Archives

Theo Dấu Ngô Thế Vinh Qua Những Trang Văn

Trần Thị Nguyệt Mai

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Một trùng hợp thật ngẫu nhiên khi tạp chí văn học nghệ thuật Ngôn Ngữ phát hành vào tháng 2-2024 cũng vào dịp Tết Giáp Thìn 2024 ra số đặc biệt giới thiệu Bác sĩ / Nhà văn / Nhà hoạt động môi sinh Ngô Thế Vinh. Năm Rồng, giới thiệu người kết nghĩa với Cửu Long, tưởng không còn gì thích hợp hơn.
xem tiếp

Thời đi học 11: The Skin of Our Teeth / (Thoát hiểm trong) đường tơ kẽ tóc

Hồ Thị Ngọc Trang


Tờ chương trình cho vở kịch Broadway năm 1942.
Tác phẩm nghệ thuật của Don Freeman – Nguồn: wikipedia.org

Vở kịch lẫy lừng trong văn học Mỹ (đoạt giải Pulitzer năm 1943), THE SKIN OF OUR TEETH, của Thornton Wilder gắn liền với đời sinh viên ĐHSP năm cuối của tôi từ trên giảng đường đến sân khấu kịch, đến kỷ niệm về tình yêu, tình bạn mà mãi tận ngày nay, niềm hạnh phúc mỗi lần nhớ tới vẫn tràn bờ trong tôi.

Nhan đề tác phẩm mượn từ Sách Job trong Cựu Ước: “My bone cleaveth to my skin and to my flesh, and I am escaped with the skin of my teeth.”/ Xương tôi dính vào da và thịt của tôi và tôi thoát hiểm chỉ còn da răng.
xem tiếp

Ông Phật Dược Sư Của Tôi

Song Vũ

Hình Ảnh Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương (khổ lớn)

Chúng tôi di chuyển bộ từ Trại 3 thuộc Liên Trại 1 ở phía Bắc sông Hồng về Trại 8 phía Nam sông Hồng vào tháng 5/1977. Trại 8 thuộc vùng đồi núi Hoàng Liên Sơn nằm gần khu hồ chứa nước cho công trình thủy điện Thác Bà. Ngay từ lúc đặt chân tới trại mới, công việc của chúng tôi là tu bổ sửa sang lại khu trại đã cũ đã xuống cấp này và chuẩn bị cho vụ trồng cây lương thực sắp tới. Vì thời tiết của khu trại cộng thêm cường độ lao động (chủ yếu là phát quang trồng rẫy và đốn cây, tre, nứa) khá căng thẳng nên sức lực của tù nhân ngày càng kém.

Cho đến tháng 7 thì dịch kiết lỵ, tiêu chẩy ập tới trên diện rộng cho cả liên trại. (Thực tình tôi cũng không còn nhớ chính xác là Liên Trại 4 này có bao nhiêu trại nhưng qua các kỳ đi lãnh lương thực phẩm, gặp gỡ các bạn tù từ các trại khác thì ít nhất tôi cũng nghĩ là Liên Trại này gồm 8 trại và một trại y tế là Trại 9.)
xem tiếp

Song Vũ – Ngô Văn Xuân – Sau Cơn Binh Lửa – Ông Phật Dược Sư Của Tôi

Doãn Cẩm Liên


Tác giả Song Vũ ký tặng sách
Nguồn: Vuông Chiếu Luân Hoán

Tóm tắt tiểu sử: Song Vũ được hai cụ thân sinh đặt tên Ngô Văn Xuân vào năm 1940 tại thành phố Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Khóa 17. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chức vụ cuối cùng ông giữ là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Suốt thời gian binh nghiệp ông bị thương ba lần, vẫn chưa kinh hoàng bằng 13 năm tù Cộng Sản. Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, ông đi theo chương trình HO và định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1992.

