Tag Archive | Tô Thẩm Huy

On Love | Luận về Chữ Yêu

Related image
Nguồn: Internet

P. B. SHELLEY
Tô Thẩm Huy chuyển ngữ

WHAT is Love? Ask him who lives, what is life; ask him who adores, what is God?

Em hỏi Yêu là gì ư ? Em ơi, kẻ đang sống nói gì được về đời, người sùng đạo nói gì được về Trời, thì em ạ, kẻ si tình như anh biết nói gì về Yêu!
xem tiếp

Advertisement

Hồn Thơ Nguyễn Xuân Thiệp

Tô Thẩm Huy

Hò hẹn với đất trời từ vạt nắng Đông Tây đến áng mây kim cổ, nhưng lòng Nguyễn Quân
gắn bó với quê hương Việt Nam của ông, chi chút từng bát canh rau đến cánh trà hoang dại.


Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp
Đinh Cường vẽ

Hồn thơ ấy không có tuổi.

Có lúc nó già như hòn đá cổ nằm phơi nắng chiều trước hiên nhà ông Tô Đông Pha, ngậm ngùi nhìn chuyện hỷ nộ ai lạc trôi qua trước mắt mà thương xót con người: Môn tiền cổ kiệt ngoạ tà dương, Duyệt thế như lưu sự khả thương.

Lại có lúc nó trẻ như vầng trăng non.

Xin mời đọc một bài thơ ông viết khi đi qua Nghệ Tĩnh năm 1980, sau 5 năm tù tội:
xem tiếp

Hạc Vàng Khuất Bóng

Tô Thẩm Huy

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.  Tôi học với Giáo Sư Nguyễn Đức Hiển cách nay đã mấy mươi năm.  Không học dưới mái trường mà học trên sân nhà ông.  Không học ở Sài Gòn mà học ở Houston.  Không học văn chương mà học võ thuật.  Trong hơn hai mươi năm quen ông tôi cũng không biết là ông đã từng dậy Việt văn tại ngôi trường mà mình đã chạy nhẩy suốt bẩy năm trung học.  Cho đến ngày ông mất.
xem tiếp

Về bài thơ “Bông Hồng Cho Mẹ”

Đỗ Hồng Ngọc

Related image
Mother And Child by Hermel Alejandre

Mùa Vu lan.  Thật may mắn cho những ai được cài đóa hồng trên ngực áo. Bởi họ còn Mẹ. Tôi thì cài bông trắng. Nhưng điều tôi tin chắc là mẹ tôi đã gặp… bà Ngoại, và vì thế, mẹ đã có thể gài lên ngực một đóa hồng thật tươi từ đó…

Bông hồng cho Mẹ

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…

Đỗ Hồng Ngọc
(Vu Lan 2012)
xem tiếp

Lễ Tưởng Niệm Thi Sĩ Tô Thùy Yên 5:00 – 8:00 chiều ngày 31/5/2019

Tô Thẩm Huy


Nhà thơ Tô Thẩm Huy

Kính thưa quý vị và quý thân hữu của cố Thi Sĩ Tô Thùy Yên,

Thay mặt cho Bà quả phụ Tô Thùy Yên là chị Huỳnh Diệu Bích, các cháu Đinh Quỳnh Giao, Đinh Kinh Tuệ, Đinh Kinh Hiệt, và gia đình, tôi xin chắp tay kính chào tất cả chư vị đang có mặt tại căn phòng này, từ gần xa các nơi đang đến đây trong buổi chiều ngày hôm nay, thứ Sáu 31 tháng 5, để tiễn đưa vong linh Thi Sĩ TÔ THÙY YÊN trở về nơi thường được gọi là cõi vĩnh hằng, là thiên đường, là Niết Bàn, là bên kia thế giới, bên kia cái gọi là Suối Vàng, là Hoàng Tuyền, là giòng sông Styx, v.v… Cõi ấy thưa quý vị, Thi Sĩ Tô Thùy Yên thích dùng những tên khác để gọi, như “Ngôi Nhà Lớn”, “Hiu Quạnh Lớn”, “Im Lặng Lớn”…

Ngày kia trở lại Ngôi Nhà Lớn,
Lòng những bằng lòng một kiếp chơi.

xem tiếp

Tống Biệt

Đàn Bách Kiếm

Related image
Nguồn: Internet

Ông Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ có hai câu thơ đọc lên nghe tê tái cả cõi lòng:

Tôi là ai giữa mùa thay đổi ấy,
Sao bâng khuâng sao ngần ngại thế này!

