Tag Archive | Trần Doãn Nho

Giới thiệu tuyển tập tiểu luận “CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI” của Trần Hữu Thục – Trần Doãn Nho

Nguyệt Mai đã nhận được bộ sách:

CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI

Tuyển tập Tiểu luận của TRẦN DOÃN NHO

Tập 1: Văn Chương – Văn Học
Tập 2: Chính trị – Văn Hóa – Xã Hội – Ngôn Ngữ

Hình bìa: Nguyễn Trọng Khôi
Biên tập: Trần Thị Nguyệt Mai
Dàn trang: Công Nguyễn
NHÂN ẢNH xuất bản 2022, Hoa Kỳ

xem tiếp

Advertisement

Những ý kiến chung quanh 20 năm Văn học miền Nam

Điều hợp: Nguyễn Lệ Uyên
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần Văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm Văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai

bia-63

Tạp chí Thư Quán Bản Thảo 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất.

Văn học miền Nam 54-75 không hề mang tính chất độc hại của một loại sản phẩm văn hóa mà nhà cầm quyền CSVN gán cho cái nhãn nô dịch, phản động, đồi trụy. Ngược lại, nó đã làm tròn sứ mệnh của người cầm bút trước lịch sử văn học Việt Nam.
xem tiếp

Giới Thiệu Tập Truyện “Đi. Trong Một Buổi Sáng” Của Trần Doãn Nho

Nguyệt Mai đã nhận được:

ĐI. TRONG MỘT BUỔI SÁNG

Tập truyện
T R Ầ N  D O Ã N  N H O

DML_Cover_PreOrder.jpg

Bạt: Đặng Thơ Thơ
Tranh & thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh

Chân thành cảm ơn nhà văn Trần Doãn Nho và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE:
Giá: US$18.00

xem tiếp

Hè, đọc thơ ve – ve sầu, ve lạnh, ve vui

Trần Doãn Nho

(LTG: Bài này đã đi trên Người Việt, ngày 16/6/2021. Trong bài dưới đây, tác giả có nhuận sắc, thêm phần thơ chữ Hán)

Cicada and white pine
Ve sầu vùng đông bắc Ohio
Photo courtesy of Jim Chatfield

Lại hè! Lại nắng! Và lại ve!

Năm nay, 2021, con ve xuất hiện dài dài trên báo chí Hoa Kỳ, báo động một mùa ve rộn ràng, ầm ĩ vì sự xuất hiện của “Brood X” (Lứa Ve 10)- tên riêng do các nhà sinh vật học đặt cho loại ve năm 2021 này- trải dài qua 14, 15 tiểu bang, từ North Carolina, Georgia, Tennessee đến Indiana, Michigan, Pennsylvania, New York, New Jersey…. Ve hiện diện trên khắp thế giới: 3.390 loại, có loại thường niên (annual cicadas), có loại chu kỳ (periodical cicadas). Riêng Hoa Kỳ, 190 loại, trong đó 15 loại là chu kỳ, hoặc 13 năm hoặc 17 năm. Brood X, lớn nhất trong các loại ve chu kỳ, tái xuất giang hồ sau 17 năm nằm im tu luyện trong lòng đất. Mô tả bằng những nhóm từ nghe rất “kêu” như “a big tsunami is coming” (cơn sóng thần lớn sẽ ập đến),  “the big cicada invasion of 2021” (cuộc đại xâm lăng ve năm 2021), các nhà chuyên môn ước đoán phải có đến hàng tỷ (billions), thậm chí hàng ngàn tỷ (trillions) con sẽ tràn ngập các tiểu bang nói trên, từ rừng sâu cho đến công viên, từ đường phố cho đến các khu vườn nhà, bắt đầu từ giữa tháng 5 và đạt đến đỉnh điểm vào giữa tháng 6. Ngoài tiếng ồn, một số tai nạn ve đã được ghi nhận trên báo chí: ve đâm vào mắt một người đang lái xe khiến xe lạc tay lái, đâm vào cột điện ở Cincinnati, Ohio hôm 7/6; chuyến bay chở thông tín viên báo chí đi Âu Châu tháp tùng chuyến Âu du của tổng thống Joe Biden bị chậm 7 tiếng đồng hồ vì bị ve bám vào máy, không khởi động được, hôm 9/6…
xem tiếp

Nguyễn Thụy Đan, một khuôn mặt độc đáo của văn chương hải ngoại

Trần Doãn Nho

Thư Quán Bản Thảo số 91 có chủ đề “Đầu Xuân Lộc Mới,” mượn mùa Xuân “để giới thiệu một lộc quý hiếm trong sinh hoạt văn học ngoài nước: Việt Thạch Nguyễn Thụy Đan,” theo nhà văn Trần Hoài Thư, chủ nhiệm kiêm chủ bút của tạp chí này.


“Nho sinh” Nguyễn Thụy Đan – Daniel Nguyễn
bên những cuốn sách sưu tầm được từ những năm mới 17, 18 tuổi.
(tư liệu: Daniel Nguyễn)

“Lộc quý hiếm” Nguyễn Thụy Đan là ai?

