Tag Archive | Phan Tấn Hải

Các nhà thơ Hồi giáo Sufi điển hình

Phan Tấn Hải

_02 Dieu mua Sufi xuat phat tu cam hung RUMI
Điệu múa Sufi, một hình thức cầu nguyện hay ngợi ca sự hợp nhất với Nguyên lý tối cao.

Chúng ta hàng ngày đọc tin thời sự, dễ dàng nhìn về thế giới Hồi giáo dường như đầy những bạo lực, và nhìn về một quốc gia Iran như một tuyến đầu tua tủa những dàn phóng phi đạn hướng về thế giới tự do. Chúng ta cũng từng thấy các chính phủ Hồi giáo theo các hệ phái khác nhau đã kình nhau, thậm chí trong một nước, như Iraq, cùng từng sinh khởi nội chiến. Tuy nhiên, vẫn có một Hồi giáo khác, một Hồi giáo rất mực hòa bình, một hệ phái ít được báo chí hàng ngày tường thuật chỉ vì họ không gây ra các biến cố hung hăng nào. Đó là Hồi giáo Sufi, một khuynh hướng rất mực thần bí có từ nhiều thế kỷ qua, và là nơi rất mực thơ mộng của Hồi giáo: một nơi của những dòng chữ về vẻ đẹp của sa mạc, của tịch lặng, của yêu thương.
xem tiếp

Advertisement

Ukraine: Trẻ em, nhà thơ, tu sĩ, và hòa bình

Phan Tấn Hải

_01-cuoc-thi-tranh-ve-quoc-te
Tranh của 6 trẻ em dự thi giải “Golden Easel 2023”.

Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài hơn một năm. Chính xác, tính từ ngày quân Nga tràn ngập tiến vào Ukraine ngày 24/2/2022, là khoảng một năm và hai tháng. Những con số thương vong, tan tác ngày càng tăng thêm. Cuộc chiến chưa biết tới bao giờ sẽ ngưng. Những cơ quan có trách nhiệm như Liên Hiệp Quốc, các hội chăm sóc thiếu nhi, các tu sĩ tôn giáo, và ngay các bậc cha mẹ trong gia đình cũng tự suy nghĩ, rằng phải nói gì cho trẻ em để hiểu được rằng cần phải có tình thương yêu mới xây dựng được thế giới an toàn bền vững. Và phía ngược lại, các em đang nói gì với người lớn về thế giới đau đớn này, vì lỗi đâu phải ở các em?
xem tiếp

Ukraine: Khi nghệ sĩ toàn lực ra trận

Phan Tấn Hải

01 tranh cua Marta Koshulinska
Đề tài tranh vẽ của nữ họa sĩ Marta Koshulinska
là trẻ em và phụ nữ trong cuộc chiến, là nước mắt tan tác
.

Sức mạnh nào đã thúc đẩy toàn dân Ukraine cùng ra trận chống quân Nga? Hẳn phải là hồn nước, một cái gì không thấy được, nhưng nối kết được toàn dân cùng nhau một lòng ra trận. Có thể định nghĩa rằng hồn nước là cái gì làm cho dân tộc Ukraine khác biệt với Nga, để toàn dân Ukraine thấy rằng hễ trận này mà thua, là những bản sắc truyền thống sẽ bị xóa sổ. Cũng y hệt như trong những ngày cuối năm 1788, trước khi đưa binh lực Tây Sơn ra Bắc để đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và viết hịch triệu mời toàn dân, toàn quân cùng ra trận để gìn giữ những gì rất là Việt Nam: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…” Phải có một cái gì rất là trân quý Việt Nam, mới đưa toàn dân ra trận được. Tương tự, Ukraine cũng như thế, cũng có một hồn nước Ukraine để kết chặt toàn dân thành một tuyến phòng thủ, nơi những người bình thường sẵn sàng bước ra giữa mưa đạn.
xem tiếp

Nhà báo, nhà thơ Ngọc Hoài Phương ra đi

Phan Tấn Hải

blank

Nhà báo Ngọc Hoài Phương — một nhà thơ suốt đời chỉ sống bằng nghề báo — vừa ra đi. Anh là người đã nhiều năm sống trong nghề báo tại Việt Nam trước 1975, và khi ra hải ngoại đã sáng lập nguyệt san Hồn Việt để hình thành một dòng sống văn hóa Việt cho cộng đồng gốc Việt tại Quận Cam. Trong khi anh Ngọc Hoài Phương cầm bút trong làng báo, bên cạnh anh từ những ngày tại Việt Nam là hiền thê Lâm Ngọc Phương Dung hoạt động trong ngành truyền hình Miền Tây Việt Nam.

Bản Cáo Phó từ bà quả phụ Lâm Ngọc Phương Dung, pháp danh Diệu Hạnh, viết: “Ký giả Ngọc Hoài Phương, tên khai sanh Nguyễn Ngọc Kiểm, pháp danh Tuệ Phương, sanh ngày 18/10/1942, tại Bắc Ninh, Việt Nam. Đã giã từ Cõi Tạm để về Cõi Phật lúc 8 giờ sáng ngày 28/2/2023 tại tư gia ở Westminster, California. Hưởng thọ 82 tuổi.”
xem tiếp

Nguyễn Thị Khánh Minh và “tháng năm là mộng đang đi”

Phan Tấn Hải

1 ra mat sach Toan canh
Toàn cảnh buổi ra mắt tập thơ “tháng năm là mộng đang đi.”