Tôi ngờ là ông Vương Duy cũng ba phen bốn bận ngậm ngùi, tái hồn tê phách như thế.  Nhưng ông làm khó chúng ta, ông không nói thẳng ra, mà để lời thơ lãng đãng giữa trời mây trắng.  Ông là Phật Thi, là Vương Ma Cật, thơ ông trùng điệp ẩn ngữ, bàng bạc cõi Không của nhà Phật, mà tuyệt không thấy một lời trong Bát Nhã kinh, một chữ trong Kim Cương điển.  Ông có 6 câu thơ ngũ ngôn, thoáng đọc tưởng là ông và một người bạn đang uống rượu chia tay, ngậm ngùi tâm sự.  Để đánh lừa người đọc, ông đặt cho nó cái tựa là Tống Biệt.
xem tiếp

Thơ Ngắn Đỗ Nghê

Tô Thẩm Huy

Thơ Ngắn Đỗ Nghê

Thơ Ngắn Đỗ Nghê là những bài thơ ngắn mà không ngắn chút nào.  Mời đọc một bài.  Lưỡng ngôn, tam cúCả bài thơ vỏn vẹn sáu chữ, tựa đề: Trái Đất.

Giữa đêm
Thức giấc
Giữa ngày…

Sáu chữ.  Thinh không bỗng vang vọng lời kinh Bát Nhã:
xem tiếp

Thay Lời Tựa Nhan Kim Dương Thi Tập

Tô Thẩm Huy

Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?
– Thưa ở đây. Ở những trang sách quý vị đang cầm trên tay.
– Thật vậy ư? Tác giả sinh năm 1921. Còn kém những vài ba năm nữa mới là đủ một trăm. Sao lại bảo là ngàn năm, là muôn năm cũ?
– Thưa, thuấn, tức, bách niên năng kỷ thì (1). Một chớp mắt, một hơi thở, một trăm năm dài ngắn khác nhau là bao? Thì dẫu có là ba trăm năm, hay một nghìn năm chăng nữa, âu có khác gì hơn ba lần chớp mắt, mười lần hấp hô! Vả lại, chuyện văn chương vốn là tấc lòng gửi vào thiên cổ.
– Thì?
– Thì sá gì chút quang âm tấc bóng, chút thoáng ghé qua của thiên thu vạn đại (2).
Nhan tiên-sinh thuộc thế hệ trước, thế hệ cha chú của kẻ tiểu sinh này. Đọc thơ tiên sinh không khỏi chạnh nhớ đến người xưa, đến cụ Vân Đình Dương Khuê:
xem tiếp

Lại Đùa với VỊN VÀO LỤC BÁT

Nguyễn Âu Hồng

Thấy ông Tô Thẩm Huy “Đùa với Vịn Vào Lục Bát” vui quá, hay quá nên “đồ” thêm. Lại đùa! “Vui thôi mà”. Căn do cũng tại ông Tô Thẩm Huy (TTH) chỉ cho thấy cái hay của hai chữ “lại” trong cặp lục bát của “Kim Mao Sư Vương Trần Hoài Thư” (THT):

Em đi buồn lại dòng sông
Bên này, buồn lại nửa vầng ngọc lan.

Ông khen: “Hai chữ lại chắp cánh theo nhau bay một cách ảo diệu”. Phải chăng, nhờ có người bạn đời đã gánh chịu khổ nạn trần gian nên nhà thơ mới có cơ hội chắp cánh mà bay, nên ông Tô đã đem mối lương duyên của Trần Hoài Thư – Nguyễn Ngọc Yến ra so với thơ Hồ Dzếnh gửi vợ. Xưa, Hồ Dzếnh viết: “Mình vừa là chị là em,/ Tấm lòng người Mẹ, trái tim người tình.”; thì nay, Trần Hoài Thư viết: “Hay là em chuộc giùm chồng/ Như xưa Chúa đã chuộc giùm thế gian?”. xem tiếp

30 Tháng Tư

Tô Thẩm Huy

 

Image result for hình ảnh vnch
Nguồn: Internet

Lịch sử đôi khi là một cuộc tái diễn tình cờ.  Năm 975, đúng một ngàn năm trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, một tiểu vương quốc bên bờ Trường Giang là nước Nam Đường, một trong mười nước thời Ngũ Đại-Thập Quốc đã bị xóa tên trong lịch sử.

Trong suốt 150 năm cuối của triều đại nhà Đường (618-907), bắt đầu từ cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, Trung Hoa đã triền miên lâm vào cảnh binh đao loạn lạc. Việc đất nước bị chia năm xẻ bảy, soán đoạt quyền bính, đánh chiếm lẫn nhau, cùng với sự quấy nhiễu của các binh đội ngoại xâm Hồi Hột, Thổ Phồn ở phương tây và sự nổi loạn của các phương trấn khắp nơi, đã đẩy Trung Hoa vào cảnh Ngũ Đại Thập Quốc. xem tiếp