Archive | February 2023

Tự truyện chúng sinh

Cây Chua Me Đất Hoa Đỏ | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
Hoa Me – Nguồn: Internet

Trong vườn mình là…chua
Nhưng không phải chanh!
Mà ai cũng thương phận lành
Với cỏ cao hơn vài phân
Và ẻo lả xanh
Lục mướt
Bên hốc đá mình u ơ cất tiếng hát
Những cánh hoa màu tím như thơ
Thỏ thẻ câu chuyện nàng cóc
Nàng nấu cho chồng bát canh
Cá cơm con khuyết vị thơm ngát
Mình lặng thinh chảy nước mắt
Nhớ cô bé
Thích tha thẩn tìm và đề lại dấu vết
Vẫn xanh
Thời xưa ấy…
xem tiếp

Leo Cây

[đời tôi cây leo nên đi đâu cũng leo cây]*

tranh Trịnh Cung

Tôi leo lên một cây sồi
chợt nghe cây sến sụt sùi xương da

Trụt tôi xuống cõi ta bà
lại nghe đất thịt ấm tòa nhân thân

Đi đứng tôi thiệt bất cần
tự vì tôi đã lần khân kiếp đời

h o à n g x u â n s ơ n
23.fevrier.23

*theo Đời Tôi Cô Đơn

Bão Tố Gió Mưa Tiếp Theo

A beautiful stormy winter day in Big Sur California [oc] [1200x969] http://ift.tt/2HkcZ9L | Scenery, Landscape pictures, Big sur california
Nguồn: Internet

Chưa bao giờ buồn thế! California bão và mưa… Bão như giỡn như đùa, cây nhánh đua nhau rụng!

Mưa là nỗi thất vọng của ai muốn ra đường! Mưa bão không bình thường, không có tên để nói…

Không ai đặt câu hỏi: “Bão này tên là gì?”. Không ai âm thầm đi… Mà đi đâu? Mưa gió!
xem tiếp

Đời Thủy Thủ 2 – Chương 14

Truyện dài của Vũ Thất

Chương 14

Hải phận Bình Tuy
Chủ nhật 6/8/1967 12:00G

Đúng 11g30, chúng tôi rời đài chỉ huy chuẩn bị dự cơm trưa. Hạm Trưởng vào phòng riêng của ông, tôi và tên Mỹ xuống thêm một bậc thang để về phòng của mình. Bước vào phòng ăn thì gặp Võ Bằng và Thiếu úy Văn đang ăn sớm để nhận phiên. Tôi chưa kịp chào xã giao thì Võ Bằng đã lên tiếng:
– Tìm khắp tàu, tưởng cô bị rớt xuống biển rồi!
Giọng Võ Bằng điểm chút hờn giận. Tôi cười đùa:
– “Chắc Đại úy mong tôi rớt lắm?”
Võ Bằng trừng mắt rồi cúi xuống tiếp tục ăn. Tôi tiếp tục trêu chọc:
– “Im lặng đồng nghĩa với… cho chết luôn!”
– “Phải! Cho cô chết luôn!” Võ Bằng quắc mắt.
Nghe giọng nói lạnh lùng, tôi lặng người. Không lẽ chỉ vì giận mà Võ Bằng tàn nhẫn đến thế. Vẫn giọng lạnh lùng, anh chàng tiếp:
– “Bởi vì tôi sẽ nhảy xuống… chết theo cô!”
Thiếu úy Văn cười tán thưởng. Tôi cũng cười mà lòng xao xuyến. Dù biết anh chàng hay nói xa gần nhưng vẫn xúc động. Tôi đang còn nghĩ xem phải đáp trả thế nào thì tên Mỹ bước vào. Hắn chào Võ Bằng:
– “Chào buổi sáng X O. Anh mạnh khỏe?”
Võ Bằng quay nhìn, tươi cười.
– “Khỏe. Cám ơn Rick. Anh thì sao?”
– “Không có gì than phiền.”
xem tiếp

Đọc “Erosion/Xói mòn” của nhà thơ Canada, Edwin John Pratt

Trí Ngô


Edwin John Pratt (1883 – 1964)
Nguồn: Britannica.com

Là đất nước rộng đứng thứ hai thế giới, chỉ thua Liên bang Nga, nhưng dân số lại quá thấp so với diện tích – chưa đến 39 triệu người (tính đến cuối tháng 01-2023) sinh sống trên vùng đất bao la gần 10 triệu cây số vuông. Các con số tương đương cho Nga như sau, dân số: hơn 146 triệu, diện tích: 17 triệu cây số vuông. Phải chăng vì thế nên mãi đến nay, trong chặng đường hơn 150 năm lập quốc, duy nhất bà Alice Munro là người Canada chính thống được trao giải Nobel về văn học (2013). Gần bốn thập niên trước đó, Saul Bellow cũng nhận giải tương tự (1976). Ông ta tuy quê quán tại tỉnh bang Québec, miền Đông Canada, nhưng từ năm lên 9 đã theo gia đình sang Chicago định cư, nên nói cho đúng văn nghiệp của ông hình thành trong bối cảnh nước Mỹ nửa sau thế kỷ XX.
xem tiếp

