Archives

Chia Buồn cùng Nhà văn Trần Hoài Thư & Gia Đình

Nhận được tin buồn

Bà NGUYỄN NGỌC YẾN
(Hiền thê của nhà văn Trần Hoài Thư)
đã mệnh chung vào ngày 27.4.2024
tại tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ
hưởng thọ 84 tuổi.

Thành kính chia buồn cùng
Anh Trần Hoài Thư và gia đình.
Nguyện cầu hương linh Chị
về cõi An Lạc của Đức Phật A Di Đà

xem tiếp

Đọc Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu & Văn Chương

*SONG THAO

Thời gian gần đây, tạp chí Ngôn Ngữ mỗi kỳ giới thiệu đặc biệt một tác giả. Thường thì số bài dành cho phần đặc biệt này chiếm nửa số báo, khoảng 150 trang. Nhưng có những tác giả có nhiều bài viết, chiếm quá số trang nên phải làm một phụ bản riêng. Mỗi số Ngôn Ngữ dày khoảng 300 trang, thường các phụ bản trước của các tác giả Tô Thùy Yên và Hoàng Ngọc Biên, Cung Tích Biền số trang ngang bằng với Ngôn Ngữ. Kỳ này, cuốn “Ngô Thế Vinh, Bằng Hữu và Văn Chương” chiếm kỷ lục, tới 700 trang lận, gấp đôi số báo thường. Cứ tưởng tượng mỗi số Ngôn Ngữ như một anh chàng khôi ngô tuấn tú vác một phụ bản như vác một cái ba-lô. Anh chàng 300 ký vác cái ba-lô 700 ký, lăn kềnh là cái chắc. Nhưng nhà văn Ngô Thế Vinh xứng đáng với sức nặng này.
xem tiếp

CÁO PHÓ từ gia đình bà Nguyễn Ngọc Yến

CÁO PHÓ

Chúng tôi ngậm ngùi báo tin cùng thân bằng quyến thuộc
Hiền nội và thân mẫu của chúng tôi là:

Bà NGUYỄN NGỌC YẾN
Sinh ngày 30 tháng 7 năm 1941 tại Cần Thơ
Sau 2 năm an dưỡng tại tư gia và 10 năm tại viện dưỡng lão
đã từ giã trần gian lúc 14 giờ 35 phút, ngày 27 tháng 4 năm 2024
(nhằm ngày 19 tháng Ba năm Giáp Thìn) tại Plainfield, New Jersey,
hưởng thọ 84 tuổi.

Linh cữu được quàn tại
Memorial Funeral Home
155 South Avenue
Fanwood, New Jersey 07023
(908) 322-4350

Tang gia đồng khấp báo:
Chồng: Trần Quí Sách, bút danh Trần Hoài Thư, Plainfield, New Jersey
Trưởng nam: Trần Quí Thoại, Vợ: Kim Tạ, và các con, thành phố Limerick, Pennsylvania

LỊCH TRÌNH TANG LỄ:
• Lễ Nhập Quan và Phát Tang: 10 tháng 5 năm 2024
• Thăm Viếng: 10:00 AM đến 11:00 AM, Thứ Sáu, 10 tháng 5 năm 2024
• Lễ Hỏa Táng: 11:30 AM, cùng ngày.

Cáo phó này thay thế thiệp tang.
Xin miễn phúng điếu

Trần Hoài Thư và Ngọc Yến Với Con Chim Chằng Nghịch và Nỗi Nhớ Quê

NGÔ THẾ VINH

 Lời Dẫn Nhập: Trần Hoài Thư là một tên tuổi có trong danh sách các tác giả của Tuyển Tập Chân Dung VHNT & VH II, nhưng cũng để thấy rằng đây là một chân dung văn học rất khó viết, do đã có quá nhiều người viết về đủ mọi khía cạnh của THT. Hơn thế nữa cuộc đời và sự nghiệp của THT quá phong phú nên với một bài viết dù chỉ là phác thảo cũng vẫn là một thiếu sót. Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80. Cũng nhân đây, có một gợi ý với các bạn trẻ trong và ngoài nước đang chuẩn bị luận án tiến sĩ văn học, thì chân dung văn hóa của Trần Hoài Thư cùng với nỗ lực phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975 là một đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn, rất xứng đáng để các bạn khám phá và dấn thân vào. Các bạn cũng không còn nhiều thời gian – nói theo cách ví von của nhà văn trẻ Trần Vũ, chiếc kim đồng hồ trên tay anh Trần Hoài Thư đã chỉ 12 giờ kém 5 phút sắp qua nửa đêm và chỉ sau năm phút phù du đó, khi Trần Hoài Thư trở thành “người của trăm năm cũ”, tất cả sẽ bị lớp bụi thời gian mau chóng phủ mờ.  
xem tiếp

Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Của Thơ Mộng, U Hiển

9 Khuon Mat . 9 Phong Khi Van Chuong

Tuyển tập “9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.

