Tag Archive | Nguyễn Minh Nữu

Khu Phố Ngày Xưa

Pin on Saigon ARVN Y Bridge 1968
Khu vực cầu chữ Y ngày xưa
Photo by manhhai – Terry Wilund collection

Chúng tôi ngồi, không nói gì với nhau nữa, cả hai cùng đăm chiêu nhìn xuống dòng kênh Đôi chảy lờ lững với những đám bèo giạt bám vào bờ, vào chân cây cầu sơn màu đỏ phía xa xa. Nơi chúng tôi ngồi là một khu dân cư mới thành hình khoảng hai chục năm nay, một khu dân cư đẹp vì thiết kế mới, những con đường cắt nhau vuông vức, các mảng cây xanh bên cạnh những căn nhà cấu trúc mới và đẹp. Cái thích nhất là con đường chạy ven dòng kênh, bên bờ là hàng cây cao, tỏa bóng mát xuống công viên thật trữ tình. Bên kia dòng kênh là quận Tư. Quận Tư nằm gọn giữa hai con kênh là kênh Tẻ và kênh Đôi. Bên kia kênh Tẻ là khu vực quận Năm. Chính xác là ngay chỗ giao thoa giữa hai con kênh, là khu Nancy, với Cầu Chữ Y chia ra ba nhánh, Quận Năm bên này, Quận Tám bên kia. Khu phố đó, tôi giữ trong lòng nhiều kỷ niệm khó quên suốt thời niên thiếu.
xem tiếp

Advertisement

Thay Lời Bạt cho tập truyện ký Thuồng Luồng Mắt Biếc của Nguyễn Minh Nữu

Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan

NGUYỄN MINH NỮU – VBHNVDBHK
Bìa sách và chân dung tác giả – tranh Trương Vũ

THAY LỜI BẠT

Văn hào nước Anh G.K. Chesterton (1874 – 1936) tương truyền có câu: “Văn học là một món xa xỉ – hư cấu là một điều thiết thực.” Nguyên văn câu tiếng Anh – “Literature is a luxury; fiction is a necessity.” – lời văn ngắn gọn, lướt qua có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực bao hàm cả một thế giới quan, một triết lý sống. Để dịch ra tiếng Việt mà truyền tải hết ý nghĩa của câu văn lại càng không dễ dàng – chúng ta, những người cầm bút viết văn tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ, mới chỉ sử dụng và nhìn nhận thế giới qua những khái niệm văn học, hư cấu, v.v… này non nớt hai trăm năm qua. Tức là buổi gặp gỡ không tiền khoáng hậu của hai thế giới Âu châu và Đông Á vào thế kỷ 19, mà kết quả là sự phát triển đột biến của ngôn ngữ và tư duy các nước Đông Á nằm trong khuôn văn hóa Hán tự – tức là những vùng nước sử dụng chữ Hán – thông qua các bản dịch tân thư của học giả Nhật Bổn thời Minh Trị. Tân thư 新書là tên gọi chung của các sách Tây phương được dịch ra Hán văn và Nhật văn – trong tân thư có cái gọi là tân danh từ 新名詞, tức là những từ vựng chuyên môn dịch ra từ các môn học thuật và văn hóa Tây phương. Tân danh từ đa phần không phải do các dịch giả thế kỷ 19 tự sáng tạo, mà là do họ tìm những từ ngữ có sẵn trong kinh điển, có sẵn trong thơ văn các triều đại rồi mượn làm từ vựng để dịch một khái niệm Tây phương nào đó.
xem tiếp

Hoàng Kim Oanh – Hồng nhan tri kỷ

Nguyễn Minh Nữu


Hoàng Kim Oanh đứng bên bức tượng nhà thơ Edgar Allan Poe (2019)

Cũng khoảng năm bảy năm về trước, dường như 2014 gì đó không nhớ rõ, tôi thấy và nghe Hoàng Kim Oanh nói chuyện lần đầu trong lần ra mắt Quán Văn kết hợp giới thiệu tác phẩm Một Phút Tự Do của Elena. Hoàng Kim Oanh là diễn giả thứ hai nói về tác phẩm này. Tà áo dài duyên dáng, tiếng nói chậm rãi và nhỏ nhẹ, và quan trọng là rất rõ ràng đã làm cả hội trường ngừng trò chuyện riêng để lắng nghe. Tôi thực lòng không nhớ rõ hết những gì Hoàng Kim Oanh nói hôm đó, chỉ còn cảm giác là diễn giả rất trân trọng với tác phẩm, và quyến rũ được người khác có chung lòng yêu thích này, nên hôm đó tôi đem về nhà hai thứ, cuốn truyện của Elena và lòng quý mến của Hoàng Kim Oanh.
xem tiếp

Chất trí thức và nghệ sĩ trong các bài tiểu luận của Trương Vũ

Nguyễn Minh Nữu

Đầu năm 2019, tôi nhận được một email của Trần Thị Nguyệt Mai: “Anh Trương Vũ có rất nhiều bài tiểu luận hay, đăng rải rác ở các tờ báo giấy và internet, nhiều lần đề nghị anh ấy tập hợp lại để in thành sách nhưng anh ấy làm lơ hoài. Nguyệt Mai đề nghị chúng ta cộng tác với nhau để làm”. Tôi đồng ý ngay.  Và 4 chúng tôi: Trần Thị Nguyệt Mai (Ohio), Duyên (Michigan), Nguyễn Minh Nữu (Virginia), Phạm Cao Hoàng (Virginia) phối hợp với các anh chị Lê Hân (NXB Nhân Ảnh, California) Nguyễn Đồng (California), Nguyễn Thị Hợp (California), Tạ Quốc Quang (Texas) thực hiện và hoàn tất việc xuất bản tập tiểu luận Đuổi Bóng Hoàng Hôn của Trương Vũ vào tháng 5.2019. Đây là quà tặng chúng tôi dành cho tác giả – một người bạn vai anh mà chúng tôi quý mến.
xem tiếp

