Tag Archive | Trần Bang Thạch

Ông Già Trên Bãi Rác Bót Số 10

Trần Bang Thạch

Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng – Nguồn: Internet

Qua khỏi thị trấn Cái Răng, chỗ gần đường Lộ Tẽ Hàng Gòn thì bánh xe sau của chiếc Honda ôm bắt đầu xẹp. Bánh trước cũng lần lần xẹp theo. Chú tài xế tên Chi càu nhàu:
– Biết mà vẫn không tránh khỏi!
Gió ngược. Ngồi phía sau xe, ông Năm cố nói lớn tiếng:
– Chú biết cái gì vậy?
– Thì cái vụ rải đinh xuống mặt đường.
– Thường xảy ra lắm sao?
– Không thường thì bọn nó lấy gì ăn.
– Ăn đinh?
xem tiếp

Advertisement

Tượng Phật

Trần Bang Thạch

Pablo Picasso on Twitter | Picasso art, Pablo picasso art, Pablo picasso paintings
tranh Pablo Picasso (1901)

Khi người học trò cũ từ quê nhà trở lại Houston trao cho tôi một bao thơ, trong có lá thơ thật dài của em gái tôi và một tượng Phật Bà Quan Thế Âm, tôi thấy mình choáng váng, muốn ngã quỵ. Đó là ngày gia đình chúng tôi làm cái thất thứ hai cho Má tôi, tức là mười bốn ngày sau khi Má tôi mất. Từ ngàn trùng tôi đã âm thầm khóc và cầu nguyện cho vong linh Má được sớm về cõi phúc. Bất ngờ nhận được tượng Phật, tôi nghĩ ngay rằng Má tôi chưa đi đâu hết mà đang đến với tôi. Má muốn đem tượng Phật, đem cái may mắn đến cho tôi dù Má đã xa đời. Trời ơi, người con bất hiếu là tôi đang biền biệt phương nào trong những giờ phút cuối đời của Má, để vong linh Má phải đi tìm tới tận nơi này.
xem tiếp

Đã Hết, Một Đời

. Truyện Trần Bang Thạch

Weeping Woman, Vincent van Gogh. 1883 | Van gogh paintings, Van gogh art, Artist van gogh
tranh Van Gogh

Mọi chuyện bắt đầu vào một ngày cuối tháng sáu. Hay rõ hơn: đôi ba giây cuối của một buổi hoàng hôn trên xa lộ đã làm cả bầu trời như sụp đổ trên hai mái gia đình trong thành phố.

MỘT

Sáng nay chị Rosa rút ngắn bài tập thể dục một chút để còn kịp thời giờ cho bao nhiêu công việc ngày hôm nay. Trước hết chị phải chuẩn bị món thịt bò cuốn kiểu Á Đông và món bánh kem nho tráng miệng, những món chồng chị thích nhất. Công việc bếp núc này coi bộ tốn nhiều công sức lắm đây. Nhưng có hề gì. Miễn sao anh Ken chồng chị thấy ngon miệng là được. Thịt bò được cắt thành những miếng nhỏ bằng lóng tay út trộn với nước tương, rượu vang, gừng, tỏi. Tất cả được ướp trong một tô lớn trong vòng từ sáu đến hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Rồi còn bột bắp, cải broccoli, ớt chuông, hành lá, nước cốt hạt dẻ, bánh tráng torillas… phải sẵn sàng khi bắt đầu bữa ăn. Món bánh tráng miệng thì đơn giản hơn nhiều: bột, đường, trứng, kem chua… đã có sẵn, chị Rosa chỉ cần mua thêm ít nho khô là đủ bộ. xem tiếp

