Tag Archive | Đỗ Trường

Hồn Việt đó, trong từng con chữ Elena Pucillo

Đỗ Trường

Elena phác thảo viết sharpie màu đinhcường - October 21, 2015
Elena Pucillo Trương
phác thảo viết sharpie màu
đinhcường – October 21, 2015

Thời gian gần đây, những lúc nhức mỏi, tâm trạng không được thăng bằng cho lắm, tôi thường tìm đến thơ Nguyễn Văn Gia, và đọc văn Elena Pucillo. Lời văn tự sự của chị như một liều Aspirin xoa dịu nỗi nhức nhối trong lòng người vậy. Có thể nói, Elena Pucillo là một hiện tượng đặc biệt trên diễn đàn văn chương Việt trong những năm gần đây. Sự đặc biệt ấy, không hẳn bởi tài văn, mà là sự nhào trộn, hòa tan cái văn hóa Ý – Việt vào những trang sách của chị. Đọc văn Elena Pucillo (qua bản dịch của Trương Văn Dân) nếu không biết trước, có lẽ ai cũng nghĩ, tác giả phải là người Việt. xem tiếp

Chúc Mừng Sinh Nhật Nhà Văn / Nhà Thơ Trần Hoài Thư

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet


Nhà văn Trần Hoài Thư năm 1967 – thời vừa viết vừa đánh giặc.
Hình chụp khi làm trung đội trưởng thám kích /sư đoàn 22BB.
Chú ý lon chuẩn úy gắn trên cổ áo rằn.
Hình trích từ tác phẩm “Nhà văn Việt Nam” của Lương Trọng Minh.

Trần Vấn Lệ

Mừng Sinh Nhật Trần Hoài Thư

Năm mươi năm mừng sinh nhật bạn mình. Tính từ ngày hai đứa cùng vào Thủ Đức (*). Mừng cả hai là vẫn còn chưa mất. Thương Luân Hoán mất một bàn chân. Thương Nguyễn Ngọc Hương vừa mới ra quân… để lại một bàn tay trên rừng Bình Định. Thương những thằng nửa đường gãy gánh, tuột ba-lô đi vào Thiên Thu!

Mới Thứ Bảy này, anh em nhắc Trần Hoài Thư, con gà trống bây giờ đúng là con gà trống, chị Yến thì đã vào Nursing Home tìm hy vọng… Cuối đời người ai cũng hắt hiu!

Mới Thứ Bảy này bè bạn không nhiều, nhưng còn được đứa nào còn mừng đứa nấy… Mừng bởi vì chúng ta còn Thứ Bảy, còn những tách cà phê còn những chai bia, còn những chia lìa Trời kêu ai nấy chịu! Cuộc họp bạn bè càng ngày càng thiếu, nhắc Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Cường, Trần Ngọc… lung tung. Nhắc đến chị Yến, đôi khi, ai cũng thấy đau lòng, tự hỏi Trần Hoài Thư có gì vui không trong cuộc sống? Sách ôi sách, sách từng chồng từng đống! Chàng còng lưng se chỉ luổn kim? Thỉnh thoảng chàng chắc có gọi “Em”… và chị Yến nghe gì đâu mà đáp!

Năm mươi năm, làm bài thơ Sinh Nhật, gửi bạn mình đây, nhận nhé Trần Hoài Thư! Hãy mở ra nhìn rồi xếp làm tư như xếp lá thư tình ngày xưa để vào túi áo. Bốn mươi năm đi tìm cơm gạo, nhớ thương về… áo não Quê Hương! Bè bạn lạc bốn phương, chí lớn khi không đi vào ngõ nhỏ… Mẹ Cha già đâu còn nữa mà chờ. Mừng thấy bạn vẫn còn làm thơ. Tôi cũng mừng tôi còn làm thơ gửi bạn…

Năm mươi năm… hai đứa mình tóc trắng
Nhớ thương nhau nhìn mây trắng cuối trời!

Trần Vấn Lệ

(*) Khóa 24 SQTB Thủ Đức khai mạc vào tháng 11 năm 1966, kết thúc giữa tháng 8 năm 1967.
xem tiếp

Lữ Quỳnh, Cái Cán Cân Của Văn Học Miền Nam

Người viết: Đỗ Trường

Lữ Quỳnh – Trịnh Công Sơn – Tôn Thất Văn (Huế – 1977)

Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.
xem tiếp

Vịn Vào Lục Bát, Điểm Tựa Cuối Cùng Của Trần Hoài Thư

Bài viết của Đỗ Trường


Chân dung Trần Hoài Thư – Hoàng Ngọc Biên vẽ (2017)

 

Không ngờ thi tập Vịn Vào Lục Bát từ Hoa Kỳ được gửi đến tôi sớm như vậy, chỉ hơn chục ngày sau in ấn, ra lò. Vâng, chắc chắn đó là sự ưu ái của nhà xuất bản Thư Ấn Quán và nhà văn Trần Hoài Thư đã dành cho tôi. Một chút đó thôi, ấy vậy để lại trong lòng người một ấn tượng, một cảm xúc thật sâu sắc.
xem tiếp