Phạm Cao Hoàng Hào Sĩ Đất Phương Nam

Nguyễn Minh Nữu

Phạm Cao Hoàng
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng (nguồn: luanhoan.net)

Ba mươi chưa hỡi người tuổi trẻ…

Đó là câu thơ mở đầu một bài thơ của Phạm Cao Hoàng. Khi đọc bài thơ này vào năm 1971 trên tạp chí Ý Thức, tôi rất xúc động. Lúc ấy tôi đang ở Đà Lạt và tôi không biết gì về tác giả ngoài cái tên đọc trên báo. Bài thơ tôi không thuộc hết, chỉ nhớ bốn câu và cái cái tên Phạm Cao Hoàng.

ba mươi chưa hỡi người tuổi trẻ
mà trông như tóc đã hoa râm
chân đã mỏi trên đường phiêu lãng
cuộc bể dâu vùi dập biết bao lần

xem tiếp

Hảo Hán Cuối Cùng

Nguyễn Minh Nữu

Image result for nguyễn minh nữu by đinh cường
Nhà văn Nguyễn Minh Nữu

Lương Sơn Bạc vỡ. Đám đầu lĩnh chủ hòa đã thắng. Lá đại kỳ màu vàng tươi thêu bốn chữ Thế Thiên Hành Đạo đã kéo xuống đem để vào góc nhà, trông lù lù như một đống rác chưa kịp đổ. Thay thế vào vị trí kiêu hãnh đó, từ buổi sáng hôm nay, là dải lụa trắng, hẹp bề ngang mà quá dư chiều dài, phơ phất trong gió, mường tượng như mảnh khăn tang.

Đại cuộc coi như ngã ngũ, ngày mai quân Tống lên núi, đám lính đói khát, mặt mày xanh xao với thói quen đánh đâu chạy đó kia sẽ được tiếp đón như những vị anh hùng. Sẽ không có gì thay đổi được sự việc cuối cùng này. Bên ngoài thì vậy, nhưng trong lòng những đầu lĩnh dường như không phải vậy.
xem tiếp

Con Trai Của Thủy Thần

truyện của Nguyễn Minh Nữu

Image result for hình ảnh núi cấm an giang
Núi Cấm An Giang – Nguồn: Internet

 

1.
Ông Tư Thời năm nay có lẽ đã trên 80. Ông sinh ra và sống bám vào vùng đất này từ thời thơ ấu đến nay. Ngồi bên tách trà nhâm nhi nhìn mưa gió tối trời tối đất của tháng chín trên vùng núi non hùng vĩ của Thất Sơn, bỗng sinh lòng hoài cổ cảm khái kể lại như thế này.
Vào một năm lâu lắm rồi, lúc đó vùng Thất Sơn còn rất hoang tịch, dân cư thưa thớt, giao thông vẫn còn trông cậy vào xe ngựa ở trên bờ, và thuyền ghe dưới bến, sâu vào phía sau núi Ông Két, có một ông già sống đìu hiu một mình bên cạnh một mô đất lớn. Ông Tám nhấn mạnh, “Mà ông già đó còn già hơn ông nội tao nữa nghen bây.” Nhờ vào những nén hương thắp mỗi buổi chiều tàn, người ta mới hiểu đó là một ngôi mộ, nhưng là một ngôi mộ khá lớn so với kích thước bình thường. Ông già sống ở đó từ hồi nào và bao lâu rồi thì ông nội tao cũng không biết rõ. xem tiếp

Thuồng Luồng Mắt Biếc

truyện của Nguyễn Minh Nữu

Related image
Source: Internet

1.
Trong chiều dài 665 km của dòng sông, Potomac khởi nguồn từ tiểu bang West Virginia và lần lượt chảy qua các tiểu bang Maryland, Virginia và Washington DC. Đoạn sông chảy qua Virginia là dài nhất, bởi khi vào tới tiểu bang Virginia dòng sông uốn khúc nhiều lần khi nối với các phụ lưu nhỏ và mỗi lần tiếp nhận thêm một phụ lưu, dòng sông lớn hơn cho tới khi chạm mặt với thủ đô Washington DC thì dòng Potomac đã trở thành mênh mông khi xuôi về phía nam để đi ra biển. Từ đoạn sông này, Potomac làm ranh giới giữa hai tiểu bang: phía Đông Bắc là Maryland và phía Tây Nam là Virginia.
xem tiếp

Hà Nội Thứ Tư

Nguyễn Minh Nữu

Image result for hà nội xưa và nay qua ảnh
Nguồn: Internet

Cao là bạn với tôi từ thời trung học, Cao học không giỏi nhưng là người thông minh. Cao sống chí tình với mọi người, nhưng đó không phải là điểm làm cho ông ta thành công trong cuộc sống có quá nhiều biến động như thời chúng tôi lớn lên. Chính vì quá nặng tình nên thường nhẹ lý, và thường khi giữa đám đông, Cao là kẻ nhiều thiệt thòi. Thiệt thòi lớn nhất chính là khi mọi người đổ xô ra Vũng Tàu để tìm cách chạy theo những con tàu vượt biển, hoặc chen chân trước Tòa Đại Sứ Mỹ, Phi trường Tân Sơn Nhất, hay bến tàu Saigon để mưu tìm một phương tiện thoát thân, Cao lại một mình ngược chiều chạy về Đà Lạt tìm gặp người thân. Hậu quả đó, Cao đã chịu đựng thêm 19 năm sống tại Việt Nam.
xem tiếp