Tag Archive | Nguyễn Văn Sâm

Nguyễn Văn Sâm, người gìn giữ kho tàng dân tộc

Trương Văn Dân


Giáo sư Nguyễn Văn Sâm

Trong các cuộc trò chuyện, nếu có ai nhắc đến việc đọc cổ văn và học Hán Nôm thì sẽ có không ít người nhăn mặt: ôi dào, nó đã trở nên vô dụng! Đã lỗi thời!

Ai bảo vệ quan điểm sẽ bị gắn ngay cái nhãn mơ mộng, hoài cổ và không thức thời.

Thực ra thì cũng dễ cảm thông với những ý kiến “chụp mũ” như thế. Vì trong cuộc sống, người ta quan tâm đến cái học để kiếm được việc làm hơn những thứ đã qua, tuy có “ích” nhưng không có “lợi”!
xem tiếp

Advertisement

Nguyễn Văn Sâm: Người Giữ Hồn Nước

Phan Tấn Hải


Ông bà Nguyễn Văn Sâm & Trần Ngọc Ánh

Người ta đã gọi Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm bằng nhiều danh hiệu, và lời nào cũng đúng, cũng trang trọng: nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật… Nhưng có một cách gọi khác, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần từ Paris viết rằng Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm là Người Giữ Hồn Nước. Và thực tế, xuyên suốt tất cả những tác phẩm của GS Nguyễn Văn Sâm là một tấm lòng thiết tha muốn tìm về cội nguồn, để lắng nghe những chữ nghĩa sâu thẳm nhất của tiền nhân.
xem tiếp

Tỉnh Mê Một Cõi: từ Địa Ngục tới Tịnh Độ

Nguyên Giác

Lời Giới Thiệu: Bài viết này là Lời Bạt trong “Tỉnh Mê Một Cõi” (tức Hứa Sử Truyện), một tác phẩm truyện thơ chữ Nôm được GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải, GS Trần Ngọc Ninh giới thiệu và nhận định.

Bia sach_Tinh Me Mot Coi 2

Có địa ngục hay không? Có Diêm vương, vua của cõi địa ngục, hay không? Có Tịnh độ, có cõi Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà hay không? Có phải các nhà sư khi đi từ miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không? Và các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với giới trí thức và đối với những người dân quê không biết chữ?

Bài viết này sẽ tìm cách trả lời, một phần nào, những câu hỏi trên qua cuốn truyện thơ “Tỉnh Mê Một Cõi” — hay “Hứa Sử Truyện” — nhìn đối chiếu với kinh Phật. Bài viết này cũng để trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Văn Sâm — thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học — đã cho đọc trước bản thảo do Giáo sư thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008). Những dòng chữ nơi đây, chỉ xin được làm thêm một ghi chú dài về Phật học trong văn chương Nam Bộ ba thế kỷ trước.
xem tiếp

Đọc Tác Phẩm “Quan Âm Tế Độ”: Kho Tàng Phật Học Chữ Nôm

Nguyên Giác

blank

Tác phẩm nhan đề Quan Âm Tế Độ, nơi bìa có ghi thêm đề phụ là: Chuyện tu hành khó khăn của Đức Phật Bà Quan Âm, gia tài văn học Phật Giáo Chữ Nôm, do Nguyễn Văn Sâm phiên âm dịch chú giải, và Nguyễn Hiền Tâm đính chánh. Bìa trong ghi là: Truyện Nôm Quan Âm Diệu Thiện, từ nguyên tác Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca. Nhìn sơ khởi, thấy trước tiên, đây là một tác phẩm mang văn phong Nam Bộ. Khi người viết mở bất kỳ, thí dụ, ra nơi trang 175, thấy dòng thứ 3479 viết “Tay chưn buộc trói thiết tha” là thấy ngay giọng người miền Tây. Thứ nhì, đây là thơ lục bát, trong văn phong ưa thích ngâm nga của dân miền Tây, cho thấy cách hoằng pháp của cổ đức khi phiêu giạt từ miền Bắc hay Trung về khai phá miền Nam, đã viết lên truyện thơ chữ nôm này để hoằng pháp.
xem tiếp

Đọc “Kể Chuyện Tình Buồn, 2013-2022”

Phan Tấn Hải

blank
Giáo sư, nhà văn Nguyễn Văn Sâm với sách mới trên tay Chủ Nhật 29/5/2022.

Lời Giới Thiệu: Giáo sư Nguyễn Văn Sâm đã tái bản truyện thơ “Kể Chuyện Tình Buồn” của cụ Hồ Biểu Chánh (1885-1958) trong những ngày cuối tháng 5/2022. Bản gốc tác phẩm là “U Tình Lục” được viết với tên khai sanh của tác giả là Hồ Văn Trung, ấn hành năm 1913. Bản giới thiệu và chú giải do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm thực hiện lần đầu là năm 2013, khi tác phẩm tròn 100 năm tuổi, và bản chú giải được đặt tên là “Kể Chuyện Tình Buồn” cho phù hợp với độc giả của thế kỷ 21. Bản in lần thứ nhì là năm 2022 dày 208 trang, cùng với ba bài nhận định của ba nhà văn Ngự Thuyết, Nguyễn Văn Trang, Phan Tấn Hải. Sách ấn hành với sự bảo trợ của Viện Việt Học (http://www.viethoc.com/  — phone: (714) 775-2050). Tác phẩm “Kể Chuyện Tình Buồn” của cụ Hồ Biểu Chánh hay “U Tình Lục” của Hồ Văn Trung (1913) do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Bài viết của Phan Tấn Hải trong ấn bản 2022 được in nơi các trang 39-51, sẽ đăng nơi đây hy vọng giúp độc giả nhìn thấy nỗ lực văn học của cụ Hồ Biểu Chánh — một nhà nho, một nhà văn sinh vào cuối thế kỷ 19 — đã sáng tác bằng một văn phong rất Nam bộ, và phù hợp với tư tưởng mà bây giờ chúng ta gọi là “nữ quyền”. Bài viết, được hiệu đính năm 2022, như sau.
xem tiếp