Chỉ Là Chuyện Bình Thường

Trần Bang Thạch

Yukon Graduate Day Proclaimed for June 10, 2020 - CHON-FM
Nguồn: Internet

Chị Martha Philips gom các sách vở bút giấy bỏ tất cả vào chiếc túi đeo lưng để sẵn sàng cho buổi học ngày mai. Trước khi rời computer chị Martha không quên đánh cái e-mail nhắc cậu em Steven ở Seattle gởi gấp cho chị các tài liệu của Bộ Xã hội địa phương để chị hoàn tất bài viết về việc săn sóc người già trên toàn nước Mỹ. Đây là bài viết cuối cùng trước khi chị ra trường mươi ngày tới. Mọi chuyện cần thiết cho mình, chị Martha coi như đã tạm xong. xem tiếp

Chuyện thời chiến trên một đất nước hòa bình

Truyện ngắn của Trần Bang Thạch

School Closed In Observance Of Memorial Day May 31, 2021 | Worcester Technical High School | Vocational School

1. CHUYỆN NGƯỜI CẦU THỦ BIẾT THƯƠNG YÊU TỰ DO

Tiếp theo phát súng lục khô khan của người sĩ quan chỉ huy, hai mươi tám quan tài đã cùng lúc được hạ xuống lòng huyệt trong tiếng nổ đì đùng của 21 phát đại bác. Sau chỉ hơn một tiếng đồng hồ thì buổi lễ chấm dứt. Những tiếng kèn đồng cuối cùng như cố bay vất vưởng trong lớp sương chiều, rồi khoắc khoải đọng lại trên từng mộ bia, từng ngọn thông bao quanh khu nghĩa trang. Đời người chỉ có vậy thôi sao? Đến cũng nhanh mà đi thì càng nhanh hơn nữa. Mà cũng đơn giản hơn nhiều. Màu cờ trên quan tài. Những tấm huy chương. Hai hàng quân. Những người thân xung quanh. Bài ca tử sĩ. Tiếng kèn đồng ai oán. xem tiếp

Thêm Một Tiếng Động Đã Tắt!

Trần Bang Thạch


Nhà thơ Triều Uyên Phượng

Chỉ mới gõ dòng tựa trên tôi đã muốn ngừng tay. Đã tắt một tiếng động nữa rồi! Thật sao? Không có gì thật hơn sự ra đi của người bạn thơ Triều Uyên Phượng. Và không có gì buồn hơn khi cứ lần lượt nhìn nhóm bạn mình mỗi ngày một thu nhỏ.

Còn nhớ trong một tập Thư Quán Bản Thảo đầu năm 2006 ký Nguyễn Cát Đông, tôi có viết một bài về Trần Như Liên Phượng. Trong đó tôi có nhắc đến những cây bút nòng cốt của tạp chí văn học Tiếng Động đã lần lượt ra đi, đã tắt tiếng từ lâu. Câu cuối của đoạn văn này tôi nhớ đã viết: “Hình như bây giờ còn lại chỉ có Triều Uyên Phượng và Nguyễn Cát Đông”.
xem tiếp

Vài cảm nghĩ sau khi đọc thơ Nguyễn Cát Đông

Hai Trầu Lương Thư Trung

ba.JPG.w300h453.jpg
Chân dung nhà thơ Nguyễn Cát Đông – Trần Bang Thạch.
[Nguồn: Trang nhà Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ)]

Nhà văn Trần Bang Thạch, trước 1975 ký bút hiệu Nguyễn Cát Đông. Thuở nhỏ, anh học các lớp Sơ học, Tiểu học ở làng quê, lớn lên học trường Trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ), rồi tiếp tục lên Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn; ra trường 1970, được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), trường Cao Đẳng Sư Phạm Long Xuyên (địa điểm trường Thoại Ngọc Hầu cũ).

