Archive | March 2021

Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ”

Đỗ Hồng Ngọc

Bạn còn nhớ tiệm sách Bút Hoa trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện trường Phan Bội Châu (cũ) của bọn mình ở Phan Thiết không? Chủ tiệm là cô Ngọc Bút, Hồ thị Ngọc Bút, thường gọi cô Ngọc, vợ thầy Trần Phụng Tường dạy Pháp văn lớp đệ thất 1954 (65 năm trước) của bọn mình nhớ không? Ai dè cô là nhà thơ Huyền Chi, nổi tiếng với bài thơ Thuyền Viễn Xứ do Phạm Duy phổ nhạc đó nhớ không?

Gốc Bắc Ninh, nhưng sanh đẻ tại Gia Định (Saigon) và có thời cô phụ mẹ bán hàng vải ở chợ Bến Thành. Trong nhiều năm, cô im hơi lặng tiếng, đến nỗi nhạc sĩ Phạm Duy chỉ một lần gặp cô, được cô tặng tập thơ Cởi Mở tại chơ Bến Thành năm đó, chọn được một bài là Thuyền viễn xứ để phổ nhạc thành một ca khúc tuyệt vời đã cất công tìm kiếm cô mãi không được, nhắn tin cả trên bản nhạc: Huyền Chi, cô ở đâu? Tiếng kêu lọt tõm trong sa mạc. Và người ta cứ nghĩ thêm một hiện tượng TTKH nữa rồi! Nhưng không. Cô không lên tiếng với PD vì nhiều lý do nhưng lý do chính là thầy đang bị tai biến, té gãy xương đùi, phải nằm một chỗ suốt mười năm, một tay cô chăm sóc. Nhà văn Nguyễn Đông Thức trong một bài viết đã quả quyết đó là vì “ông chồng quá ghen”, và cô đã xác nhận anh chẩn bệnh chính xác trăm phần trăm!
xem tiếp

Advertisement

Tháng Ba, anh về…

Thiếu Tá Bùi Đức Cát. duyên vẽ. 03.29.2018

nhớ cho duyên hai nghìn
nó mừng hôm sinh nhật!…” *

hôm nay sinh nhật, tại sao buồn?
nhớ về anh, khung trời. ngày tháng cũ.
quà sinh nhật anh cho, chưa bao giờ đến.
đã gửi lời, sao anh không đợi?
vội vã gì? Anh về, trước lá thơ anh.
đọc tiếp

This entry was posted on March 30, 2021, in Thơ and tagged .

Sinh Nhật

Guam Bakery - the moon and the stars, 🌙 ✨ if you've got a specific sort of cake you're looking for come by and see one of our designers and we'll help
Nguồn: Internet

Đem chiếc bánh ra
Thắp vòng nến lên
Thổi
Một lần, hai lần
Mới tắt
xem tiếp

Những Dòng Sông Cuộc Đời

truyện ngắn của Phan Tấn Hải

Tình yêu nữ Cự Giải - nam Song Ngư: Khao khát yêu, dễ tha thứ
nguồn: Internet

Trời chiều, đèn đường vừa lên, anh ngẩng nhìn qua khung kính. Những dòng người xuôi ngược về trạm xe điện. Ly cà phê khen khét còn vương ở cổ. Cuốn sách dày cộm, nhìn muốn nản. Anh gấp lại, những dòng chữ không muốn đọc của ngày níu lại. Bước xuống phố, gió phất lạnh giữa mặt. Ngày đã đi và đêm tới. Thế giới còn bao ngàn năm nữa, anh tự hỏi vừa bước vừa nhìn mũi chân, mà quá nhiều việc để làm, quá nhiều chuyện để vật vã.

Những ngày này tuyết chưa đến, nhưng da săn buốt lạnh. Gió thủ đô bao giờ cũng như đến sớm trước mùa. Còn phải ghé vào tiệm sách đường M để nhìn một tí. Không để làm gì, nhưng chỉ nhìn thôi. Mỗi đêm, cũng cần nhìn một tí gì mới ngủ được. Chữ. Phải là chữ. Để nhìn như nhìn thế giới.
xem tiếp

Hoa Nhãn


Photo by Thái Kim Lan

Một lần đi qua lu nước mưa…
Một trưa tháng ba
Mưa bấc nhòe hoa nhãn
Đang kết những chóp đình vàng mơ
Trên tầng lá xanh
Hoa nhãn không đẹp như hồng, như lan, như cúc
Mà có chút quê mùa chơn chất
xem tiếp

