Tag Archive | Trương Vũ

Mưa Ướt Vị Thành

Trương Vũ

Tác giả thời trong quân ngũ.

Cách đây hơn 20 năm, tôi bắt đầu tham dự khá thường xuyên vào các sinh hoạt văn học ở hải ngoại, trong suốt một thời gian khá dài kể cả lúc còn làm việc toàn thời gian ở NASA trước khi về hưu. Hợp tác với Wayne Karlin để thực hiện tuyển tập văn chương chiến tranh The Other Side of Heaven, hợp tác với giáo sư Huỳnh Sanh Thông của đại học Yale cho tập san Việt Học The Vietnam Review, viết bài và hợp tác với một số tạp chí văn học Việt Nam ở hải ngoại, thuyết trình ở một số hội thảo về văn học, v.v… Sự tham dự tương đối năng động vào những sinh hoạt đó có vẻ như bất bình thường, vì văn học là một lãnh vực tôi không hề được đào tạo ở trình độ cao. Mà, ngay cả ở trung học, bạn bè đều biết tôi là một đứa học trò rất tầm thường về môn văn. Từ bé tới lớn, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ trở thành một nhà văn hay một giáo sư văn chương.
xem tiếp

Những kỷ niệm nơi phòng tranh Trương Vũ

Trần Thị Nguyệt Mai


Ảnh: Phạm Cao Hoàng

Tối thứ sáu 23/2/2024, chị Duyên gửi cho tôi link bài thơ “Tạm biệt một căn phòng” [1] của anh Phạm Cao Hoàng ghi gửi anh Trương Vũ.

Căn phòng này
chiếc bàn này
nơi chúng ta đã từng ngồi
nâng ly
chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất
chúc mừng một cuốn sách vừa in xong
chào mừng một người bạn từ phương xa đến

Vâng, tôi vẫn còn nhớ căn phòng mà anh Phạm Cao Hoàng nhắc tới trong bài thơ. Biết thì biết đã lâu. Từ những bài thơ mà họa sĩ Đinh Cường gọi là “Những Đoạn Ghi” anh đã viết thay nhật ký:

Như vậy là một ngày Chủ Nhật hạnh phúc
gặp nhau và nói cười cùng nhau, còn chi hơn
… ngồi uống những ly rượu vang ngon, thật ngon
một bàn dài bạn bè quý mến, nhắc lại những
tờ báo đã không còn Văn Học, Hợp Lưu…
bao nhiêu cây viết đã xuất phát từ các sân chơi đó

(Đinh Cường – Từ trưa tới chiều ở nhà Trương Vũ)
xem tiếp

Giới thiệu sách mới “Chút Tình Đọng Lại”

Nguyệt Mai đã nhận được:

CHÚT TÌNH ĐỌNG LẠI

Nhạc, tranh, thơ, giao cảm của 6 tác giả:
TRƯƠNG VŨ, NGUYỄN QUYẾT THẮNG, PHẠM CAO HOÀNG
ĐOÀN VĂN KHÁNH, NGUYỄN MINH NỮU, HOÀNG KIM OANH

xem tiếp

Đọc bài viết của Đào Như về Đuổi Bóng Hoàng Hôn

Trương Vũ

Tôi thật xúc động khi đọc bài viết của Đào Như (bút hiệu của BS Đào Trọng Thể) về tập tiểu luận Đuổi Bóng Hoàng Hôn của tôi. Là người viết, dĩ nhiên phải có đam mê và bỏ nhiều công sức để hoàn thành tác phẩm của mình. Nhưng, khi tác phẩm đã in ấn xong, đã được gởi đi, tôi cũng như nhiều người cầm bút khác vốn có óc thực tế về đời sống ở hải ngoại, ít khi chờ đợi một phản hồi dài hơn vài dòng chữ “phải đạo” từ bè bạn. Nói cho công bằng, chính tôi cũng nhiều khi ứng xử như vậy đối với sách vở của bạn bè mình. Đời sống bây giờ nó như vậy! Cái may mắn là không phải ai cũng như vậy.
xem tiếp

“Đuổi Bóng Hoàng Hôn”

Đào Như

Du?i Bóng Hoàng Hôn

Hôm cuối tháng Giêng vừa rồi tôi nhận được tuyển tập tiểu luận – ĐUỔI BÓNG HOÀNG HÔN – xuất bản năm 2019, do chính tác giả Trương Vũ gửi tặng. Thoạt tiên, tên Trương Vũ thật lạ lẫm với tôi. Nhưng khi đọc vào trang trong tôi mới biết Trương Vũ là bút hiệu của Trương Hồng Sơn, người bạn đồng môn của tôi vào những năm 1953-1955, thuở chúng tôi học chung với nhau từ lớp đệ Lục đến đệ Tứ tại trường trung hoc tư thục Kim Yến Nha Trang. Nhìn ảnh của Sơn với hai màu tóc, khiến tôi bồi hồi cảm động. Chúng tôi xa nhau đã hơn 65 năm, biết bao nước chảy qua cầu. Sáu mươi lăm năm của khói lửa, chiến tranh, của ý thức hệ, phân ly, chia cắt. Chúng tôi trôi giạt thành người lưu vong bất đắc chí.
xem tiếp