Tuyển tập “9 Khuôn Mặt…” dày 440 trang của Bùi Vĩnh Phúc có một điểm đặc biệt: bạn chỉ cần đọc khoảng mười trang sẽ nhận ra tự thân tuyển tập cũng là một sáng tác văn học vì chính bút pháp phê bình của họ Bùi cũng đầy sương khói nghệ thuật. Chúng ta có thể nghiệm ra rằng, một tác phẩm nghệ thuật, thí dụ, ca khúc “Hương Xưa” của nhạc sĩ Cung Tiến, tuy ngắn chỉ có 5 phút, nhưng tuổi thọ có thể là vài thập niên hay vài thế kỷ, vì thỉnh thoảng chúng ta lại có thể nghe lại dòng nhạc của Cung Tiến, năm sau, mười năm nữa, và nửa thế kỷ nữa. Đó là tuổi của nghệ thuật. Tương tự, các bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, truyện của Nguyễn Mộng Giác và tất cả tác phẩm của 9 người trên, tuổi thọ không chỉ trong vài trăm trang sách. Như Truyện Kiều của Nguyễn Du, đôi khi gắn bó rất là lâu dài với hồn thơ của một dân tộc. Và cũng tương tự, với văn phong cực kỳ thơ mộng của Bùi Vĩnh Phúc, tuyển tập phê bình này trở nên có một đời sống riêng, tuổi thọ đã vượt xa hơn 440 trang, và chúng ta có thể đọc đi đọc lại, cũng tương tự như khi nghe nhạc Cung Tiến.
xem tiếp

Tháng Tư, Đọc ‘Thủy Mộ Quan’ Của Nhà Thơ Viên Linh (1938-2024)

Huỳnh Kim Quang

Hình trang nhất
Nhà thơ Viên Linh. Minh họa Đinh Trường Chinh

“Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.”

Đó là hai câu thơ trong bài Gọi Hồn được in trong tập thơ “Thủy Mộ Quan” của nhà thơ Viên Linh, người vừa từ giã cõi mộng đi về chốn vĩnh hằng hôm 28 tháng 3 năm 2024 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy”. Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan”.
xem tiếp

Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa như thế nào?

Phạm Trần phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã

Phạm Trần - Các bài viếtNha (2)
Ông Phạm Trần & Ông Hoàng Đức Nhã

Lời giới thiệu: Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger, một nhân vật có quan hệ với Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn Hòa đàm chấm dứt chiến tranh ở Paris, Pháp, qua đời ngày 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Trong khi đó, ông Hoàng Đức Nhã (sinh năm 1942), là nguyên Bí thư, Tham vụ Báo chí của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng trưởng Bộ Dân vận-Chiêu hồi năm 1973. Ông Hoàng Đức Nhã đã có mặt trong các cuộc thảo luận gay go về Hiệp định Ba Lê tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Thiệu và phía Mỹ gồm các ông Henry Kissinger, Đại Tướng Alexander Haig và Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker.
Nội dung bài phỏng vấn ông dưới đây được tôi thực hiện, ngay sau khi ông Kissinger tạ thế, là nhắm làm sáng tỏ một thắc mắc của lịch sử rằng “Có phải VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi để thất thủ năm 1975”?
Mời bạn đọc theo dõi.

xem tiếp

Viết về Đa Hiệu số 107 – Tháng 5/2016

bia-dh-107

 

Tôi thật sự xúc động khi cầm trên tay cuốn báo Đa Hiệu số 107. Tranh bìa với hình ảnh con chim bồ câu tung bay trên nền cờ vàng ba sọc đỏ rực rỡ, hai cánh tay đưa lên nắm chặt với xích xiềng đã bị bứt tung bên hoa vàng và những từ Dân Chủ, Tự Do. Có phải người họa sĩ muốn nói lên quyết tâm phá tan áp bức, mang đến tự do dân chủ và mùa xuân thanh bình cho dân tộc của tất cả con dân Việt Nam?
xem tiếp

Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn

Trần Thị Nguyệt Mai

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
xem tiếp

Thời đi học 11: The Skin of Our Teeth / (Thoát hiểm trong) đường tơ kẽ tóc

Hồ Thị Ngọc Trang


Tờ chương trình cho vở kịch Broadway năm 1942.
Tác phẩm nghệ thuật của Don Freeman – Nguồn: wikipedia.org

Vở kịch lẫy lừng trong văn học Mỹ (đoạt giải Pulitzer năm 1943), THE SKIN OF OUR TEETH, của Thornton Wilder gắn liền với đời sinh viên ĐHSP năm cuối của tôi từ trên giảng đường đến sân khấu kịch, đến kỷ niệm về tình yêu, tình bạn mà mãi tận ngày nay, niềm hạnh phúc mỗi lần nhớ tới vẫn tràn bờ trong tôi.

Nhan đề tác phẩm mượn từ Sách Job trong Cựu Ước: “My bone cleaveth to my skin and to my flesh, and I am escaped with the skin of my teeth.”/ Xương tôi dính vào da và thịt của tôi và tôi thoát hiểm chỉ còn da răng.
xem tiếp