Tag Archive | Nguyễn văn Nghệ

Mùa Xuân trở lại

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

 

Ô, con bươm bướm đẹp quá! Trung khẽ reo và rón rén bước lại cội mai già đứng giữa sân.

Trên cánh mai vàng phơn phớt vương nhẹ ở đầu một chiếc nhánh lung linh trong gió sớm, một con bướm to nằm im mơ màng. Đôi cánh mỏng mảnh màu nhung huyền viền xanh điểm đỏ, mở rộng như khoe sắc dưới nắng mai.

Trung đã tới gần sát con bướm. Cậu bé hồi hộp đưa tay lên bắt. Nhưng khi hai ngón tay nhỏ nhắn vừa chạm vào cánh, con bướm đã chớp bay đi. Trung vỗ tay xuýt xoa rồi đuổi theo quyết bắt cho được con bướm đẹp bây giờ đang buông mình đậu ở nhánh bên kia. Song một lần nữa, nó thất bại. Con bướm Xuân lại bay thoát. Đôi cánh vũ chập chờn, chới với như vẫy gọi như cợt đùa.
đọc tiếp

Advertisement

Đứa con nuôi

Đèn Biển vừa gửi tới Nguyệt Mai một truyện ngắn của anh Nguyễn Văn Nghệ. Xin chia sẻ cùng các bạn.

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ


Điệp khoan khoái ngồi xuống chiếc băng gỗ trống kê dài theo vách tường nhà bán vé, cũng là nhà để hành khách nghỉ chân đợi “bắc”. Đặt hộp dụng cụ đánh giày kế bên mình, Điệp sung sướng nghĩ đến số tiền kiếm được sau buổi sáng hôm nay.

Điệp vui vẻ nhìn quanh. Không khí ồn ào của bến bắc mấy phút trước không còn nữa. Xe cộ, hành khách đã xuống bắc cả rồi. Thỉnh thoảng có vài người đến trễ vội vàng mua vé, vội vàng chạy xuống cầu để đi kịp chuyến bắc sắp sửa rời bến dưới kia. Trong số người đó, Điệp bỗng chú ý đến một ông mới bước vào. Với hai chiếc giỏ trĩu nặng, người ấy bước đi có vẻ khó nhọc lắm. Tự nhiên Điệp muốn giúp ông ta một chút.
đọc tiếp

Con Gà Ô

Đèn Biển vừa sưu tầm và đánh máy gửi đến Nguyệt Mai một truyện ngắn của anh Nguyễn Văn Nghệ để tặng lại anh. Xin được hân hạnh giới thiệu cùng các bạn.

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Nghệ

gc

Thuận bưng rổ xoài bước vào nhà bác Năm. Gặp bác đang ngồi hút thuốc nơi bộ ván gõ, cậu cúi chào:

– Thưa bác, ba má cháu sai đem biếu bác ít trái xoài dùng lấy thảo.

Bác Năm vất tàn thuốc vào góc nhà, vui vẻ nói:

– Chà, cám ơn ba má cháu lắm!

Bác đứng dậy bước xuống nhà dưới lấy lên một chiếc dĩa bàn. Thuận cẩn thận sắp từng trái xoài chín vàng vào dĩa. Bác Năm hỏi:

– Giống xoài gì lớn trái quá vậy cháu?
đọc tiếp

Phượng

envelope

Truyện ngắn của Vi Lô

Quân xô cửa bước vào nhà, và tự dưng cảm thấy khó chịu trước bầu không khí quá yên tĩnh. Trừ Thanh đang ngồi chăm chỉ viết lách ở chiếc bàn bề bộn sách vở nơi góc phòng, có lẽ mọi người trong nhà đã say ngủ. Quân đến bên cậu em con chú kéo ghế ngồi:

– Viết gì thế?

Thanh ngẩng lên:

– Làm luận anh à. Còn anh, sao không làm bài, học bài chi hết, đi chơi khuya quá vậy?
đọc tiếp

Bạn cũ

Tác giả: Thuần Giang Nguyễn văn Nghệ

Hạnh dùng điểm tâm xong thì mặt trời đã lên cao, nắng mai nghiêng nghiêng đổ ngập trước thềm nhà. Nàng bước ra phòng khách. Trung, em nàng, đang ngồi tréo ngoải trên ghế dựa đọc báo, ngẩng lên cười hóm hỉnh:

– Chị Hạnh, giờ nầy mấy giờ rồi chị?