Những Chân Dung từ Hồ Láng Nhớt

Trương Vũ


Chân dung Lê Quang Minh,
sơn dầu trên bố, 14” x 20”.
Trương Vũ thực hiện 30-9-2023

Tháng 2 năm 2023, tôi về Nha Trang dự Hội Ngộ của cựu giáo sư và sinh viên Đại Học Duyên Hải. Vài ngày sau đó, một số cựu sinh viên tổ chức cho tôi đi dã ngoại vùng Hồ Láng Nhớt ở Diên Khánh. Đây là một vùng quê, cách Nha Trang khoảng 20 km. Là một cựu hướng đạo sinh, về già được hưởng những giờ phút tuyệt vời, như trở lại sống những ngày tháng của thời tuổi nhỏ, tôi cám ơn các em nhiều lắm. Ngắm cảnh, lội suối, ngồi bè lướt trên sông dưới mưa nhẹ hột, đi chặt mía, đi nhổ khoai mì, v.v… Vào buổi trưa, ngồi nghỉ trong một quán ăn vắng khách, tôi đề nghị các em ngồi cho tôi phác họa chân dung bằng bút chì than. Mỗi người khoảng 5 phút, rồi chụp hình. Lần lượt: Minh, Hải, Hằng, Kim Hoàn, Dung, Nha Trang, Tường Lân, Xuân Thanh.
xem tiếp

Nhà Ngói Đỏ Trong Ký Ức Hỗn Mang

Trương Vũ

Trương Gia Vy
tranh sơn dầu Trương Thị Thịnh

Cách đây hơn hai tuần, tôi nhận được tin chị Trương Gia Vy ra đi. Chị là hiền thê của nhà giáo/nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh cũng đã ra đi, trước chị gần chín năm. Chuyện tình của họ được biết nhiều trong giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật và báo chí. Họ lấy nhau năm 1973, được tiếng là người đẹp lấy người đẹp, và có với nhau bốn con. Tôi quen chị Vy qua Nguyễn Xuân Hoàng. Chị là một phụ nữ dễ mến, tận tụy với chồng con ngay cả trong thời gian mang bệnh, mà là một bạo bệnh. Tin chị ra đi, dù là tin buồn nhưng bạn bè mừng cho chị chấm dứt những đau đớn thể xác kéo dài hàng chục năm. Trên FaceBook, tôi có ghi vài giòng chữ này: “Mừng cậu Hoàng gặp lại người tình năm xưa”. “Cậu Hoàng” là chữ NXH thường dùng cho mình trong những trò chuyện thân mật với bạn bè.
xem tiếp

Ông Già Ba Tri

Trương Vũ

Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm.
Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm

Thời còn trẻ, tôi nghe nhiều người gọi các ông già khó tính, và cố chấp là “ông già Ba Tri”. Tôi không biết tại sao có thành ngữ đó, nhưng chính tôi, về sau, vẫn dùng nó để chỉ một số nhân vật có tính cách như vậy. Chỉ cách đây vài năm tôi mới biết “ông già Ba Tri” là một người có thật. Theo một số tài liệu, tên ông là Thái Hữu Kiểm hay Cả Kiểm, sống vào đầu thế kỷ 19. Vì những phán quyết bất công đối với dân huyện Ba Tri, ông cùng với vài ông già khác, đi bộ hơn ngàn cây số, suốt ba tháng, ra tới kinh thành Huế nộp đơn kiện lên vua Minh Mạng, đòi lại công bằng cho người dân Ba Tri. Thành ngữ “ông già Ba Tri” từ đó trở nên phổ biến để chỉ những ông già cứng cỏi, kiên trì bảo vệ công lý. Tuy nhiên, dần theo thời gian, thành ngữ này có biến đổi ý nghĩa và do đó nhiều khi được dùng hơi khác. Bây giờ, tôi mong thành ngữ này chỉ nên được dùng để chỉ những con người có cốt cách như ông Cả Kiểm. Nghĩa là, cứng cỏi, kiên trì, quyết tâm bảo vệ công lý cho đến cùng.
xem tiếp

Ông Đạo Dừa

Trương Vũ

Image en ligne
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam (1910-1990)

Sáng hôm nay, đi thuyền trên sông Tiền Giang. Sông rộng hơn sông Bến Tre nhiều và hai bên bờ đẹp. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cái hoang sơ của sông Bến Tre hơn. Cũng có thăm nơi này nơi khác, bình thường như khách du lịch, dù chỉ đi một mình. Mục đích chính của sáng hôm nay là đến Cồn Phụng, nơi tu hành ngày xưa của ông Đạo Dừa.

Ông Đạo Dừa, tức kỹ sư Nguyễn Thành Nam, là một nhân vật lạ kỳ. Lạ kỳ trong cách tu hành, trong cách sống, trong hình dáng, và đặc biệt, trong cách ông chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông chủ trương hòa đồng trong mọi lãnh vực, từ tín ngưỡng đến chính trị. Ông muốn người Việt ngưng giết nhau. Ông nuôi mèo với chuột chung trong một lồng và chứng minh rằng chúng vẫn có thể sống chung êm ả với nhau. Ông muốn hỏi tại sao con người không thể làm như vậy? Trong cuộc chiến, phe nào cũng tỏ ra kính trọng ông nhưng chẳng phe nào chấp nhận đề nghị giải quyết của ông. Dễ hiểu thôi.
xem tiếp