Ở nơi xứ người, môi trường hoàn cảnh thay đổi gần như trăm phần trăm, cuộc sống ổn định. Tâm ông đã lắng đọng và đủ yên để ghi xuống những cảm xúc cùng những câu chuyện trong suốt cuộc đời binh nghiệp qua hai quyển “Chinh Chiến” xuất bản năm 2021 và “Sau Cơn Binh Lửa” tái bản lần hai năm 2023.
xem tiếp

Tháng Ba, nhớ “Gãy Súng” của Cao Xuân Huy

Đỗ Trường

Cao Xuân Huy – Người vẫn không thể thoát ra khỏi cuộc chiến
Sau 1975, Văn học cũng như con người buộc phải trốn chạy, tìm đường vượt biển. Tưởng chừng, nơi miền đất lạ, dòng văn học tị nạn ấy sẽ chững lại. Nhưng không, nó như những nhánh sông âm thầm vặn mình bồi lên mảnh đất khô cằn đó. Chiến tranh, người lính vẫn là đề tài nóng bỏng để các nhà văn tìm tòi, khai thác.

Vào thời điểm ấy, những nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Thế Uyên… đang ở độ chín và sung sức. Và sau đó, xuất hiện hàng loạt nhà văn xuất thân từ những người lính chiến đã trải qua những năm tháng tù đày, như: Phạm Tín An Ninh, Song Vũ hay Cao Xuân Huy… Tuy văn phong, thi pháp riêng biệt, nhưng tựu trung, mỗi trang viết của họ đều để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu văn của Phạm Tín An Ninh đẹp, sáng và nhẹ nhàng, thì từ ngữ trên những trang viết của Cao Xuân Huy nặng tính khẩu ngữ trần trụi, mãnh liệt. Có một điều rất thú vị, đọc Cao Xuân Huy, tôi lại nhớ đến nhà thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn. Bởi, tính đặc trưng ngôn ngữ làm nên hình tượng, chất lính rất đặc biệt trong thơ văn của hai ông văn thi sĩ này.
xem tiếp

Thụy Khanh – Buồn xưa đã hết

Đặng Mai Lan

Une image contenant texte, femme, art, Couverture de livre Description générée automatiquement
Buồn Xưa Bây Giờ – tập thơ của Thụy Khanh
(Tranh bìa Đinh Cường – An Tiêm xb 1992)

Buồn xưa bây giờ có còn buồn không?

Câu hỏi đã lan man trong đầu tôi khi hay tin chị mất.

“Buồn Xưa Bây Giờ” là tựa của một tập thơ. Bây giờ là khoảng thời gian nào? Đã qua chưa hay vẫn là hiện tại, vẫn mãi là những nỗi buồn của người tạo ra nó. Phải chăng tác giả muốn nói rằng nỗi buồn sừng sững đó, không thể phôi phai dù bất cứ lúc nào, ở đâu? Tại sao lại phải như thế?

Đã có lần tôi viết về chị. Một người tôi quen từ những ngày mới bước chân vào thế giới văn chương và thân thiết cho đến bây giờ dù tuổi tác chúng tôi cách nhau khá xa.
xem tiếp

Bùi Vĩnh Phúc và sách mới: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương

Phan Tấn Hải

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên.

Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.

blank
Bùi Vĩnh Phúc (trái) và Phan Tấn Hải (phải)

Đặc biệt, khi độc giả mở ra từng trang tác phẩm phê bình văn học này, thực ra cũng là đọc về “10 Khuôn Mặt, 10 Phong Khí Văn Chương” nơi khuôn mặt thứ 10 là Bùi Vĩnh Phúc, hiện ra lấp ló nơi từng trang, và đôi khi nơi từng dòng nhận định. Nơi đây, BVP có một dấu ấn riêng, BVP không phải là một robot để phê bình văn học theo một công thức có sẵn. BVP có một phong thái phê bình riêng.
xem tiếp

Những kỷ niệm nơi phòng tranh Trương Vũ

Trần Thị Nguyệt Mai


Ảnh: Phạm Cao Hoàng

Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ.

