Archive | May 2018

mưa và hoa

Tản mạn của Vũ Hoàng Thư

Image result for rain and flowers painting
Flowers in the rain
Acrylic on canvas by artist Colette Baumback

ban đầu lại với ban sơ
về chung thoắt vỡ nỗi ngờ ngợ riêng

Lời nào kéo đổ một không gian xưa. Hình tượng chao trong góc cạnh Picasso bay lồng bờm ngựa thả thành chiếc áo dài phất phới. Con mắt lập thể nhòa mờ nhường cho tia nhìn hạt dẻ. Nâu phớt hồ thu. Không chỉ là hồ mà còn mây vương. Những đám mây vô trú xứ. Tinh cầu lặng đứng soi bóng mây len về cuối khóe mi. Ánh mắt không tuổi dâng hồn ta cao vút thiên thanh. Giống như mơ, người trong tranh bước xuống, liêu trai quảy gót xa dần. Những gam màu lắng xuống, vàng rớt của thu, xanh lạnh và thinh lắng của đông đọng lại. Âm thanh còn gì ngoài những tiếng rơi vỡ bờ của biển vọng. Tiếng sóng xa, khơi dậy những luống cát đã lỉm chìm trong quá khứ. Trong ngắt một màu nắng hanh bay vàng lọn tóc. Có nắng làm ngày dậy giữa lòng cây cỏ và vũ trụ. Nắng phả một màu tằm lên áo lụa vừa đủ bức cho giọt mồ hôi lăn loang yếm thắm. Và ngực ôi phập phồng giữa trưa nhiệm mầu sững đứng…
xem tiếp

Đêm Nhạc Thu Vàng & Thân Hữu

Phan Tấn Hải


Ca sĩ Thu Vàng, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát (keyboard) và nhạc sĩ Lê Công Hậu (guitar).

Đêm Nhạc Thính Phòng Tiếng Hát Thu Vàng Và Thân Hữu đã thành công lớn: nhạc hay, giọng ca hay, khán giả chật thính phòng và nhiều người phải ngồi bên ngoài để nghe vọng, điều hợp chương trình xuất sắc… Đêm nhạc tổ chức ở Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu, Westminster, nơi chỉ hơn 100 chỗ ngồi, và không còn chỗ ngồi cho nhiều người tới trễ. Trong số khán giả thấy có nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, nhạc sĩ Võ Tá Hân…

Trong đêm nhạc hôm Thứ Bảy 26/5/2018, giọng ca Thu Vàng và nhiều ca sĩ khác đã được nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát điều hợp thích nghi và năng động, trong khi người MC Thu Thủy đã  khéo léo giới thiệu người và việc, cũng như lời khen ngợi chân thành và trân trọng từ hai nhà văn Trúc Chi và Trịnh Y Thư.

Các ca sĩ trong chương trình – như Trung Nam, Diệu Trang, Xuân Thanh, Lan Hương, Vũ Hùng, Trịnh Hoàng Hải – đều nổi bật, đều là những giọng ca lớn, lay động cảm xúc lớn từ người nghe.
xem tiếp

“ Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh” (*)

Đỗ Hồng Ngọc

Một vài cảm nghĩ khi đọc Tản Văn Thi của Nguyễn Thị Khánh Minh

Tôi không tin Tản Văn Thi của Khánh Minh là giấc mơ,huyền thoại, chiêm bao. Trái lại, nó rất hiện thực. Nó rất ở đây và bây giờ. “Đó là bức tranh sắc mầu cuộc sống”: bức tranh của một gia đình hạnh phúc, thứ hạnh phúc đơn sơ như ‘Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao/ Cha tôi ngồi xem báo… Tôi nghe tiếng còi tàu… ’(Kỷ Niệm, Phạm Duy).

Phải rồi. Chỉ ở đó mới có tiếng chim trao lòng tin cậy; chỉ ở đó mới có bờ vai nương tựa sớm hôm; chỉ ở đó mới có những ánh mắt sao trời thơ trẻ; và đôi cánh bay lên những ước mơ đằm thắm ngọt ngào của người thi sĩ, luôn nhắc nhở mình “đừng như bóng mây tan”. Phải rồi. Chỉ ở đó mới có tiếng reo vui Tát-bà-ha của Tâm kinh Bát nhã khi thấy biết ‘”ngũ uẩn giai không/ độ nhất thiết khổ ách”. Bát nhã (Prajnã) là cái nhận thức có trước nhận thức, là cái trí tuệ có trước trí tuệ, không đếm đo, toan tính,  nó vậy là nó vậy. Và chỉ ở đó, người ta mới thực sự hồn nhiên, thực sự reo vui: Tát-bà-ha!
xem tiếp

Có một giọt nắng trong rớt nằm trong mắt ngọc…


Virgin morning
Oil on canvas, 80 x 150cm
Hà Huỳnh Mỹ

Cánh cổng trường khép lại, người con gái tóc thề / mướt rượt nắng trưa Hè / đưa tay chào trường, lớp… Cô giáo tan buổi họp. Cô người về cuối cùng. Có một giọt nắng trong / rớt nằm trong mắt ngọc… Ồ, cô giáo đang khóc. Ngôi trường buồn đi theo…

Tôi viết chữ Diễm Kiều / giữa lòng trang lưu bút / giống thời còn dạy học / giống thời trường chia tay… Bao nhiêu năm mà nay / vẫn mình như hồi đó… thương quá tà áo gió. Thương quá tóc thề ơi! Người đi xa chi người, lá theo người, bước, bước… Ngàn sau và ngàn trước, tôi đi ngược thời gian… Nhớ tóc người mênh mang. Nhớ áo người bát ngát…
xem tiếp

Thơ Cho Ngày Tử Biệt

Phan Tấn Hải

Image result for Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong
Nguồn: Internet

Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong đang tới… Chính thức, tại Hoa Kỳ trong năm nay, Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong là Thứ Hai 28/5/2018.