Đây là câu hỏi thường khi Hạnh vẫn dùng trêu chọc cậu em, mỗi khi nó ngủ dậy trễ, bây giờ nó lại đem hỏi nàng. Gớm thật, nó “trả thù” chị nó đây! Nàng cười:

– Ừ, bữa nay chị dậy trễ, nhưng là ngày chúa nhựt mà em!…
đọc tiếp

Hành hạ IV

Tác giả: Thuần Giang Nguyễn văn Nghệ

Chiều xế nắng, rảnh rang, ông Ba Cang và Hùng ra thăm khu vườn mới lập. Ngắm nhìn bao nhiêu cây trồng đều lớn mạnh, tốt tươi, hai ông cháu thấy vui sướng lắm. Mặc dầu còn rất lâu chúng mới đâm bông kết trái được, nhưng sự tươi tốt hôm nay, chúng cho thấy chắc chắn một kết quả tốt đẹp ở ngày mai. Như vậy, công lao vun trồng của hai ông cháu bấy lâu thật không uổng phí chút nào!
đọc tiếp

Hành hạ III

Tác giả: Thuần Giang Nguyễn văn Nghệ

Quới Sơn, ngày 20 tháng 7 năm 1950

Nhận được thơ nầy, xin ba má xuống rước con về Sàigòn liền thôi! Con không chịu được nữa. Ông nội hành hạ con quá xá rồi đó! Ở đây thêm vài tháng nữa chắc con chết mất!

Trong lá thơ con gởi cho má vào hai tháng trước, con có nói chuyện ông nội bắt con sửa soạn miếng đất mới phía sau nhà. Đó rồi, mới làm đâu được vài ngày, con ngã bệnh, phải nghỉ. Bà nội rước thầy coi mạch, hốt thuốc Bắc cho con uống. Hồi nào tới giờ hễ bịnh, ba má cứ cho con uống thuốc Tây, chứ đâu có dùng thuốc Bắc. Bây giờ nếm qua thuốc Bắc, con ngán ngược. Thuốc đen quánh, vừa đắng vừa hôi, mỗi một lần con phải uống cả chén đầy. Hớp vô một hớp thuốc con đã muốn phun ra, nhưng cũng rán uống. Thuốc coi vậy mà hay, nó đẩy lui cơn bịnh của con một cách nhanh chóng.
đọc tiếp

Hành hạ II

Tác giả: Thuần Giang Nguyễn văn Nghệ

Quới Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 1950

Kính thưa ba má,

Con về quê ở với ông nội bà nội lụi hụi đã ngót tháng. Bữa nay con viết thơ nầy gởi về thăm ba má và kể chuyện con ở dưới quê cho ba má nghe.

Thưa ba má, lóng này chắc ba má vẫn mạnh? Chị Hạnh, chị Thảo với mấy em con vẫn như thường? Từ lúc con đi rồi, nhà có chuyện chi lạ không ba má? Hổng có con, trong nhà thấy có thiếu vắng chút chi chăng? Điều con biết chắc là ba má khỏi còn mỏi miệng rầy la hoài hoài vì sự phá phách, lỗi lầm của thằng con hư tệ nầy nữa. Nghĩ lại con thấy mình cũng kỳ ghê! Hồi nào tới giờ con sống dưới sự nuôi nấng đùm bọc của ba má, vui vầy cùng các chị các em, nay khi không ưng chịu về ở luôn với nội hà! Ba má, các chị các em có cho con là hổng tốt không? Mọi người có phiền trách, giận ghét con lắm không? Sự thiệt con vui vẻ theo ông nội không phải vì hổng biết thương ba má, các chị các em mình. Cũng không phải con muốn trốn tránh việc học tập đâu. Con nhận thấy như vầy nè: Nếu mình đi khỏi thì ba má được rảnh trí phần nào, các chị các em mình sẽ được nhường lại tất cả những gì mà ba má vẫn dành cho mình thường khi. Bởi vậy, con không do dự nhận lời ông nội biểu liền đó! Xin ba má hiểu cho con mà tha lỗi và đừng có hổng thương con nữa tội nghiệp! Xin chị Hạnh, chị Thảo, mấy em thông cảm giùm Hùng!
đoc tiếp

Hành hạ I

Tác giả: Thuần Giang Nguyễn văn Nghệ

Bước xuống xích lô máy, trả tiền xe, ông Ba Cang xách giỏ, quảy dù, tiến lại cửa cổng ngôi nhà trước mặt, nhận chuông. Một đứa bé từ trong chạy ra mở cửa. Vừa nhận ra ông, nó vụt reo lên:

– Ủa, ông nội!

Và nó quay đầu gọi vọng vào nhà:

– Tụi bây ơi! Ông nội!

Lập tức, ba bốn đứa nữa, lớn có nhỏ có, túa ra reo tở mở:

– Ông nội!

– Ông nội mới lên a!

– Để con xách giỏ cho ông nội!
đọc tiếp