Tag Archive | Nguyên Giác

Đọc Thiền Tập Với Pháp Ấn của tác giả Nguyên Giác

Phan Thanh Tâm

Thien Tap Voi Phap An 9781088004838-book cover

“Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo. Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia.”
xem tiếp

Advertisement

Giới thiệu sách “Thiền Tập Với Pháp Ấn” của Nguyên Giác

Trân trọng giới thiệu:

THIỀN TẬP VỚI PHÁP ẤN
Nguyên Giác
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation 2023

Thien Tap Voi Phap An 9781088004838-book cover

Người viết vô cùng mang ơn ba đời Phật, Pháp, Tăng; vô cùng mang ơn tất cả quý Thầy và quý cư sĩ trong hai ngàn năm qua đã hoằng pháp và hộ pháp tại Việt Nam; và vô cùng mang ơn bổn sư là cố Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu.

Đặc biệt người viết vô cùng mang ơn Thầy Minh Châu, Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Thích Đức Thắng đã dịch Tạng Pali và Tạng A Hàm ra tiếng Việt. Như thế đã giúp cho người đời sau, trong đó có người viết, có thể có những đối chiếu kinh điển từ hai Tạng Kinh rất mực bát ngát và vi diệu này.
xem tiếp

Mẹ dạy con ngồi như núi

Nguyên Giác

Lời cảnh tỉnh của vị Thiền sư trước khi lâm chung - Đạo tràng Tu Phật
Nguồn: Internet

1
mưa bụi lướt về trong mơ
ướt sũng một thời trí nhớ
thì thầm cổ tích như thơ
bay vào trong con giấc ngủ
mẹ ru con lời dịu dàng
nguyện cho mưa về tốt lúa
nguyện cho khắp cõi bình an
nguyện người người xa nhà lửa
xem tiếp

Tỉnh Mê Một Cõi: từ Địa Ngục tới Tịnh Độ

Nguyên Giác

Lời Giới Thiệu: Bài viết này là Lời Bạt trong “Tỉnh Mê Một Cõi” (tức Hứa Sử Truyện), một tác phẩm truyện thơ chữ Nôm được GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải, GS Trần Ngọc Ninh giới thiệu và nhận định.

Bia sach_Tinh Me Mot Coi 2

Có địa ngục hay không? Có Diêm vương, vua của cõi địa ngục, hay không? Có Tịnh độ, có cõi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà hay không? Có phải các nhà sư khi đi từ miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không? Và các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với giới trí thức và đối với những người dân quê không biết chữ?

Bài viết này sẽ tìm cách trả lời, một phần nào, những câu hỏi trên qua cuốn truyện thơ “Tỉnh Mê Một Cõi” — hay “Hứa Sử Truyện” — nhìn đối chiếu với kinh Phật. Bài viết này cũng để trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Văn Sâm — thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học — đã cho đọc trước bản thảo do Giáo sư thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008). Những dòng chữ nơi đây, chỉ xin được làm thêm một ghi chú dài về Phật học trong văn chương Nam Bộ ba thế kỷ trước.
xem tiếp

Đọc “Bát Cơm Hương Tích” của TT Thích Nguyên Tạng

Nguyên Giác

Đọc 'Bát Cơm Hương Tích” Của TT Thích Nguyên Tạng - Bình Luận - Việt Báo  Văn Học Nghệ Thuật

Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại…

Tuyển tập chứa đựng rất nhiều kỷ niệm của Thầy Thích Nguyên Tạng, một nhà sư một thời lớn lên nơi vùng cát trắng Khánh Hòa, tu học từ chùa này sang chùa kia, rồi hoàn tất các học vị cao hơn để vào Sài Gòn và rồi sang Úc châu khi bào huynh bảo lãnh sang để tiếp tục tu học và hoằng pháp.

Tuyển tập gồm 25 bài viết trong đó, ghi lại nhiều hình ảnh sinh hoạt trong đời tu sĩ từ thơ ấu cho tới khi sang Úc, và có cơ duyên đi hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới.
xem tiếp

Đọc “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” – Bản dịch của HT Thích Như Điển

Nguyên Giác

Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Thiền Tổ Sư - THƯ VIỆN HOA SEN

Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành trong tháng 5/2018. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.

Tất cả góp ý của người điểm sách nơi đây chỉ để hy vọng làm sáng tỏ ý Thiền, tuy bản thân người điểm sách chỉ là một người học còn non kém và tu chưa sâu.

