Hình ảnh: TKL
Vẫn cái nóng ấy trên lưng
Nồi chè kê vàng rộm
Bánh tráng giòn tan mùi nắng vỡ
Vịt chấm nước mắm gừng
Và mít chín đầu mùa
xem tiếp
Hình ảnh: TKL
Vẫn cái nóng ấy trên lưng
Nồi chè kê vàng rộm
Bánh tráng giòn tan mùi nắng vỡ
Vịt chấm nước mắm gừng
Và mít chín đầu mùa
xem tiếp
“Lan Viên Cố Tích” là tên gọi cho nhà vườn Từ đường Thái tộc và Bảo tàng Gốm cổ sông Hương do Quỹ văn hóa Thái Kim Lan tài trợ.
Được cấp phép hoạt động từ ngày 09/12/2021 theo Quyết định số 3217/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 17/4/2022, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương chính thức mở cửa đón khách tham quan tại số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, thành phố Huế. Đây là bảo tàng tư nhân thứ 3 ở tỉnh Thừa Thiên Huế, sau Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn (thành lập năm 2012) và Bảo tàng Thêu XQ (thành lập năm 2016).
NÉT ĐẶC TRƯNG
Bảo tàng tọa lạc bên cạnh sông Hương và gần chùa Thiên Mụ,
không gian trưng bày gốm cổ của bảo tàng rộng 700m2. Ảnh: N.D
Dặn hoa đừng nở vội
Mai Lan sẽ về tới
Để dành những nụ tươi
Khi em về hẵng cười
Nhưng hoa thì chẳng nhớ
Có khóm đã nở rồi
Mình vừa nhìn vừa lo
xem tiếp
Thái Kim Lan
NHẬT KÝ NGƯỜI LÀM VƯỜN
(Thời Corona)
Bia là một chàng trai mới 21 tuổi, đến xin làm vườn nhà tôi. Ban đầu mình nhìn chàng ta và nghĩ, trẻ như ri biết có thương cây? Trong đầu hiện lên nhiều hình ảnh những giẫm đạp ngắt cành bẻ hoa vô tư không thương tiếc của thanh thiếu niên thời nay thường xảy ra. May Bia khác, thương cây và hoa lá trong vườn. Vườn nhà hỗn độn nhất là vườn chuối ở sau, mù mịt rác, bẩn chồng chất từ gần nửa thế kỷ, những người làm vườn trước đều co giò chạy khi thấy nó.
xem tiếp
Credit: 123RF
Sáng nay tiếng ve kêu
Đánh thức mình
Đánh thức luôn kỷ
niệm thanh thanh
Thấp thoáng áo trắng
Trong vườn xanh
Mắt đen lấp lánh
Giữa trưa nắng
Đi tìm bóng âm vang
xem tiếp
Thái Kim Lan
TĨNH
Một buổi sáng dịu dàng
Như màu cẩm tú xanh
Và nắng rất hiền trên sân cỏ,
Bóng chim chuyền cành lay động
Hoa lệ chi rơi cùng với sương mai
Đốm nắng gõ cửa
Im lặng thinh không
xem tiếp
Thế là đêm nay thức giấc không ngủ được
Ngọc Hân báo tin khẩn chị Hỷ Khương mất
Chị ơi thế là không còn kịp
Lần hẹn cuối năm ngoái trước khi về Huế:
khi mô vô nhớ thăm tui không thôi tui giận… tui nhớ bà một tỷ lận!
Những hẹn hò như thuở còn con gái
Bíu vai nhau mà cười, mà giận, mà lẫy
Cầm tay nhau không muốn rời… nhưng rồi cũng không cưỡng nổi… có lần buông xuôi… Người ở lại chỉ còn biết níu vào dĩ vãng…
xem tiếp
Nguyễn Lê Hoàng Việt & Thái Kim Lan
Podcast The LIT Show – Love In Translation là những cuộc trò chuyện về dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng, được sáng tạo và dẫn dắt bởi nhà làm phim Nguyễn Lê Hoàng Việt. Chương trình sẽ giới thiệu những dịch giả văn học người Việt và những tác phẩm, những bản dịch đầy tâm huyết, về vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn chương, cùng phần trích đọc song ngữ bằng tiếng Việt và ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Trang Facebook chính thức tại: fb.com/thelitshowpodcast – Email: litshow.pod@gmail.com
Thân mời các bạn nghe chương trình đầu tiên là cuôc trò chuyện giữa Nguyễn Lê Hoàng Việt và dịch giả Thái Kim Lan về vở kịch “Người Hảo Tâm Thành Tứ Xuyên” của Bertolt Brecht.
https://podcasts.apple.com/vn/podcast/the-lit-show-love-in-translation/id1594790881?l=vi
Thái Kim Lan
Những kỷ niệm nhỏ
Lần đầu tiên tôi thấy được Phạm Duy bằng xương bằng thịt, đó là khoảng năm 1965. Phạm Duy đến Huế trong lúc phong trào sinh viên đô thị ở miền Nam đang ở cao điểm: những cuộc thảo luận về tự do, về phát triển đất nước, về văn học nghệ thuật, về chiến tranh và hòa bình, về phụng sự xã hội và vai trò của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam) đang sôi nổi trên các diễn đàn đại học do Tổng hội sinh viên thời bấy giờ tổ chức. Các cuộc thảo luận và những buổi văn nghệ do các ban nhạc nhà trường và đại học tổ chức đều được giới trí thức, nhất là giới sinh viên học sinh trẻ hưởng ứng và tham gia đông đảo, đã trở nên một phong trào. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, những sáng tác mới đang được phổ nhạc, tiêu biểu là các bài thơ của Thầy Nhất Hạnh (dạo ấy ở Huế chúng tôi gọi quý Hoà Thương Cao Tăng là “Thầy”) , Phạm Thế Mỹ, Phạm Duy… và về sau Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng…
xem tiếp