Archive | August 2020

Nguyễn Khuyến, nhìn-những-mùa-thu-đi… (*)

Cao Vị Khanh

Hình nền thư pháp - Ao thu lạnh lẽo
Nguồn: Internet

-Thơ của kẻ sĩ ở cuối cuộc phong trần-

Đã có thời tôi làm nghề dạy học. Nói dạy học là nghề sao nghe ra có vẻ cay đắng thế nào, kiểu như mấy ông lái đò… đưa khách qua sông rồi khách bỏ đi luôn, quên cả ngoái lại.  Đúng ra chuyện làm thầy của tôi cũng không đến nỗi bẽ bàng như vậy. Dẫu có chút đỉnh hục hặc lúc mới khởi đầu nhưng rồi đâu vào đó. Có thể nói là khá suôn sẻ nữa. Và dẫu không quá mươi năm vẫn để lại trong tôi nhiều dư vị ngọt ngào hơn là đắng chát. Cái đám em út đó dẫu vì nạn nước phải lưu lạc tứ phương vẫn giữ nguyên cái nghĩa thầy trò rất mực là… thầy trò. Đôi khi vẫn gợi lại trong tôi những hình ảnh hết sức dễ chịu khi đời tôi đã quá sức khó chịu vì sức nặng trì trì của ngày tháng, vì những oán hờn trầm tích từ cuộc đổi đời cũ vẫn không tan, vì những hy vọng cho một cuộc đổi đời mới ở quê nhà càng lúc càng trở nên vô vọng… Vâng, tại vậy đó, đôi khi một tách cà-phê, một bữa rượu mời mọc ân cần của một người học trò cũ gặp lại tình cờ giữa một độ đường lữ thứ, đôi khi chỉ một lời thăm hỏi sức khỏe văng vẳng từ một đường dây viễn liên nào đó, bỗng làm vui lại một khuya hôm trằn trọc… Vâng người già hay sống với kỷ niệm, vui hay buồn, đắng cay hay ngọt ngào… Những ngày đã qua! Những chuyện đã qua!
xem tiếp

Advertisement

Đọc sách “Mặt trận ở Sài Gòn” của Ngô Thế Vinh

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn

“Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.”

(Tô Thùy Yên)

Mặt Trận Ở Sài Gòn là một tuyển tập 12 truyện ngắn của Nhà văn Ngô Thế Vinh viết về ký ức thời chiến tranh vào thập niên 1970s, chủ yếu ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Tuy có nhiều chứng nhân trong cuộc chiến, nhưng tác giả là một chứng nhân hiếm hoi ghi lại một giai đoạn chiến sự khốc liệt qua các câu chuyện được hư cấu hóa. Điểm đặc biệt của tập truyện ngắn này là có phiên bản tiếng Anh do một học giả ẩn danh dịch, có lẽ muốn chuyển tải đến độc giả nước ngoài về cái nhìn và suy tư của người lính phía VNCH.


Hình bìa sách “Mặt Trận Ở Sài Gòn” (có thể đặt mua qua amazon.com)

xem tiếp

bất hạnh


“Gánh Xiếc Trò Đời” by Đinh Trường Chinh

giả sử hôm nay như mọi ngày
con chim cu vẫn đến gõ vào cửa kiếng
căn phòng vừa sáng đủ
để cặp mắt trong tối tìm ra
điểm dừng

giả như bình minh vẫn mọc mỗi sớm mai
mùi cà-phê điểm tâm vẫn khuấy lên
thứ ma lực xỏ đôi chân
vào thế giới mở – khua
thức dục vọng
xem tiếp

Mẹ tôi

Michael Bùi

blank

Gia đình tôi là gia đình di cư. Năm 1954, đồng 18 tuổi, Bố Mẹ tôi nắm tay nhau xuống tàu Há Mồm xuôi Nam chạy trốn chế độ CS. Vào đến Sài Gòn, Bố Mẹ tôi khởi nghiệp bằng cách hành nghề viết Sách làm Báo. Năm tôi còn học Tiểu Học, Mẹ tôi dùng tư gia để thành lập Cơ Sở Ấn Loát Huyền Trân. Căn nhà này được cái sâu và rộng nên tôi thấy có đến cả trăm nhân viên nhà in làm việc suốt ngày. Chỗ thì chứa các máy in, chỗ thì để những hộc chữ bằng chì, phòng này đặt máy xén, cắt giấy, phòng kia cho giai đoạn khâu bìa bằng chỉ của các cô các dì, v.v… Trong giờ làm việc thì ôi thôi vui lắm. Tiếng máy in chạy rầm rầm xen lẫn tiếng nói, tiếng cười đùa, tiếng ca vọng cổ… nó tạo nên một không khí rất sinh động.
xem tiếp