Sự Sống, Con Người và Thiên Nhiên

Nguyễn Đức Tiến

Sự sống của con người nằm bên trong sự sống của thiên nhiên. Con người là thành phần của thiên nhiên, thiên nhiên là thành phần của con người. Thiên nhiên chuyển động qua từng hơi thở của con người, luân lưu trong từng mạch máu của con người. Thiên nhiên tạo ra sức sống cho con người, hiện ra qua từng tư duy của con người, tạo ra tri thức và xúc cảm cho con người. Ngược đãi thiên nhiên là ngược đãi chính mình, tàn phá thiên nhiên là tàn phá con người của chính mình qua từng mạch máu, từng hơi thở, từng tư duy và từng xúc cảm của chính mình. Con người không phải là một cái gì đó khác hơn với thiên nhiên, và ngược lại. Nhìn thiên nhiên qua một sự hiểu biết nhị nguyên là một góc nhìn phiến diện, là nguyên nhân đưa đến mọi hình thức xung đột và khổ đau.HP Nguyễn Đức Tiến.
xem tiếp

Paris, nghệ sĩ Trúc Tiên và “Đàn Ca Tài Tử”

Phỏng vấn nghệ sĩ Trúc Tiên do Đặng Mai Lan thực hiện


Nghệ sĩ Trúc Tiên

Dân Paris vẫn thường hãnh diện với một câu nói dù chỉ là vui: Paris đất lạnh tình nồng.
Paris ấm áp tình nồng vào những năm tháng đầu khi những bước chân của người Việt Nam bỏ xứ tìm đến định cư, vì những sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ngoài những ngày lễ truyền thống dân tộc, còn có những buổi ra mắt sách, mà buổi nào cũng đều phải có phần văn nghệ ca nhạc đi kèm. Thỉnh thoảng cũng có những chương trình nhạc thính phòng đặc sắc do những ca sĩ tên tuổi đến từ Hoa Kỳ trình diễn.
Và Paris đã lạnh, có vẻ càng ngày càng lạnh hơn bởi hiện nay cộng đồng người Việt ít còn dịp gặp nhau, vì những sinh hoạt văn hóa mỗi ngày mỗi ít đi, dường như cạn kiệt với muôn vàn lý do.
Tuy nhiên vào một buổi chiều cuối năm (2/10/2022), người Việt tại Paris và những vùng phụ cận đã vô cùng ngạc nhiên, thích thú với bao cảm xúc bồi hồi khi được xem một màn trình diễn nhạc kịch Đàn Ca Tài Tử (ĐCTT), mà diễn viên chính không phải là một nghệ sĩ cổ nhạc nào đó đến từ Việt Nam; cô là một người trẻ sinh sống từ lâu tại Paris, được hấp thụ, trui rèn bởi nền văn hóa Pháp. Điều này gây nên sự chú ý của rất nhiều người.
Xin mời quý độc giả theo dõi cuộc trò chuyện của Đặng Mai Lan và nghệ sĩ Trúc Tiên.
xem tiếp

Cơ Hội Bảo Lãnh Đồng Bào Tị Nạn Việt Nam

Nam Lộc

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo,
Kính thưa quý Chủ Tịch Cộng Đồng, Cơ Quan, Đoàn Thể,
Kính thưa quý vị Doanh Gia, Chủ Nhân các Hãng, Xưởng hay Cơ Sở Thương Mại,
Kính thưa quý vị Đồng Hương,

Hơn 47 năm trước, khi 130 ngàn người tị nạn Việt Nam, và sau đó với gần một triệu thuyền nhân, quý vị HO, Con Lai, ODP hay ROVR v..v.., đặt chân đến Hoa Kỳ, thì tất cả đều đã được những người Mỹ có tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ.

Gần 48 năm sau, chính phủ Hoa Kỳ lại đưa ra lời kêu gọi và mong mỏi có 10 ngàn người Mỹ với tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ 5000 người tị nạn khốn khổ ở trên thế giới, trong đó có đồng bào ruột thịt của chúng ta.
xem tiếp

Lục bát Nguyễn Thị Khánh Minh – Để mải tìm. Mải đi

Vũ Hoàng Thư

Thang nam la mong dang di

Đầu tháng 12 u mù thương nhớ. Mây xa xăm kéo tụ quanh trời. Chờ mưa, mưa không đến. Đến hay không đến, đẹp ở chỗ đợi chờ, như thể Hồ Dzếnh “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”. Thi sĩ làm bộ dửng dưng nhưng khối lòng lên mưng ụ. Trông đợi một điều bất khả thường mênh mang một khối sầu cô độc. “Con người là sinh vật duy nhất biết mình cô đơn”, Octavio Paz bảo thế. Thi sĩ, họ vốn ít nói mà khi mở miệng thì dàn tràn kết tinh. Như khi đọc hai câu thơ dưới đây,

Bóng không đổ xuống, mà buông
Như chiếc lá đã kiệt hồn nhựa xanh…

Người đọc có nghe thấy lung linh bất tận của trống vắng ập tràn? Bóng không theo hình, bóng rớt xuống như buông. Lối chơi chữ tài tình vì buông cũng là bỏ. Buông ra, một lối phủ nhận để phân thân, ta muốn từ bỏ chính ta. Mệt mỏi như chiếc lá kiệt hồn. Nhựa vẫn còn đấy không mất, chỉ là “hồn” đã ở nơi nao. Ôi cuộc lữ thăm thẳm và chênh vênh. Khi bóng đã bỏ đi, liệu hình sẽ tồn tại? Thi sĩ giằng xé hỗn mang trong cơn cuộc hiện sinh. Ai trong chúng ta không có lúc ở ngã ba đường? Thế nào là chọn lựa?
xem tiếp

Đón Xuân Này

Tranh Đinh Trường Chinh


Lâu lắm rồi xuân xa
Xuân nay về trước ngõ
Cánh én nào chở gió
Đưa xuân vào vườn em

Bụi mưa bủa giăng rèm
Hôn lên ngàn hoa lá
Chim gọi mùa gióng giả
Liệng vòng trên vòm cây
xem tiếp