Archive | April 2019

Nhật Ký Tháng Tư

Nguồn: Internet

Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây
Em lên máy bay, ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây

Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân
Tay áo xăn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân
xem tiếp

Advertisement

Đỗ Nguyên Mai với Thi Tập Battlefield Blooming

Phan Tấn Hải

BIA TAP THP_Battlefield Blooming_Do Nguyen Mai
Bìa thi tập Battlefield Blooming của Đỗ Nguyên Mai

Nhà thơ Đỗ Nguyên Mai vừa ấn hành tập thơ cho ngày 30 tháng 4 năm 2019: Battlefield Blooming.

Tập thơ ấn hành cho ngày tưởng niệm 44 năm Miền Nam sụp đổ dày 60 trang, viết bằng Anh ngữ, vì bản thân nhà thơ Đỗ Nguyên Mai thuộc thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ, trước giờ chỉ làm thơ tiếng Anh.

Thi tập do nhà xuất bản Sahtu Press (https://sahtu.press/) ấn hành.

Tập thơ gồm 40 bài thơ, trong đó có bài dài hai trang — như bài “The Warrior’s Wife” trang 8-9 — và có bài ngắn chỉ 4 câu.
xem tiếp

Một Nửa Bài Thơ Một Nửa Bài

tranh đinhtrườngchinh

Quặn lòng, nát dạ một bài thơ… mới nửa bài thôi, mắt bỗng mờ! Mình chẳng bé con sao lại khóc? Quà ai cho chớ… tuổi tàn trưa!

Nửa bài thơ… mới… nửa bài thôi. Mệt quá thì than mệt quá trời! Xưa, Mạc Đĩnh Chi đi sứ Bắc, không làm thơ được chắc Tàu cười?
xem tiếp

Biệt Minh Kỳ

Huyền Chiêu

Image result for nhạc sĩ minh kỳ

“Rồi đây mai này ai hỏi đến tên tôi
Bạn ơi! hãy nói…”

Nhạc sĩ Minh Kỳ có lẽ là người tù cải tạo chết sớm nhất, một cách đau đớn, khi chỉ mới bị tập trung chứ chưa được chở ra Bắc.

Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 1975 tại trại An Dưỡng Biên Hòa cùng những sĩ quan VNCH khác vì một trái lựu đạn ai đó quăng vào trại.
xem tiếp

30 tháng Tư, 1975

tranh ViVi

30 tháng Tư là hôm nay
nhìn nhau, hoảng hốt, òa khóc
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
một ngày tổ quốc tả tơi rách

đúng rồi em, 30 tháng Tư là hôm nay
em hãy thắp cho anh chút nhang đèn
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
rồi mình quỳ cầu nguyện cho quê hương
xem tiếp

Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy

Trần Thế Đức

blank
Lớp Sử Địa ĐHSPSG, khóa 7 (1964-1968)

Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình. Tuy nhiên, qua bao năm sống còn, nghĩ lại mình cũng còn những điều đáng nhớ nên mạo muội ghi lại.

Trong cuộc đời chúng ta, biết bao mốc thời gian, biết bao biến cố xảy ra, nhất là những ai đã sống trong những ngày tàn khốc nhất trên đất nước Việt Nam trong những năm khói lửa (1945-1975). Không nhắc tới những biến cố trên đất nước, trong cuộc đời mình, một mốc thời gian quan trọng là lúc quyết định chọn nghề sau khi rời mái trường trung học.
xem tiếp

Đi tìm một Huế chân phương

Lê Vũ Trường Giang

Chúng tôi cầm trên tay cuốn sách nhỏ của tác giả Thái Kim Lan tựa như cầm cả một trời ký ức mù khơi, đau đáu của một đời sống cá nhân xen lẫn mạch nguồn văn hóa của một vùng đất, thời đại. Những điều tưởng chừng quên lãng đã sống dậy, nắm lấy bàn tay hòa vào nguồn cơn những thôi thúc bất tận về những điều cố hữu tươi đẹp đã qua. Cái xưa và cái nay trộn lẫn nhau, công kích nhau giữa làn ranh văn hóa và ý thức, tính bất toàn và biến đổi. Tác giả Thái Kim Lan là một người mang nặng tâm trạng hoài cố, chan chứa yêu thương với những tình thân dĩ vãng, lượm từng mảnh vỡ văn hóa để dựng xây một viễn ảnh cao đẹp trên từng trang viết “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Một tập tản văn tròn đầy những biểu trưng tinh thần của Triết học Tây phương, các pháp của Phật giáo, là trạng thái dập dìu của sự xê dịch và trở về, hiện tại và quá khứ, cái đang còn và cái đã mất, yêu thương và chia sẻ.
xem tiếp

Một Ngày Tôi Trôi Qua

tranh đinhtrườngchinh

Chim bay ra cánh đồng. Chim bay về biển sông. Chim không cần thành phố. Không gian: chỗ trống không!

Mùa Hạ như mùa Đông. Quạnh hiu và hiu quạnh. Cái nóng và cái lạnh… hai người bạn tri âm?
xem tiếp

Đọc tập truyện TRÊN ĐỒI LÀ LÔ CỐT của LỮ KIỀU

Khuất Đẩu

Trên đồi là lô cốt

Tôi gặp anh giữa lúc cả hai đang ở rất gần bến bờ của “cõi trời quên”. Cho nên, những điều cần nói, muốn nói, chỉ có thể tìm thấy trên những trang viết mà thôi.

Tập truyện Trên Đồi Là Lô Cốt với 14 mẩu chuyện nho nhỏ, theo cách nói của anh, là quá thật, nhưng chẳng phải hồi ký, mà cũng không phải nhật ký. Đó là những thoáng hồi niệm rất mong manh, mỏng, nhẹ và đẹp như những phiến mây nhỏ trên nền trời ký ức.

Anh có lối viết cô đọng, nên mỗi chữ mỗi câu nhỏ xuống hồn ta như những giọt sương đêm. Trong tĩnh lặng tưởng chừng có thể “nghe được tiếng cỏ mọc”, tôi đọc anh thuở bốn mươi năm cũ và bồi hồi thấy mình trẻ lại một cách đau đớn.
xem tiếp