Nhà văn Đỗ Phương Khanh

Được tin chị Đỗ Phương Khanh người phụ trách trang Vườn Hồng của tuần báo Thiếu Nhi vừa từ giã cõi đời vào ngày 26-8-2020 vừa qua, trang blog TTNM và thân hữu thành thật chia buồn cùng nhà văn Nhật Tiến. Nguyện cầu hương linh của Chị sớm về Cõi Phật.
Xin post lại bài của nhà văn Hồ Trường An viết về Chị như một nén hương thắp tiễn Người Chị rất thân yêu của các em trên trang Thiếu Nhi.
(Các bạn có thể xem tuần báo Thiếu Nhi ở link này:
https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/thieu-nhi)

***

Nhà văn Đỗ Phương Khanh – ảnh Cao Lĩnh

Đỗ Phương Khanh đã làm quen với độc giả qua vài truyện ngắn như “Đi Mua Giầy”, “Giận Nhau” trên tập san Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương. Chị xuất hiện đồng thời với Duy Lam, Nhật Tiến, Tô Hoàng, Tuyết Hương. Sau đó trên tập san Tân Phong, chị còn cho đăng một vài truyện ngắn nữa, như truyện “Con So ” chẳng hạn.

Từ khi làm vợ Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh hầu như ngưng sáng tác. Chị Nguyễn thị Vinh thường than thở: Cô Phương Khanh thông minh, duyên dáng, viết hay lắm cơ. Tại cô ấy bận rộn con cái nên không chịu viết nữa. Vả lại cô ấy thấy chồng mình thành công trên văn đàn là cô ấy mãn nguyện rồi. xem tiếp

Nhà văn Đỗ Phương Khanh từ trần

Tin từ Việt Báo online

blank

WESTMINSTER (VB) — Nhà văn và là dịch giả Đỗ Phương Khanh đã từ trần hôm Thứ Tư 26/8/2020 tại nhà ở Westminster, Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà văn Đỗ Phương Khanh cũng là người thực hiện “Chương trình tìm hiểu Phật pháp Tuệ Đăng” phát thanh hằng tuần trên Little Saigon Radio và Hồn Việt TV với bút hiệu Liên Hương. Bà là hiền thê của nhà văn Nhật Tiến (nguyên Phó Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Việt Nam 1963-1975).
xem tiếp

Vu Lan Laura Buồn

Hurricane Laura
Tổn thất sau khi cơn bão Laura đi qua ở Hồ Charles, Louisiana, vào ngày 27/8/2020
Photo courtesy of ANDREW CABALLERO-REYNOLDS/AFP VIA GETTY

Cali sốt lửa kinh hoàng
Cháy rừng như đốt mã vàng Vu Lan
Mùa thương côi cút đời hoang
Nhớ cha mẹ khuất – nhớ con tiêu điều.

Tình quý giá nên chắt chiu
Sao trong tim đập hoang liêu không người
Đáy lòng không một bóng dơi
Khung hồn là một bầu trời mốc rêu.
xem tiếp

Ngô Thế Vinh và tập truyện song ngữ Mặt Trận ở Sàigòn / The Battle of Saigon

Phan Tấn Hải


Bác sĩ / Nhà văn Ngô Thế Vinh (1969)

Nhà văn Ngô Thế Vinh, cũng là một bác sĩ Y khoa và từng là Y sĩ trưởng của Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, có một lối viết văn không nhầm với bút pháp các nhà văn khác: đôi khi nhìn như một bác sĩ, và đôi khi nhìn như một người từ chiến trận đầy khói lửa mới về thành phố — nơi đó, ông tham chiến nhưng vẫn là người chữa lành các vết thương, ông ở vị trí gần gũi các chiến binh nơi mặt trận và cũng tiếp cận các cấp chỉ huy của Quân đoàn để nhìn chiến trường từ nhiều hướng khác nhau. Đó là một trong những lý do làm các trang sách của Ngô Thế Vinh, ngay từ các năm trước 1975, đã đứng rất riêng biệt.
xem tiếp

Bài 13. Trở Về Với Số Không!

Khuất Đẩu

Vòng hoa tình yêu
sơn dầu trên giấy
đinhcường

Ai sinh ra ta?
Mẹ!
Ai sinh ra mẹ?
Mẹ của mẹ!
Ai sinh ra mẹ-của-mẹ?
Mẹ-của-mẹ-của-mẹ!
Hỏi tới chiều thì đến Mẹ Âu Cơ!
Hỏi tới sáng thì Mẹ Trái đất!
Hỏi nữa, thì Tạo hóa!
Rồi ai sinh ra Tạo hóa?
Tự nhiên!
xem tiếp