Archive | October 2021

Presentation of A Memoir: Kiều Chinh – An Artist in Exile

Văn Học Press
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Văn Học Press is proud to present:
KIỀU CHINH
A N   A R T I S T   I N   E X I L E
A Memoir

DML_Cover_PreOrder.jpg

English Edition
English Translation: IAN BÙI
Editor: MARY LEE GRANT
Book Interior Design: TRỊNH Y THƯ
Cover Design: NINA HÒA BÌNH LÊ
Cover Photo: THOMAS ĐẶNG VŨ

xem tiếp

Phật Giáo du nhập và phát triển ở ba nước Khmer, Champa và Đại Việt Cùng Sự Hình Thành của 36 Phố Phường Ở Hà Nội

Nguyễn Thúy Loan Ph.D.

Mọi vật đều biến chuyển theo thời gian ngay cả tên tuổi của những cường quốc một thời, đều bị mờ nhạt dần theo ngày tháng, đúng theo quy luật vô thường. Tuy nhiên lịch sử vẫn còn đậm nét cho Khmer, Champa và Đại Việt, ba nước nằm cạnh nhau, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng Đông Nam Á, một vị trí chiến lược về quân sự, và tất cả đều được coi là những quốc gia Phật giáo. Bài tiểu luận này phân tích những sự tương đồng và khác biệt về sự ảnh hưởng Phật Giáo của ba quốc gia nói trên qua các tài liệu lịch sử hiện có và từ bằng chứng khảo cổ. Đồng thời cũng khởi lên một điều quan trọng nói về Hà Nội 36 phố phường được hình thành bởi sự phồn thịnh của Phật Giáo Đại Việt.
xem tiếp

Nói Với Người Tình – II

 

Áo đỏ
tranh Mùi Quý Bồng
July 2016

Bởi tình yêu hôm nay
Thay hối suất từng ngày
Anh xin đến với em
Bằng con tim thả nổi

Chúng ta là
Hai con đường song song
Trông thấy nhau
Mà trọn đời chẳng gặp
xem tiếp

This entry was posted on October 30, 2021, in Thơ and tagged .

Nhà sư Jung-kwang: Một Họa Sĩ Độc Đáo

Nguyên Giác

1 jung kwang _2 paintings dharma
Nhà sư Jung-kwang (trái), bé gái ngồi thiền (giữa), và Bồ Đề Đạt Ma (phải).

Ông là một nhà sư dị thường, và cũng là một họa sĩ dị thường. Giới văn nghệ sĩ Hàn quốc gọi Jung-kwang — cũng được phiên âm theo cách đọc là Junggwang (1935–2003) — vì kiểu cách dị thường là một nhà sư khùng, hay nhà sư điên.

Một sách tiếng Anh của nhà sư này cũng tự gọi là “the mad monk” — dù vậy, các họa phẩm của nhà sư từ lâu đã được các hãng đấu giá và nhiều bảo tàng viện ưa chuộng.
xem tiếp

Lạnh Mùa Đông

Cold winter by Leonid Afremov | Winter painting, Art painting, Canvas painting
Cold winter by Leonid Afremov

Bão rất mạnh, rất phũ phàng phía Bắc,
rất nhẹ nhàng, mưa tê tỉ phương Nam…
Ngày hôm qua, suốt cả ngày nắng tắt
Không mặt trời… mà không phải ngày trăng!

Là buồn lắm! Là buồn ghê, ghê lắm!
Đến câu thơ cũng không phải câu thơ!
Bắc, nước trôi, không thấy bến thấy bờ
Nam, nước cuộn, lấp hết bờ hết bến!
xem tiếp

Đợi Mưa Trên Rừng

Truyện ngắn của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Sgt. Nicole Gee calms an infant during an evacuation at Hamid Karzai International Airport
Photo courtesy of Sgt. Isaiah Campbell/U.S. Marine Corps via AP

Trong bức ảnh, một người nữ quân nhân rất trẻ, đang bồng một em bé Afghan, vỗ về em. Chỉ vài ngày trước khi tử nạn, cô đăng bức ảnh lên Instagram, với dòng chữ “I Love My Job.” Và đó là nữ Trung sĩ Thủy quân lục chiến Nicole L. Gee, cư dân Sacramento, California.

Phan lặng người trước hình ảnh những người lính Hoa Kỳ hy sinh tại Afghanistan. Họ đã ngã xuống trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ người dân trong cuộc di tản.
xem tiếp

Ông tha mà bà chẳng tha. Làm cho cái lụt 23 tháng 10…

Hình ảnh lũ lụt miền Trung tháng 10 năm 2020 | Go Vietnam ✓ - YouTube
Nguồn: Internet

Năm nào cũng vậy, cứ vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, miền Trung quê tôi lại mưa trắng trời. Bão. Lụt. Người dân vất vả vô cùng. Vất vả nhưng rồi cũng quen. Họ lo sắp xếp mọi công việc đồng áng cho phù hợp với thời tiết, với tự nhiên. Gì thì gì, phải sau 23/10 hết mưa bão, mới chuẩn bị vụ Đông Xuân…

Vì sao “Ông tha mà bà chẳng tha”? Hôm qua trong hội thoại thăm viếng, bác sĩ nhà văn ĐHN hỏi vui tôi như vậy, tôi chỉ trả lời “vợ chồng cũng đâu hoài đồng thuận”…
xem tiếp

Tại Sao Gọi Là “Ba Xích Đế”

Khi muốn chỉ một câu chuyện gì đó không chính xác hoặc phù phiếm, hão huyền, ta thường gán cho nó một câu: “chuyện ba xích đế”.

Nếu đem triết tự (*) ra mà tự xét “ba xích đế” chẳng có một nghĩa gì hết. Nhưng nói như vậy, không phải nó không có xuất xứ.

“Ba xích đế” không bắt gốc từ tam hoàng ngũ đế, mà rất đơn giản, từ “ba xị đế”. Đế là một thứ rượu lậu, ta thường uống, nấu bằng cỏ “đế”.
xem tiếp

Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

Thái Kim Lan

Những kỷ niệm nhỏ

Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

Lần đầu tiên tôi thấy được Phạm Duy bằng xương bằng thịt, đó là khoảng năm 1965. Phạm Duy đến Huế trong lúc phong trào sinh viên đô thị ở miền Nam đang ở cao điểm: những cuộc thảo luận về tự do, về phát triển đất nước, về văn học nghệ thuật, về chiến tranh và hòa bình, về phụng sự xã hội và vai trò của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam) đang sôi nổi trên các diễn đàn đại học do Tổng hội sinh viên thời bấy giờ tổ chức. Các cuộc thảo luận và những buổi văn nghệ do các ban nhạc nhà trường và đại học tổ chức đều được giới trí thức, nhất là giới sinh viên học sinh trẻ hưởng ứng và tham gia đông đảo, đã trở nên một phong trào. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, những sáng tác mới đang được phổ nhạc, tiêu biểu là các bài thơ của Thầy Nhất Hạnh (dạo ấy ở Huế chúng tôi gọi quý Hoà Thương Cao Tăng là “Thầy”) , Phạm Thế Mỹ, Phạm Duy… và về sau Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng…
xem tiếp