Nguyễn Cát Đông, vốn là một người được nuôi dưỡng bằng chất liệu phù sa vùng đồng bằng làng Thường Thạnh Đông, quận Châu Thành (Cái Răng), tỉnh Cần Thơ, nên người đọc bắt gặp nhiều ký ức của tác giả qua những vần thơ viết về miền sông nước ấy từ những ngày thơ ấu theo mẹ tản cư chạy giặc trên những cánh đồng đầy đưng, lác:
xem tiếp

Lai rai với anh Trần Bang Thạch về Cần Thơ của anh mà tui biết

Hai Trầu Lương Thư Trung

HaiTrau_self.JPG
Hai Trầu với chùm khế quê hương
tại góc vườn nhà nơi đất khách

Anh Trần Bang Thạch quê làng Thường Đông, cách chợ quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ khoảng 4 cây số. Hồi còn nhỏ ở quê làm vườn, học tiểu học. Thi tuyển đậu vào lớp Đệ Thất trường Trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Sau khi học hết bậc Tú Tài, anh theo học tại Đại Học Văn Khoa & Đại Học Sư Phạm Sài Gòn vì hồi đó ở Cần Thơ chưa có Viện đại học. Khi ra trường năm 1970, anh Trần Bang Thạch được bổ nhiệm về dạy ở trường Trung học công lập Thủ Khoa Nghĩa ở Châu Đốc và năm 1980 anh đổi về dạy trường Trung học Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên (lúc bấy giờ trường Thoại Ngọc Hầu có tên là trường Cao Đẳng Sư Phạm). Trước 1975, Trần Bang Thạch có viết văn, làm thơ và khi làm thơ ký bút hiệu Nguyễn Cát Đông với mục đích là để nhớ về làng Thường Đông thuộc quận Cái Răng, quê của mình nên trong giới văn chương thường gọi anh là nhà văn, nhà thơ nhưng tui thích gọi anh bằng “anh” hơn vì gọi như vậy nó vừa hợp với tính tình của anh vốn mô phạm, khiêm cung và lúc nào anh cũng nhớ mình là người gốc gác dân quê, miệt vườn, miệt ruộng mà nó cũng rất hạp với cái chất nhà quê của tui vốn là một người đọc già gốc gác ruộng đồng, quê mùa nhưng rất quý trọng người chữ nghĩa hiền tài nữa!
xem tiếp

Người suốt đời lắc chuông giữa chợ

Truyện ngắn của Trần Bang Thạch

Salvation Army looking for volunteer bell-ringers
Nguồn: Internet

Gần cuối tháng 12 dương lịch năm nay có một thiệp chúc Xuân đến với tôi thật sớm, trước Tết Nguyên Đán cả tháng. Đó là một điều lạ. Tôi chưa hề nhận một thiệp xuân nào sớm như vậy, từ trước đến nay. Điều lạ thứ hai là cùng một bao thư với thiệp chúc xuân này, tôi có cả một thiệp chúc mừng Giáng Sinh đến trễ cả tuần. Hai điều lạ này được giải thích trong một mảnh giấy nhỏ viết tay kèm theo. Qua mảnh giấy nhỏ này, thắc mắc của tôi được giải tỏa: anh con thấy trong các giấy tờ để lại của người cha mới chết một thiệp Giáng Sinh và một thiệp chúc mừng Năm Mới Ất Dậu. Mỗi tấm thiệp được để trong một bao thơ có đề sẵn địa chỉ của tôi. Anh con bỏ cả hai tấm thiệp vào một bao thơ rồi gởi cho tôi. xem tiếp

tìm em tìm chút tàn dư

thơ trần bang thạch

Buy Multicolour Pvc Vinyl Beautiful Love Couple Wall Sticker By Print Mantras Online - People & Places Wall Stickers - Wall Art - Home Decor - Pepperfry Product

TIẾNG CƯỜI EM

Tiếng cười em giấu ở đâu
dưới ly đậu đỏ hay xâu mía lùi?
Tìm em, tìm chỉ nụ cười
mà sao thấy khó như thời mới yêu!


HẠT TÌNH

Chiều chiều chim vịt kêu chiều.
Chiều qua ngõ cũ, quạnh hiu một mình.
Ở đâu em giấu hạt tình
để tôi trồng một cây xanh trước nhà?
Cây tình, cây của người ta,
Cây tôi mãi mãi vẫn là cây si.
xem tiếp