Đứng về mặt lịch sử, tác phẩm hiển nhiên là một thẩm quyền lớn.

Thứ nhất, vì, theo dịch giả, bản thân “ngài Matsubara Taidoo phải gom góp tài liệu trong bao nhiêu năm mới viết xong cuốn sách này, vì Ngài không đề cập trong tác phẩm. Nhưng chúng tôi chắc rằng kinh nghiệm cả một đời người mới viết được một trong những tác phẩm có giá trị như thế.”
xem tiếp

Tuyển Tập “Tâm Trong”, Khi Mười Nhà Thơ Hội Ngộ

Nguyên Giác

Tuyển Tập Thơ “Tâm Trong”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ

Xin mời đọc hai dòng thơ lục bát sau:
Khom lưng nhặt hạt bồ đề
Hỏi tâm mới thấy tỉnh mê kiếp người…

Đó là thơ của thi sĩ Nguyễn Thanh Huy ở trang 152, trong tập “Tâm Trong” – một tuyển tập thơ đầy đạo vị, và cũng là một cuộc hội ngộ hy hữu, của 10 nhà thơ.
Trong những ngày Xuân, không gì vui hơn là đóng vai độc giả để lắng nghe cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ (và hiển nhiên, may mắn là, ngồi đọc sẽ đỡ mệt nhọc hơn là “khom lưng nhặt hạt bồ đề”) …
Và do vậy, chữ nghĩa của họ rất là phiêu bồng.
xem tiếp

Khi Đức Phật Dạy Thiền

Nguyên Giác


Ảnh: Pixabay

Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?” — và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới. Trong khi Thiền chánh niệm (Mindfulness meditation) lợi ích nhiều vô tận, vẫn có một số bất lợi sinh khởi. Có phải là vì thế gian chưa làm cho phù hợp? Do vậy, người viết đã tìm đọc nhiều hơn, để nhìn lại vấn đề theo nhiều khía cạnh. Và rồi dò theo con đường xưa, Đức Phật đã dạy thiền như thế nào? Kinh điển rất mực mênh mông, bài viết này chỉ là tổng hợp một phần nhỏ, chủ yếu là trích dẫn những lời dạy thực dụng của Đức Phật. Đối với các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
xem tiếp

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương: Gươm báu cài lưng

Nguyên Giác

Vũ Hoàng Chương (1915-1976): South Vietnam's Fearless Poet Laureate | Đàm Trung Phán

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916 – 1976) từ trần ngày 6 tháng 9 năm 1976. Và tuần lễ này (của năm 2016), là tròn 40 năm, ngày thi sĩ họ Vũ khuất bóng.

Bản thân tôi có một kỷ niệm mơ hồ về nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Tôi học lớp Đệ Nhất B2 — tức là, lớp 12 Ban B (ban Toán) — tại trung học Chu Văn An, Sài Gòn.  Hình ảnh Thầy Vũ Hoàng Chương hiện lên trong mắt các học trò trường này là một vóc dáng gầy, ngồi xích lô tới trường, và trông lúc nào cũng như trên mây.

Thầy Vũ Hoàng Chương dạy Ban C, nghĩa là Ban Văn Chương. Cho nên, tôi không có duyên ngồi học chính thức. Thỉnh thoảng, tên bạn nào đó bên Đệ Nhất C, theo tôi nhớ có thể là Tô Chí Để, bảo là có hứng muốn vào nghe Thầy Vũ Hoàng Chương thì canh giờ mà vào, chờ điểm danh xong, là bước vào lớp ngồi, chẳng có vấn đề gì, vì Thầy Chương chẳng bao giờ thắc mắc.
xem tiếp

Từ Biệt Nhà thơ Kinh Bắc

VÀNG SON TRONG HOÀI NIỆM
Sơn dầu trên bố, 24” x 18”
Trương Vũ thực hiện tháng 5, 2018.

Để tiễn biệt nhà thơ Kinh Bắc (Lê Đình Viễn – Sáu Du), biên tập viên Tạp Chí Suối Nguồn của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang, đã từ trần ngày 4-3-2016 tại Sài Gòn.

Co cẳng đạp quan tài
tới giờ để tụng kinh
Không lẽ cứ nằm hoài
nghe đất trời làm thinh

Ráng nghe hết dòng thơ
mai về cõi vô sinh
Thân khắp trời bụi tro
hữu tình hay vô tình

xem tiếp