Tag Archive | Trịnh Y Thư

Gặp gỡ [Phân đoạn 4-6]

Trịnh Y Thư

Trích đoạn tiểu thuyết

Bản vẽ của Duy Thanh [1931-2019].

4.
Cuộc sống tôi bước vào khúc quành khác bắt đầu với câu nói của bố tôi lúc ông từ sở làm về. Bố tôi lúc đó làm công chức Sở Đoan. Ông ném chiếc cặp da lên bàn, tay nhận cốc nước mẹ tôi đem lên, nói với mọi người trong nhà mà như nói với chính mình:

“Thằng Bôi hôm nay họp toàn thể công chức, ra lệnh cho mọi người phải tản cư khỏi thủ đô. Dân chúng cũng phải tản cư. Toàn quốc kháng chiến.”

Tuy mới mười sáu nhưng tôi biết “thằng Bôi” bố tôi đang nói đến là ai. Tên ông ta là Phan Bôi, hình như là em chú bác với ông Phan Khôi, và đang giữ chức Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ cụ Hồ. Tôi nghe các anh lớn trong Tự vệ thành kháo nhau như thế.
xem tiếp

Advertisement

Gặp gỡ [Phân đoạn 2-3]

Trịnh Y Thư

Trích đoạn tiểu thuyết

duythanh 3
Bản vẽ của Duy Thanh [1931-2019].

2.
Tôi không phải cậu trai học giỏi nên mãi đến năm mười ba tuổi tôi mới thi đậu vào trường Bưởi. Tôi thi đậu nhờ bố tôi chạy chọt nhờ vả người quen, chứ sức tôi thì tôi biết mình chẳng bao giờ được vào học cái trường trung học danh tiếng ấy. Gọi là trường Bưởi nhưng thực ra nó không ở trên đất làng Bưởi mà đất chùa Chân Lâm. Người Pháp dời chùa đi để lập nhà in Schneider. Rồi lại dời nhà in về phố Hàng Bông thành nhà in Trung Bắc Tân Văn sau này, và nhường khu đất rất đẹp của làng Thụy Khuê cho trường. Trường nằm ven Hồ Tây, cảnh trí thật thơ mộng, và tôi đã có những buổi chiều thật đẹp nhìn ngắm không biết chán mắt gương sáng bạc của cảnh quan đẹp nhất Hà Nội ấy.
xem tiếp

Dưới những gốc nho biển (Phân đoạn 10-12)

Trịnh Y Thư

clip_image002
Thành phố – Tranh Nguyễn Đình Thuần

10.

Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra, cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
xem tiếp

Dưới những gốc nho biển

Truyện của Trịnh Y Thư


tranh Nguyên Khai

1.

Hôm cô tự kết liễu đời mình, cô mặc chiếc áo lụa trắng ra chợ huyện như một thói quen. Ra chợ nhưng cô không mua thức ăn như mọi lần về nấu cho cô và gã bác sĩ bộ đội ăn tối. Đầu óc cô hoàn toàn trống rỗng như tờ giấy trắng tinh, hai chân cô như bị vô thức sai khiến, mắt cô nhìn nhưng chẳng hình ảnh nào đập vào trí óc, và các thứ âm thanh hỗn độn của một buổi họp chợ sáng nghe như những nhiễu âm không qua máy lọc.

Cái chợ huyện thời trước chiến tranh là bãi đất trống, mùa nóng bụi đỏ mịt mù, mùa mưa bùn ngập quá mắt cá chân. Thời cải cách ruộng đất nó trở thành nơi đấu tố địa chủ. Thời chiến tranh là chỗ cán bộ tụ họp dân các làng xung quanh đến nghe thông tư, nghị quyết của nhà nước. Sau chiến tranh, dần dà mọc lên vài túp lều bạt rồi hàng quán không biết từ đâu tự động bò đến bày bát đũa, nồi niêu, thúng mủng la liệt, biến bãi đất thành một cái chợ vô tổ chức và vô cùng nhếch nhác. Bây giờ nó là cái chợ lớn nhất huyện nhưng sự vô tổ chức thì vẫn như cũ.
xem tiếp

Virginia Woolf: Viết với vô thường, vô ngã…

Phan Tấn Hải

Can phong rieng

Dòng chữ cuối trong cuốn tiểu thuyết “The Waves” (ấn hành năm 1931) của Virginia Woolf là một khát vọng chiến thắng Tử Thần bằng một hành động tự ném bỏ thân tâm cho tan vỡ tất cả những gì gọi là cái tôi đang là, để tự thấy như những đợt sóng tan vỡ nơi bờ kia: “Chống lại ngươi, tôi tự ném chính mình, không khuất phục và không nhượng bộ, Hỡi Thần Chết! Sóng vỡ trên bờ.” (Against you I fling myself, unvanquished and unyielding, O Death! The waves broke on the shore.) Hình ảnh đó y hệt như trong Thiền sử Trung Hoa: lên cao tới đầu sào trăm trượng và bước thêm một bước.