Buổi ra mắt tập thơ “tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
xem tiếp

Biết tới bao giờ

Phan Tấn Hải

— Bài thơ tặng cặp tình nhân Trương Vấn & Kim Oanh

blank
Nguồn: Internet

Một thời anh mời em bước ra
từ Thiên ý ngập tràn ánh sáng
nơi những tiếng cười bay theo mây trời lãng đãng
nơi niềm vui lơ lửng hương thơm tuổi học trò
nơi chúng ta tựa vai bước đi từ xóm nhỏ
biết tới bao giờ lại được tắm chung trận mưa tiền định
xem tiếp

Chuyện Cô Mèo Lên Cõi Trời

Phan Tấn Hải

01 tac gia va bia sach 2 an ban khac nhau
Từ phải: Tác giả Elizabeth Coatsworth và hai bìa khác nhau của hai lần tái bản “The Cat Who Went to Heaven.”

Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại. Truyện này có nhan đề “The Cat Who Went to Heaven” – nghĩa là “Cô Mèo Lên Cõi Trời” và kể về một con mèo được chàng họa sĩ vẽ vào một bức tranh có chủ đề Đức Phật Nhập Niết Bàn, và rồi một phép lạ xảy ra. Dĩ nhiên là truyện hư cấu, vì nếu bạn có mua vé phi cơ để bay sang Nhật, thì có tìm cả chục năm cũng không dò ra nơi sinh của chàng họa sĩ trong truyện, và cũng không hề thấy ngôi chùa nào đang treo bức tranh Phật trước khi nhập Niết Bàn đã từ bi thò tay ra ban phước cho một con mèo nhỏ tội nghiệp.
xem tiếp

Kim Minh Quốc: họa sĩ cung đình nổi tiếng về tranh Thiền

Phan Tấn Hải

H 1 nha su va chim hac
Nhà sư và chim hạc

Họa sĩ Gim Myeong-guk, sinh năm 1600, từ trần khoảng sau năm 1662 (?), tên còn được ghi là Kim Myeong-guk, là một họa sĩ toàn thời gian trong vương triều Joseon Kingdom của Hàn Quốc. Tên ông phiên âm theo Hán tự là Kim Minh Quốc (金明國). Các nhà phê bình nghệ thuật đời sau nói rằng Kim tuy là một họa sĩ cung đình nhưng cũng là một nghệ sĩ tiên phong vẽ ra những tác phẩm riêng đúng với tính cách và cảm xúc của ông. Hầu hết các bức tranh của Gim Myeong-guk liên quan đến con người đều có chủ đề Phật giáo và mang một phong cách nghệ thuật cụ thể.
xem tiếp

Virginia Woolf: Viết với vô thường, vô ngã…

Phan Tấn Hải

Can phong rieng

Dòng chữ cuối trong cuốn tiểu thuyết “The Waves” (ấn hành năm 1931) của Virginia Woolf là một khát vọng chiến thắng Tử Thần bằng một hành động tự ném bỏ thân tâm cho tan vỡ tất cả những gì gọi là cái tôi đang là, để tự thấy như những đợt sóng tan vỡ nơi bờ kia: “Chống lại ngươi, tôi tự ném chính mình, không khuất phục và không nhượng bộ, Hỡi Thần Chết! Sóng vỡ trên bờ.” (Against you I fling myself, unvanquished and unyielding, O Death! The waves broke on the shore.) Hình ảnh đó y hệt như trong Thiền sử Trung Hoa: lên cao tới đầu sào trăm trượng và bước thêm một bước.

Virginia Woolf không phải thiền sư, chỉ là một nhà văn người Anh; bà đọc rất nhiều, suy nghĩ thâm sâu trong bầu không khí Phật giáo, tự ý thức mình đang mang bệnh tâm thần rối loạn lưỡng cực, và rồi để lại cho đời sau nhiều tác phẩm lớn.
xem tiếp

Đọc Thơ Nguyễn Bá Chung: Một cõi thơ thiền tịch mặc

Phan Tấn Hải

blank

Bất ngờ, tôi mới nhận ra rằng GS Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ. Bởi vì một thành kiến tôi có từ lâu, một học giả thường không làm thơ. Trước giờ tôi vẫn nghĩ rằng GS Nguyễn Bá Chung là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu, và là người dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ thời Lý, Trần và thời Lê, Nguyễn — và đó là những gì tôi từng chú ý nhất, khi đọc hai bản dịch Anh ngữ của họ Nguyễn: tập “Ly Tran Zen Poems” (nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005, tái bản 6/2007) và “Le Nguyen Zen Poems” (nxb Hội Nhà Văn 6/2019). Lúc đó, tôi không chú tâm về những sách khác do GS Nguyễn Bá Chung (NBC) dịch, như tiểu thuyết, truyện, thơ… Và rồi một bất ngờ, khi tôi khám phá ra Nguyễn Bá Chung cũng là một nhà thơ rất mực lãng đãng Thiền học, thơ mộng tột vời.
xem tiếp