trực mà!”
– “Như tôi vừa nói, giang hành trên sông Lòng Tào thường bị phục kích, do đó mọi người đều phải túc trực tại vị trí tác chiến của mình.”
– “Nhưng chưa nghe còi nhiệm sở tác chiến mà!” Tôi lầu bầu.
– “Từ lúc tàu hướng vào cửa sông là Hạm Phó phải có mặt trên đài chỉ huy rồi. Lẽ ra tôi đã tiếp tục ở trên đó nhưng thấy cửa Cần Giờ còn xa, mà giây phút cuối bên cô thì quá ngắn…”
Lời Võ Bằng lửng lơ mà buồn da diết. Với Võ Bằng, đây là những giây phút cuối cùng bên tôi, nhưng với tôi, cũng có thể là giây phút cuối cùng của đời người. Tôi ngẩn ngơ nhìn cửa Cần Giờ hiện lờ mờ trước mũi tàu. Chẳng lẽ tôi sinh cạnh sông Tiền, sống bên sông Cổ Chiên mà chết trên sông Lòng Tào?
xem tiếp

Múa Cù và Tuổi thơ tôi ở Thủ Dầu Một

Võ Kỳ Điền

Chùm ảnh:Múa Lân Sư Rồng ngày Tết | Giác Ngộ Online
Nguồn: Giác Ngộ online

Thời gian dạy học ở trường Hoàng Diệu Sóc Trăng, nhân dịp Tết Nguyên Đán tôi có nhắc lại chuyện lúc còn nhỏ suốt ngày ở ngoài đường đi coi múa cù, rồi chờ cho đến ngày rằm tháng Giêng xem cộ rước Bà Thiên Hậu có đoàn cù râu bạc, râu xanh, mấy chục con ở Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông tụ tập về đông vui lắm. Đám rước đông nghẹt ồn áo náo nhiệt cả phố xá xung quanh tỉnh lỵ.

Mấy em học sinh nhao nhao lên hỏi: múa cù là múa gì vậy thầy? Khiến tôi ngạc nhiên sững sờ -trời, múa cù mà không biết! Hỏi tới hỏi lui một hồi tôi mới biết ở Sóc Trăng gọi múa cù là múa lân. Phải đến lúc đó lúc đó tôi mới giựt mình sững sờ, hồi nhỏ tới lớn tôi chỉ nghe và biết là múa cù, phải khi về đến Sóc Trăng thì mới vỡ lẽ ra là múa lân. Tại sao múa cù ở Thủ Dầu Một lại là múa lân ở Sóc Trăng? Cù với lân, giống và khác ở chỗ nào, sao kỳ cục vậy?
xem tiếp

Tặng Duyên và Sinh nhật tháng ba

Nguyễn Thị Khánh Minh

CONCERTO 21 BÊN Ô CỬA SỔ DAFFODIL

Top 25 Most Beautiful Daffodil Flowers | White flower farm, Spring flowering bulbs, Daffodil flower
Daffodil – Source: Internet

Thời gian đã bắt đầu bỏ nhỏ những bước đầu tiên trên con đường tháng 3. Mùa xuân đang chờ daffodil rung cánh gõ là tung cửa xô hết những rộn ràng ra ngoài cho nhân gian hưởng thụ.

Những cây đào ba mầu bất chấp mưa gió đã rộ sắc hồng trắng đỏ theo gió cuối đông trên những con phố của Little Saigon. Ở thành phố cao nơi tôi đang ở, phía xa có những đỉnh núi tuyết chưa tan, nhưng trong vườn nhà daffodil đã lơ thơ điểm vàng. Thời khắc giao mùa, gió ấm hơn nên dường như nắng ngọt hơn. Ngày dài hơn nên hình như mình sống chậm hơn. Tất cả, như một tặng phẩm của đất trời cho những ai sinh nhật tháng 3. Và cảm xúc tôi lúc này, là nỗi vui rộn ràng như thể tôi đang châm ngọn pháo hoa. Bung nghìn tia óng ánh để Chúc Mừng Sinh Nhật. Ai đó. Sinh nhật mùa Xuân…
xem tiếp

Dưới những gốc nho biển (Phân đoạn 10-12)

Trịnh Y Thư

clip_image002
Thành phố – Tranh Nguyễn Đình Thuần

10.

Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra, cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
xem tiếp

Giấc Mơ Châu Thổ Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023 Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uống
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

NGÔ THẾ VINH

Chẳng thể cứ tự hào Việt Nam nay là đất nước phát triển nếu như dân cư của cả nước vẫn phải sống với nguồn nước bẩn và một môi trường đầy ô nhiễm.

“Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước.” Oded Distel [chuyên gia về nước của Do Thái]

Đề nghị chọn Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 là Ngày Nước Việt Nam / Vietnam Water Day. [Nhóm Bạn Cửu Long]

blank
Hình 1: Logo Ngày Nước Thế Giới 22/3/2023, với chủ đề: “Bạn cần thay đổi nếu như bạn muốn thấy thế giới đổi thay”. (1) Và đề nghị một châm ngôn cho Ngày Nước Việt Nam 10/3/2023: “Bạn cần can đảm và có tiếng nói nếu như bạn muốn thấy một Việt Nam đổi thay.”

xem tiếp

Em Qua Sông Lá Thu Vàng

Thiếu nữ trong tranh Đinh Cường và mùa thu.
tranh sơn dầu – đinh trường chinh

Nắng đi đâu mất biệt rồi? Trời mưa em ạ, trưa, trời đang mưa! Đó, mà ngộ nhỉ câu thơ / cho em ướt mắt bây giờ, biết đâu!

Trời ơi thơ chẳng thành câu, lời gieo tứ điệp, mở đầu chạm vai! Tại em! Ai biểu tóc dài? Tương tư thấy mãi nhiều bài thơ anh…

Tóc dài em tóc còn xanh, tóc anh có bạc cũng đành chịu thôi! Yêu chi cuối đất đầu trời, tình đem giấy trải, lòng phơi bốn bề…
xem tiếp