Tag Archive | Quỳnh Giao

Vũ Hoàng Chương – Cung Tiến và Hoàng Hạc Lâu

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhạc sĩ Cung Tiến & ca sĩ Quỳnh Giao, tác giả bài viết, đều đã khuất bóng. Như một tưởng niệm ba nghệ sĩ nổi tiếng này, xin mời bạn cùng thưởng thức bài viết sau đây.

Quỳnh Giao

VHC - Thu but
Hoàng Hạc Lâu – Vũ Hoàng Chương

xem tiếp

Advertisement

Dương Thiệu Tước, mạch tương lai láng chờ phím ngân trùng

Quỳnh Giao

Dương Thiệu Tước – Wikipedia tiếng Việt
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
nguồn Wikipedia.org

Trong một dịp bình nghị về nhạc, Phạm Duy đã phát biểu, rằng vào đầu thập niên 40 khi Văn Cao và Phạm Duy còn viết nhạc với âm thanh chuỗi như trong Cung Đàn Xưa hay Khối Tình Trương Chi, thì người đó đã tài tình hòa cả thất cung lẫn ngũ cung trong một khúc tình ca diễm tuyệt. Người mà Phạm Duy nhắc tới đó, chính là Dương Thiệu Tước.
xem tiếp

Mùa lễ lạt

Tạp ghi Quỳnh Giao

View Event :: CANCELLED - Christmas Festival :: Ft. Gordon :: US Army MWR
Nguồn: Internet

Người viết này không là nhà ngôn ngữ nên xưa nay cứ hay dùng một danh từ kép là “lễ lạc” để nói về hội hè vui tươi trong các dịp lễ. Chữ “lạc” chẳng có ý nghĩa là vui vẻ lạc quan hay sao? Nhưng người thông thái thì dạy rằng phải dùng chữ “lễ lạt”, với hai ý nghĩa là lễ hội và quà tặng. Có người anh trong nhà còn chỉ ra nhiều nghĩa của chữ “lạt” này là nhạt nhẽo, lơ là, như nét không đậm mà nhạt, và ăn cơm mà kiêng món mặn thì gọi là ăn lạt.

Ðược học hỏi như vậy thì dại gì mà mình không nghe?

Huống chi là trong thâm tâm, khi thấy âm nhạc tưng bừng nổi lên sau lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ thì lại thấy buồn buồn và rất cảm với chữ lễ hội lạt lẽo! Vì vậy, xin nói về “Mùa Lễ Lạt”, vừa đúng chữ lại vừa hợp tình.
xem tiếp

Những tiếng nhung mềm năm xưa

Quỳnh Giao

Anh Ngọc

Ngay trước Tết, Quỳnh Giao gặp lại một nghệ sĩ khi ông cùng phu nhân thăm California trong vài ngày. Từ đó, mấy ngày Xuân lại thấy váng vất những tiếng hát năm xưa.

Thời xưa, giới nghệ sĩ ưa gọi ba người bạn chí thiết là “Three Caballeros,” cùng có dáng cao dong dỏng và bàn tay ít khi rời ly rượu. Hai người đã ra đi là Hoài Bắc Phạm Ðình Chương và Mai Thảo. Người còn lại là Anh Ngọc. Ông có tiếng hát mà Quỳnh Giao vẫn gọi là trượng phu trong nhiều bài tạp ghi trước đây.
xem tiếp

Thái Thanh, Lời Ru của Mẹ

Quỳnh Giao

Thai Thanh bia bang

Cách đây đã hơn ba chục năm, khi viết về Thái Thanh với lời xưng tụng “Tiếng Hát Vượt Thời Gian”, Mai Thảo không ngờ rằng chính lời phán xét ấy đã vượt thời gian. Thái Thanh hát từ đầu thập niên 1950 và sau thập niên 1970, tiếng hát ấy vẫn vang vọng thêm hai thập niên nữa. Và còn mãi mãi trong tâm tư chúng ta.

Cách đây rất lâu, trong dịp đi du lịch tại một xứ xa lạ và vào một nhà hàng Tàu (vì tên là Golden Lotus, Kin Lian) Quỳnh Giao bỗng thấy bồi hồi. Trong nhà hàng trang trí đỏ loét kiểu dáng Trung Hoa cho người ngoại quốc, âm thanh lại chất chứa hồn Việt.

