Archive | September 2014

Tĩnh vật hoa phù dung

Tĩnh vật hoa phù dung sơn dầu trên canvas 20 x 22 in đinhcường

Tĩnh vật hoa phù dung
sơn dầu trên canvas 20 x 22 in
đinhcường

 

Đôi khi nhớ những đóa hoa phù dung
nở trắng trong khu vườn xưa Đà Lạt
chiều về hoa đổi màu hồng đỏ. héo úa
và tôi đã vẽ tĩnh vật bình hoa phù dung
đọc tiếp

Advertisement

Những ngày này

Chim  sơn dầu trên canvas 92 x 73 cm Thái Tuấn 1995

Chim
sơn dầu trên canvas 92 x 73 cm
Thái Tuấn 1995

 

Gởi Đặng Tiến,

Những ngày này vẫn nhớ người họa sĩ
cao lêu khêu ấy. với chiếc tẩu dài. anh
thích thuốc halft and halft. gởi từ Mỹ qua
Sơn dầu và khói thuốc.
Nụ cười tóc trắng
Ôi, mắt biếc trôi mênh mông đâu?

nhớ câu thơ Khế Iêm viết hồi ở đảo Bataan
đọc tiếp

Lãng quên. không màu / Những câu hỏi trong đêm mùa thu / Đọc thơ haiku

* Thơ Nguyễn Xuân Thiệp

Đóa hoa bé nhỏ ngoài cửa sổ tranh đinhcường

Đóa hoa bé nhỏ ngoài cửa sổ
tranh đinhcường

 

Lãng quên. không màu

tôi bây giờ
sống như lá rụng
như chim về. hoàng hôn. đồi cỏ tía
có khi nhìn mây trôi. nghĩ tới ngày phiêu bạt
đêm nằm mơ. thấy bạn xưa. khóc cười trên những nhánh phố
đời sống. mùi cỏ khô
người xa người
người bỏ người đi đọc tiếp

Hôm Qua Mưa Hôm Nay Nắng

Tranh Thái Tuấn

Tranh Thái Tuấn

 
Hôm qua mưa, mưa không bao nhiêu. Trời có mưa, mưa nước không nhiều, những con sông Cali còn cạn, những con đường vắng bóng tình yêu…

Hôm qua mưa, mưa chưa thỏa lòng. Những chiếc xe bus chờ đón khách không đông, những chiếc ô mở ra khép lại, đường Thu vàng lá bay rưng rưng…

Hôm nay nắng, nắng như mùa Hạ. Trời lại xanh, tất cả nồng nàn từ ánh mắt của người đi bộ, từ màu hoa thấy ở nghĩa trang…
đọc tiếp

TƯỞNG NHỚ SƯ BÀ VIÊN MINH CHÙA HỒNG ÂN

Cố Ni trưởng Thích nữ Viên Minh  (1914 - 2014)

Cố Ni trưởng Thích nữ Viên Minh
(1914 – 2014)

 

* Thái Kim Lan

Chùa Hồng Ân ở Huế là ngôi chùa sư nữ rất thân quen với tôi. Thời thơ ấu, tôi theo bà nội, thời con gái, theo mạ đi chùa, sau khi lạy Phật ở các chùa, thế nào cuối cùng cũng đến Hồng Ân, để được ghé chân ngồi nơi tấm phản ngựa nghỉ mát, được các sư cô cho bát nước chè sau khi lạy Phật và vấn an quí sư bà trụ trì. Trong những năm đầu thập niên 60, thời sinh viên, tôi lại cùng với anh chị em Phật tử lên chùa sư nữ xin ăn cơm chay, làm nũng với quí sư cô với sức trẻ háu ăn mau đói, bởi quí sư bà trụ trì chùa thường là những người đỡ đầu đám sinh viên cả nam lẫn nữ còn lớ ngớ với Phật Pháp Tăng như chúng tôi. Thời ấy, trong ngôi chùa ấy, nhiều ngày nhiều tháng, tiếng cười nghịch ngợm của đám trẻ chúng tôi xen với tiếng cười từ bi trong trẻo của quí Ni sư, nghe như còn vang vọng đến bây giờ…
đọc tiếp

Cơn Mưa Bất Chợt Qua Thành Phố

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

 
Cơn mưa bất chợt qua thành phố, bất chợt rơi vào mắt tiểu thư – đôi mắt dễ thương như mắt thỏ, bất chợt ta nhìn, ta ngẩn ngơ…

Đêm qua bất chợt trăng tà sớm, buổi sáng sương mù mây cũng mù, không nghĩ sắp mưa, mưa bất chợt, mưa rồi, bất chợt đã sang Thu!

Em đi, bất chợt ta nhìn thấy, bất chợt mong mình hóa cánh ô – ờ nhỉ được đưa em một đoạn, đường nào rồi cũng một đường thơ!
đọc tiếp

Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946)

Thi sĩ Bích Khê (ảnh gia đình BK tặng DC)

Thi sĩ Bích Khê
(ảnh gia đình BK tặng DC)

Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông

(Tỳ Bà – Bích Khê)

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình Nho giáo, cha là ông Lê Mai Khê, mất sớm, mẹ là bà Phạm Thị Đoan. Ông nội làm quan dưới triều Tự Đức. Ông thân sinh là người thông uyên Hán học, có dự vào những cuộc vận động xuất dương của cụ Phan Chu Trinh.
Gia đình gồm 8 anh chị em, Bích Khê là con út. Anh chị em Bích Khê phần đông đều có tâm hồn văn nghệ. Gia đình không được giàu có, nhưng vì là con út nên Bích Khê được hưởng đầy đủ sự nuông chiều. Lớn lên tại quê nội ở thị xã Thu Xà, một làng ở gần biển cách tỉnh Quảng Ngãi 10 cây số với người anh trưởng và hai người chị, còn người chị kế ở Sài Gòn.
đọc tiếp