Đất nước nào cũng từng trải qua các cuộc chiến tranh với nước khác, cũng có khi trải qua những cuộc nội chiến trong dân tộc mình, hay là những phong trào tranh đấu vì lý tưởng dân chủ, tự do. Đó là những sự kiện lớn, khi nhiều ngàn người, và có khi cả triệu người hy sinh. Cuộc chiến nào cũng mang theo các vết thương đau đớn, dù là cuộc chiến Quốc Cộng tại Việt Nam các năm 1954-1975, hay như với phong trào Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989, hay phong trào đấu tranh dân chủ Gwangju Democratization Movement tại Nam Hàn tháng 5/1980.
xem tiếp

Tôi Học Phật

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Phật nghìn mắt nghìn tay
Tranh Đinh Cường

… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu:
– “Này các Tỳ khưu, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”.
– “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”.
– “Này các Tỳ khưu, cũng giống như thế…

Cho nên, với tôi, “lõm bõm” học Phật cũng là quá đủ rồi vậy!

1. La-hầu-la là… con Phật lúc Phật còn là Thái tử. Một người con huyết thống. Trong cái đêm rời bỏ cung điện, “quyết tìm đạo sáng cứu chúng sanh” đó, Thái tử Tất-đạt-đa hẳn đã ít nhiều quyến luyến. Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm vua cha thì La-hầu-la đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La-hầu-la cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hãy coi Phật đã dạy La-hầu-la những gì… để học lóm cũng hay!
Trước hết, Phật giao La-hầu-la cho… ông “thầy dạy kèm” là Xá-lợi-phất. Sao lại Xá-lợi-phất mà không phải ai khác như Mục-kiền-liên chẳng hạn? Xá-lợi-phất thì mới đúng là một ông giáo, kiến thức uyên bác, đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật mà! Phật giao cậu bé La-hầu-la cho Xá-lợi-phất dạy dỗ là muốn La-hầu-la đi vào con đường tu tập bằng trí tuệ trước hết. Nếu Mục-kiền-liên mà làm thầy có khi La-hầu-la mê… thần thông mất! Phật không trực tiếp dạy La-hầu-la vì cha mà dạy con không dễ, nhứt là ông con có máu làm vua!
xem tiếp

Bước Chậm Trong Mùa Xuân

Thơ song ngữ của Thái Kim Lan

Ảnh: Thái Kim Lan

KINHIN* im Frühling
(*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)

KINH HÀNH TRONG MÙA XUÂN

1.
Im Garten
(für Nil zum Geburtstag)
Die Veilchen blühen voll im Garten, schweigend- blau…
Die Pflaumenbäume auch, weiß-nur-weiß
Das Gras atmet betäubt von Düften, grün- für- immer- grün…
Der Rhododendron träumt noch, rot-und-rosa-und-lila
Die Forsythien fallen langsam, gelb- nach- gelb…
Wo seid Ihr denn geblieben, meine Lieben?

Trong vườn
(viết cho Nil ngày sinh nhật)
Thương thảo nở đầy vườn, lặng-lẽ-tím
Mận cũng ra hoa, trắng-tuyền-trắng
Cỏ thở ngạt vì hương, xanh-mãi-xanh
Đỗ quyên còn mơ, đỏ hồng tím nhạt
Liên kiều rơi chầm chậm, vàng-theo-vàng
Còn các con ở đâu rồi, những đứa thương?

xem tiếp

Hai Lần Dự Ra Mắt Sách

Trần Thị Nguyệt Mai

Thể theo “lời đề nghị quá ngọt ngào”* của Tô Đăng Khoa sẽ cho mượn sân phía sau nhà và lo phần ẩm thực, nhà thơ Trịnh Y Thư, NXB Văn Học Press, cho biết sẽ tổ chức buổi ra mắt cuốn Tản Văn Thi của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh vào chiều ngày 19-5-2018. Thế là tôi quyết định sẽ đi Nam California để ủng hộ tinh thần cho chị Khánh và nhân thể được hạnh ngộ cùng các anh chị.

Dịp này, tôi chia sẻ với các anh chị đây là lần đầu đi dự buổi ra mắt sách. Nhưng khi về đến nhà thì mới chợt nhớ ra mình đã đi dự một lần rồi, ở miền Đông. Đó là vào ngày 18-1-2014, anh chị Phạm Cao Hoàng tổ chức một bữa tiệc gia đình mời anh Đinh Cường, Đinh Trường Giang, anh chị Nguyễn Minh Nữu, Andy và tôi, nhưng lấy lý do Nguyệt Mai ghé thăm Virginia.
xem tiếp