Tiếng hát Thái Thanh, giữa một vùng xa lạ.
xem tiếp

Anh Ngọc – Giọng hát trượng phu

Quỳnh Giao

Anh Ngọc

Từ xưa, Quỳnh Giao vẫn luôn có một ý thích chủ quan, là giọng đàn ông phải đầy nam tính, nghĩa là hát mạnh, trầm ấm… và đừng quá điệu; còn giọng đàn bà thì phải thật trong trẻo, ngọt ngào, đừng ồm ồm và… cứng cỏi.

Nếu có phải viết về một giọng nam của nền tân nhạc Việt, người đầu tiên mà Quỳnh Giao nghĩ đến, chính là danh ca Anh Ngọc. Lý do trước tiên chính là giọng hát thật “đàn ông” của ông. Nhắm mắt lại mà nghe cho kỹ, chúng ta tưởng tượng Anh Ngọc là một giọng ca… không đỏm dáng để làm đẹp lòng đàn bà. Lại lãng mạn một chút mà ưa truyện Kim Dung, chúng ta có thể tưởng tưởng ra… Kiều Phong trong tiếng hát Anh Ngọc.

Hình bóng trượng phu, lẫm liệt mà cô đơn… đấy là Kiều Phong. Cao lớn sừng sững như cây trụ chống trời… đấy cũng là tiếng hát Anh Ngọc.
xem tiếp

Ðốt lò hương cũ…

Tạp Ghi Quỳnh Giao

 

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

 

Chúng ta nhớ Truyện Kiều ở khúc biệt ly ban đầu, trước khi nàng Kiều bán mình chuộc cha, có hai câu bất hủ:

Mai sau dù có bao giờ,
Ðốt lò hương ấy, so tơ phím này.

đọc tiếp

Nghe hồn bóng xế… mai này sẽ mới *

Bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa – phu quân của nữ ca sĩ Quỳnh Giao – xin được đăng lại để chia sẻ cùng bạn đọc.

 

Di ảnh nghệ sĩ Quỳnh Giao.

Di ảnh nghệ sĩ Quỳnh Giao (1946-2014).

 

Trong đời người, tình yêu và cái chết là loại cảm nghiệm riêng, chỉ kẻ trong cuộc mới biết. Khi hai biến cố ấy hòa làm một thì người trong cuộc thấy hạnh phúc rã rời và đành viết lời hư vô….

Nhà thơ có thể viết “tình yêu như trái phá” – trường hợp Trịnh Công Sơn. Quỳnh Giao là trái chín – vừa rụng. Trong sự tuần hoàn hay luân hồi miên viễn của chúng sinh, với cái lý của “sinh, lão, bệnh, tử,” trái cây không thể ở mãi trên cành. Nhưng khi trái chín rời cành thì cũng là lúc gây mầm cho đời sống về sau.
đọc tiếp

TẢN MẠN BÊN TÁCH CÀ PHÊ. QUỲNH GIAO ƠI VÀ DIỄM ƠI

Bài viết của Nguyễn Xuân Thiệp

sinh nhật anh
vào một ngày tháng bảy
trong vườn. sói. và thơ

tháng 7 còn có sinh nhật của Nguyễn Xuân Hoàng và Đinh Cường. Tưởng là tháng 7 vui nhưng trong niềm vui đã ươm sẵn mầm mống của nỗi buồn: bạn Nguyễn Xuân Hoàng đang trên con dốc tử sinh (từ của Ngô Thế Vinh). Trong hình chụp thấy Hoàng gầy yếu mà xót xa. Những ngày này còn có tin Hoàng nằm suốt, không bước chân ra khỏi phòng. Tháng bảy buồn còn vì sự ra đi của hai người trong chỗ tình thân: ca sỹ Quỳnh Giao và nhà văn/nhà báo Nguyễn Minh Diễm. Hai người ra đi cùng một ngày của tháng 7 này: ngày 23 tháng 7. 2014. Hôm nay, sau khi hai người bạn không còn nữa, mình ngồi nhớ lại những đoạn đời đã qua cùng những nỗi bi hoan của kiếp sống này.
đọc tiếp

Quỳnh Giao – Lòng ta ở với người

Di ảnh nghệ sĩ Quỳnh Giao.

Di ảnh nghệ sĩ Quỳnh Giao.

 

* Tiểu sử chính thức của nghệ sĩ Quỳnh Giao

Quỳnh Giao sinh tại Vỹ Dạ của cố đô Huế vào ngày 8 Tháng Mười Một năm 1946 với khuê danh là Nguyễn Phước Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang.

Nói theo lối cổ điển về thân thế, Quỳnh Giao thuộc “Hoàng phái” từ song thân là cụ Ưng Quả và danh ca Minh Trang.
đọc tiếp