Trả lời cho câu hỏi này, Thư Quán Bản Thảo dành phần đầu tiên trong ba phần, “Viết Về Nguyễn Thụy Đan,” qua đó, các tác giả Tô Thẩm Huy, Nguyễn Văn Sâm, Thiên Đồng, Trần Đông Đức, Nguyễn Thị Mai Quyên và Hạt Cát lần lượt dựng nên chân dung sống động của cây bút này qua nhiều dáng nét khác nhau.

Về tiểu sử, theo nhà biên khảo Tô Thẩm Huy, Nguyễn Thụy Đan chào đời ở Sacramento, tiểu bang California, năm 1994. Năm 13 tuổi anh theo cha mẹ về thăm Việt Nam, đi khắp ba miền Bắc Trung Nam. Đến Hà Nội mua được một quyển tự điển chữ Nôm và bắt đầu tự học, làm quen với cổ ngữ từ đấy.
xem tiếp

Tưởng nhớ Chân Phương

Trần Doãn Nho


Từ trái: Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho, Đặng Ngọc Cương, Đỗ Quý Toàn, Chân Phương.
(Hình: Trần Doãn Nho)

Chân Phương từ giã cõi đời chiều ngày 6 Tháng Năm, 2020, tại nhà riêng của chàng, một căn nhà tuyệt đẹp, tọa lạc tại một hòn đảo nhỏ thuộc thị trấn Hull, cách Boston, Massachusetts, chừng vài dặm theo đường chim bay.

Về hưu, chàng chọn mua căn nhà này, hàng ngày thù tạc một mình với sách vở, gió biển, chân trời và những bài thơ.
đọc tiếp

Giới Thiệu Sách Mới: Chữ nghĩa, Văn chương, Cuộc đời – Tạp bút của Trần Doãn Nho

Văn Học Press
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978 • email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Trân trọng giới thiệu:

Van Hoc

CHỮ NGHĨA – VĂN CHƯƠNG – CUỘC ĐỜI
Tạp bút © TRẦN DOÃN NHO

Bìa © Đinh Trường Chinh
Văn Học Press xuất bản, 2/2020
320 trang, giá bán $20.00

xem tiếp

Trò chuyện với ca sĩ Thu Vàng

* Trần Doãn Nho thực hiện

Qua sự đánh giá của nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng như khán, thính giả trong và ngoài nước, Thu Vàng là một giọng hát hiếm quý trong nền tân nhạc Việt Nam hiện nay, tiếp nối những giọng ca tài danh Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác… Cuộc trò chuyện này sẽ giúp cho những người hâm mộ chị biết thêm một số điều về con người cũng như quá trình ca hát của chị trong thời gian qua.

Ca sĩ Thu Vàng

xem tiếp

Mùa Thu New England

Trần Doãn Nho

Image result for new england fall images
Mt Washington Road, New Hampshire. Photo: Getty

Tháng 9 năm 1993, trên con đường di chuyển từ vùng miền nam nắng ấm lên phía bắc, không biết đến một đoạn nào đó, tôi bắt đầu chú ý đến sự thay đổi màu sắc của cây lá hai bên đường. Dưới bầu trời mùa thu trong vắt, theo tốc độ di chuyển của xe từ bang này đến bang khác, các rừng cây chuyển từ xanh tới lấm tấm vàng, vàng cháy, vàng hoe, đậm dần, rồi đỏ, tía, đỏ hung… Hoa nở! Kỳ lạ thật! Tôi ngỡ ngàng vì không thể nào tưởng tượng được rằng vào mùa này hoa lại nở rực rỡ như thế. Vợ con tôi cũng ngắm nghía màu sắc thiên nhiên. Và chúng tôi bắt ðầu cãi nhau. Tôi thì cho rằng đó là hoa đang nở. Vợ và con gái tôi cho rằng đó là lá. Hai mẹ con nhất quyết không tin rằng hoa có thể nở vào mùa thu. Tôi dùng mọi lý lẽ để chứng minh rằng không thể có lá nào mà đủ màu sắc như thế. Lại nữa, theo như tôi biết, Hoa Kỳ là ðất của “kỳ hoa dị thảo”, nên có hoa vào mùa thu cũng là chuyện bình thường, không có gì khó hiểu. Hai người chịu thua, tuy vẫn không hết ấm ức.
xem tiếp

Thơ Thành Tôn, thân xác như một ám ảnh hiện sinh

Trần Doãn Nho

Phác thảo chân dung Thành Tôn
mực đen màu nước trên giấy
đinhcường 3. 2014

“Thắp Tình” là tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ duy nhất của Thành Tôn. Gọi là thắp tình, nhưng chỉ một phần – phần đầu – trong đó, nhà thơ “thắp” lên những tình cảm đời thường: tình đôi lứa, tình cha con, tình gia đình.

“Nếp sống bình yên màu xanh sắc lá
Gói ghém cuộc đời nắng hạ mưa đông”

(Hương Đồng Phấn Nội)

Nghe hiền hòa, tém tủm, dễ thương, nhẹ nhàng như những hình ảnh tìm thấy trong những bài thơ thời tiền chiến… Tuy nhiên, trong phần sau, thơ chuyển vào một không khí khác. Tứ thơ đã khác, hơi thơ khác, ngôn ngữ khác và tư tưởng thơ cũng hoàn toàn khác.
xem tiếp