Virginia Woolf không phải thiền sư, chỉ là một nhà văn người Anh; bà đọc rất nhiều, suy nghĩ thâm sâu trong bầu không khí Phật giáo, tự ý thức mình đang mang bệnh tâm thần rối loạn lưỡng cực, và rồi để lại cho đời sau nhiều tác phẩm lớn.
xem tiếp

Giới thiệu Căn Phòng Riêng của Virginia Woolf do Trịnh Y Thư chuyển ngữ

Văn Học Press
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Trân trọng giới thiệu:

Căn Phòng Riêng

Tiểu luận văn học
VIRGINIA WOOLF
TRỊNH Y THƯ dịch

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2023

Can phong rieng

xem tiếp

13 Bài HOKKU: Giọt Thu

tranh Nguyên Khai

1.
Cành táo oằn oài ngả
     Sẻ nghiêng đầu
          Giọt Thu lặng lẽ rơi.

2.
Sân nhà cũ
     Gió bạt – lá phong đỏ hiên sau
          Lặng im bờ tường rêu phủ.

3.
Mưa xóa nhòa ô kính
     Cẩm chướng và thược dược
          Căm căm trong màn đêm.
xem tiếp

Kẻ tà đạo & Kẻ cuồng tín

Trịnh Y Thư

Johnson, Macron and Albanese react to Salman Rushdie's attack: World leaders react to Salman Rushdie's stabbing - CNN
Nhà văn Anh Salman Rushdie. Photo courtesy of CNN

Nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie, trong lúc đang chuẩn bị diễn thuyết tại học viện Chautauqua, bang New York, hôm 12/8/2022 vừa qua, đã bị một kẻ lạ xông lên sân khấu đâm nhiều nhát dao chí tử. Ông được trực thăng bốc vào bệnh viện cấp cứu, và hai hôm sau báo chí loan tin là mạng sống của ông không đến nỗi bị đe dọa nhưng chắc chắn ông sẽ mất một con mắt. Bản tin lan đi nhanh chóng khắp nơi trên thế giới như ngọn lửa bốc trên đám rạ khô.

Kẻ tà đạo

Sự việc trên khiến tôi nhớ lại cách đây dễ thường gần 30 năm nhà văn Salman Rushdie viết cuốn Những Vần Thơ Quỷ và Ayatollah Khomeini của xứ Iran đã làm náo động cả thế giới – nhất là nước Anh bởi ông nhà văn này mang quốc tịch Anh – khi hạ chiếu chỉ fatwa công khai cho người đi tìm ông xử tử, bởi vì, theo họ, cuốn tiểu thuyết chứa đựng những tư tưởng báng bổ đạo Hồi và Thánh Muhammad.
xem tiếp

Tại phòng đợi

Truyện ngắn của Trịnh Y Thư

tu-nhan

1.

Cuối cùng ông Hoàng bị đẩy vào một gian phòng. Đúng ra chẳng ai đẩy ông cả. Thân thể ông như không có trọng lượng, đôi chân như bay là là trên mặt đất. Người ông nhẹ hơn không khí, và nó cứ bay như thế cho đến lúc ông nghĩ phải dừng lại kẻo va vào kẻ khác. Nói là gian phòng chứ thật ra ông không thấy bốn bức tường đâu cả, và bóng người thì đầy kín. Ánh sáng trong gian phòng cũng lạ lắm, nó là thứ màu trắng xanh như đèn nê-ông lúc gần cháy bóng, nhợt nhạt tỏa đều phả xuống đám người lố nhố bên dưới. Ông nghĩ đây phải là một gian phòng, một gian phòng rộng mênh mông, bởi ông vẫn cảm nhận được cái sàn cứng, bằng phẳng dưới chân. Ông không nhìn rõ sàn vì ánh sáng trong phòng và màu của sàn tiệp vào nhau làm một, tạo thành một khối không gian không hình tượng, không đường biên. Có lẽ nó là thứ sàn nhà rẻ tiền tráng xi măng thường thấy tại các nhà kho. Ông ngước mặt nhìn lên trần nhà, nó cao rộng lắm, trông như cái vòm khổng lồ của sân vận động, sâu hun hút, từ đó thứ ánh sáng bệnh hoạn phả xuống, nhưng không thấy bóng đèn đâu.
xem tiếp

Giới thiệu Theo Dấu Thư Hương – Tạp luận của Trịnh Y Thư

Văn Học Press
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Nguyệt Mai đã nhận được:

THEO DẤU THƯ HƯƠNG
tạp luận của TRỊNH Y THƯ
Văn Học Press xuất bản 2022

Theo dau thu huong

Tranh bìa: ĐINH CƯỜNG
Phụ bản: ĐINH CƯỜNG – NGUYÊN KHAI
Thiết kế bìa: NINA HÒA BÌNH LÊ

xem tiếp