Căn phòng này
chiếc bàn này
nơi chúng ta đã từng ngồi
nâng ly
chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất
chúc mừng một cuốn sách vừa in xong
chào mừng một người bạn từ phương xa đến

Vâng, tôi vẫn còn nhớ căn phòng mà anh Phạm Cao Hoàng nhắc tới trong bài thơ. Biết thì biết đã lâu. Từ những bài thơ mà họa sĩ Đinh Cường gọi là “Những Đoạn Ghi” anh đã viết thay nhật ký:

Như vậy là một ngày Chủ Nhật hạnh phúc
gặp nhau và nói cười cùng nhau, còn chi hơn
… ngồi uống những ly rượu vang ngon, thật ngon
một bàn dài bạn bè quý mến, nhắc lại những
tờ báo đã không còn Văn Học, Hợp Lưu…
bao nhiêu cây viết đã xuất phát từ các sân chơi đó

(Đinh Cường – Từ trưa tới chiều ở nhà Trương Vũ)
xem tiếp

Đánh đu với chữ nghĩa – Phần VI: Dấu câu

Trí Ngô

Aristophanes - Wikipedia
Aristophanes – Nguồn: Wikipedia

Đối với những ai phải kiếm sống bằng nghề viết lách, hay chỉ xem đó là thú tiêu khiển tinh thần, dù ngày ngày dùng giấy bút mực, hoặc bàn phím màn hình, sự cần thiết của dấu phết / dấu phẩy, khoảng trống giữa các từ, viết hoa, dấu chấm ngắt câu, xuống dòng, v.v… là quá hiển nhiên. Hệ thống các ký hiệu nói trên, tạm gọi tắt là dấu câu, phương tiện ngữ pháp căn bản, đã ăn sâu trong máu, trong tim óc, nên chúng ta mỗi khi cầm bút, thường áp dụng theo phản xạ. Nếu ai đó yêu cầu giải thích quy tắc chi tiết, chắc đành bó tay. Người viết bài cũng xin “thành khẩn khai báo”, vẫn đang mày mò tìm hiểu và học hỏi thêm về các nguyên tắc sử dụng dấu câu chữ Quốc Ngữ.
xem tiếp

Phan Xuân Sinh, người của mọi người

*SONG THAO


Nhà thơ Phan Xuân Sinh (1948-2024)

Năm đầu thiên niên kỷ 2000, làng văn hải ngoại có một cuộc quần hùng tụ họp rất đông đảo. Nay thiên niên kỷ đã già 23 tuổi mà cuộc tụ hội này vẫn chưa bị phá kỷ lục. Tôi nghĩ với sự thưa thớt mỗi ngày của giới viết lách, sẽ chẳng bao giờ có một cuộc gặp gỡ kỳ thú như vậy. Ngày đó, từ bốn phương tám hướng chúng tôi kẻ lái xe hơi, kẻ cưỡi máy bay nhằm đích đến: Boston. Một số anh chị em chẳng cần cưỡi chi, họ ở ngay tại chỗ. Trần Doãn Nho, Lâm Chương, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Trung Đạo, Dư Mỹ, Lương Thư Trung. Từ mọi miền đất nước Hoa Kỳ túa tới có Hoàng Lộc, Phạm Nhã Dự, Ngô Minh Hằng, Lê Mai Lĩnh, Trần Hoài Thư, Quan Dương, Hoàng Thị Bích Ti, Nguyễn Xuân Hoàng. Từ Montreal, Canada, chúng tôi gồm Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Vy Khanh, Hồ Đình Nghiêm, Lê Quỳnh Mai, Khải Minh và Song Thao tới bằng nhiều xe, mạnh ai nấy đi, chẳng hàng lối chi. Tôi đã cố điểm lại tất cả những khuôn mặt bên nhau ngày đó nhưng biết chắc cái trí nhớ đã lộn xộn của tôi không cách chi nhớ hết nổi.
xem tiếp