GS Nguyễn Văn Sâm Giới Thiệu Chú Giải Sách “Nữ Tắc Diễn Âm”

Phan Tấn Hải

blank
GS Nguyễn Văn Sâm (cầm sách “Nữ Tắc Diễn Âm” mới ấn hành) và phu nhân là nhà văn Trần Ngọc Ánh.

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm trong tuần qua đã bắt đầu phát hành tác phẩm “Nữ Tắc Diễn Âm” (Lời Dạy Đàn Bà – Con Gái), bản gốc là do học giả Trương Vĩnh Ký phiên âm và chú giải năm 1911, và bản mới do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải thêm trong năm 2021.
xem tiếp

GS Nguyễn Văn Sâm Sinh Nhật 81: Thêm Nhiều Tác Phẩm Đang Viết

Phan Tấn Hải

Rất đáng khâm phục là sức làm việc hy hữu nơi một vị giáo sư già, sức đã yếu và tóc đã bạc trắng. Trong các dự án đang viết của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có những tác phẩm bên bờ cơ nguy biến mất, nếu không được diễn Nôm và chú giải. Đó là những gì tôi thấy bùi ngùi khi nói chuyện về một nền văn hóa của quá khứ và khó tìm lại được nữa trong một ngôn ngữ có thể hiểu được cho quần chúng. Sinh nhật thứ 81 của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm là hôm Chủ Nhật 21/3/2021. Trong dịp này, tôi hân hạnh được ngồi hàn huyên mừng sinh nhật và phỏng vấn giáo sư về các dự án đang viết và sẽ viết.

blank
GS Nguyễn Văn Sâm (trái) đón sinh nhật thứ 81 nơi
một quán cà phê Little Saigon và nhà báo Phan Tấn Hải (phải).

Tác phẩm ấn hành vào tháng sau (tháng 4/2021) dự kiến sẽ là Nữ Tắc Diễn Âm, dựa vào bản phiên âm và chú giải của ông Trương Vĩnh Ký. Bản Nôm được ghi tác giả vô danh, ấn hành dưới thời vua Tự Đức, chủ yếu dạy công dung ngôn hạnh cho người phụ nữ. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng tài năng của học giả Trương Vĩnh Ký cũng hiển lộ qua cách nghĩ ra một vài chữ mới để diễn ý của người xưa.
xem tiếp

Đọc Truyện Nguyễn Văn Sâm: Giọt Nước Nghiêng Mình

Phan Tấn Hải

blank

Tôi có một thói quen từ thời đi học là khi viết chỉ thuận theo giọng Bắc. Phần lớn vì chương trình văn học bậc tiểu học và trung học nửa thế kỷ trước là chịu ảnh hưởng văn phong miền Bắc. Khi sang Mỹ, học tiếng Anh cực kỳ vất vả, vì giọng tiếng Anh của nước Mỹ, nói ít thì có 4 giọng vùng miền chính, nói chi tiết thì có 24 giọng vùng miền dị biệt. Không thể nào học đầy đủ được, nên chỉ theo tiêu chuẩn giọng trên truyền hình làm chuẩn, mà ráng mấy cũng không thể nào học như người Mỹ được. Cho nên, nhìn thấy phương ngữ là cái gì rất đáng ghét, nó làm cho chúng ta mệt hơn. Nhưng rồi khi già hơn, đọc lại văn học Việt Nam, mới thấy những dị biệt vùng miền trong ngôn ngữ là cái gì rất đẹp và tự nhiên. Giọng là âm thanh, phương ngữ là chữ dùng. Nếu không có sự đa dạng địa phương, hẳn là cái đẹp không toàn bích. Do vậy, từ nhiều năm, tôi đã ưa thích đọc Nguyễn Văn Sâm với các truyện ngắn viết theo văn phong Nam Bộ.
xem tiếp

Mừng 20 Năm Viện Việt Học, In 30 Bản Tuồng Kim Vân Kiều, Bản Miền Nam

Phan Tấn Hải

Một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam vừa được Viện Việt Học trình bày trước công chúng: ấn hành tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh” (Hồi 1/3) vừa được Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ ấn hành bản đầy đủ ba hồi.

blank
GS Nguyễn Văn Sâm và phu nhân (tức nhà văn Trần Ngọc Ánh) hôm 16/1/2019
và các ấn bản đặc biệt Tuồng Kim Vân Kiều bản Miền Nam.

Sách này lần đầu ấn hành, với lời giải thích:
“Bản in nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và hoạt động của Viện Việt Học, CA, USA.
Ngày 11 tháng 1 năm 2020. Sách chỉ được in 30 ấn bản dành cho người quý sách. NVS.”
xem tiếp

Đọc Truyện Thạch Sanh Lý Thông

Phan Tấn Hải

blank

Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông.

Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.

Riêng về truyện thơ, cũng có ba dị bản khác nhau, tất cả đều bằng thể lục bát. Như thế, ông bà mình đã ưa thích truyện này một cách đặc biệt.
xem tiếp