TẠP GHI (Lõm Bõm) – 4

Đỗ Hồng Ngọc

MƯỜI HẠNH PHỔ HIỀN

“Bốn lời nguyện rộng lớn” với vô biên, vô tận, vô lượng… gì gì đó chẳng qua cũng chỉ là nguyện, là ước, là mong… Nói khác đi, nó chỉ mới dừng lại ở “thái độ”, phải chuyển thành “hành vi” (hành động) mới có thể thành… chánh quả được (Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành)!

Con đường “thay đổi hành vi” từ Biết đến Muốn, rồi từ Muốn đến Làm không dễ chút nào (KAP = Knowledge/ Attitude/ Practice), rồi từ Làm đến… Duy trì… quả là gian khó. Mà Tu thì phải Hành, chớ không thì chỉ là cái “đãy sách”.

Nhưng, hành cách nào?
xem tiếp

Tráng sĩ hề, Phạm Ngọc Lư

Hoàng Xuân Sơn

Tôi chưa hề gặp Phạm Ngọc Lư. Nhưng quý trọng người thi sĩ ấy: con người, tài năng, nhân cách. Và khí phách. Khí phách với cuộc đời và những kẻ bội bạc vô ơn, những bằng hữu một thời đã bán linh hồn cho quỷ!

Tôi đọc Lư từ những ngày đầu của tâm thức văn nghệ trẻ dấn thân, trên Văn, và những diễn đàn khác. Mấy chục năm sau mới nối kết với thi sĩ qua tin tức của một người bạn chung. Thơ văn Phạm Ngọc Lư buốt xoáy tâm hồn. Một kẻ sĩ, tráng sĩ bất phùng thời. Hỡi ơi những tài năng khó trụ lâu với đời. Thôi thì “thác là thể phách, còn là tinh anh” (Kiều).

Nhà thơ Phạm Ngọc Lư

xem tiếp

GS Nguyễn Văn Sâm Sinh Nhật 81: Thêm Nhiều Tác Phẩm Đang Viết

Phan Tấn Hải

Rất đáng khâm phục là sức làm việc hy hữu nơi một vị giáo sư già, sức đã yếu và tóc đã bạc trắng. Trong các dự án đang viết của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có những tác phẩm bên bờ cơ nguy biến mất, nếu không được diễn Nôm và chú giải. Đó là những gì tôi thấy bùi ngùi khi nói chuyện về một nền văn hóa của quá khứ và khó tìm lại được nữa trong một ngôn ngữ có thể hiểu được cho quần chúng. Sinh nhật thứ 81 của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm là hôm Chủ Nhật 21/3/2021. Trong dịp này, tôi hân hạnh được ngồi hàn huyên mừng sinh nhật và phỏng vấn giáo sư về các dự án đang viết và sẽ viết.

blank
GS Nguyễn Văn Sâm (trái) đón sinh nhật thứ 81 nơi
một quán cà phê Little Saigon và nhà báo Phan Tấn Hải (phải).

Tác phẩm ấn hành vào tháng sau (tháng 4/2021) dự kiến sẽ là Nữ Tắc Diễn Âm, dựa vào bản phiên âm và chú giải của ông Trương Vĩnh Ký. Bản Nôm được ghi tác giả vô danh, ấn hành dưới thời vua Tự Đức, chủ yếu dạy công dung ngôn hạnh cho người phụ nữ. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng tài năng của học giả Trương Vĩnh Ký cũng hiển lộ qua cách nghĩ ra một vài chữ mới để diễn ý của người xưa.
xem tiếp

Khác Gì Con Sáo Đã Sang Sông

XUÂN TRONG CÔNG VIÊN
sơn dầu trên bố, 24″x36″
Trương Vũ thực hiện năm 2012

Mới Đông lạnh buốt, Xuân nồng nàn
Cuối tháng Ba mùa Hạ đã sang!
Trời nắng nóng đến tê cả tóc
Đến nghe thơm ngát giậu hoa vàng…

Mùa Hạ, người ta ra biển dạo
Cho nên thành phố bỗng buồn hiu
Tôi đi phố lúc trời ban sáng
Mà chảy mồ hôi ướt buổi chiều
xem tiếp