Tag Archive | Nguyễn Hữu Liêm

Giới thiệu Tập san TRIẾT số 8 tháng 6/2022

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc
Tập san TRIẾT số 8 tháng 6/2022 đã được phát hành trên mạng:

Chủ nhiệm: Nguyễn Hữu Liêm
Chủ bút: Dương Ngọc Dũng
Cố vấn Học thuật: Như Hạnh
Giám đốc Điều hành và Kỹ thuật: Nguyễn Lê Tiến
Liên lạc: bbt@tapchitriet.com
https://tapchitriet.com/

Tập San Triết Học Và Tư Tưởng

Trong số mới này, có tổng cộng chín bài tiểu luận về triết học và tư tưởng. Đầu tiên là bài Từ bàn viết Chủ Nhiệm của Nguyễn Hữu Liêm. Ông viết, “Hầu hết những tác giả đóng góp bài vở cho TRIẾT thuộc về thế hệ thế kỷ trước, phần lớn xuất thân ở miền Nam Việt Nam trước 1975, đa số mang học vị ngoại quốc – nhưng vẫn yêu tiếng Việt, cảm thấy như vẫn còn mắc một món nợ tinh thần cho nền học thuật nước nhà, mang hoài bão về khả thể chuyển hóa tư duy cho truyền thống suy nghĩ của dân tộc trước những vấn đề lớn mà con người và đất nước đang đối diện.” Ông nhấn mạnh rằng, “Triết học không phải cho đám đông hời hợt vốn chỉ dừng lại ở thơ văn thuần mô tả. Triết học cũng không phải là một thể loại văn chương áo mão lập danh. Người nghiên cứu triết là những kẻ thất vọng trước sự hời hợt của đám đông, muốn tìm sâu về những vấn nạn nhân sinh và lịch sử. Họ không chấp nhận thực tại như là chuyện đã rồi, có sẵn, không nghi ngờ, không cần nghi vấn.”
xem tiếp

Advertisement

Phục Sinh Chính Trị Công Giáo Việt Nam và Đế Chế Cộng Sản

Nguyễn Hữu Liêm

“Trong suốt 30 năm hành trình truyền giáo [ở Á Đông] của tôi, đó chỉ là hoạt động của ơn Thánh nhằm chinh phục các linh hồn, là những chiến thắng của đức tin đối với sai lầm, sự thành lập Giáo hội Thiên Chúa ở nhiều miền đất nước xưa kia thuộc về ma quỷ.” (Alexandre de Rhodes, Hành trình và Truyền giáo (1653)).

“[Nếu] các em không được diễm phúc tử đạo [như các Thánh, thì ít nhất] các em hãy bắt chước lòng can đảm khẳng khái của họ.” (Tạp chí Nghĩa Binh Thánh thể, 1945)

Nếu có một dự phóng chính trị và cách mạng trong tương lai gần ở Việt Nam thì chúng ta phải thấy có hai thế lực đang âm thầm trỗi dậy một cách vững chắc, hùng mạnh và khó có thể ngăn chận: Khối tín đồ Công giáo (CG) và khối tư bản “đỏ” thân hữu. Đế chế Cộng sản (CS) hiện nay sẽ bị chuyển hóa, đào thải và chính trị quốc gia sẽ bị kiểm soát bởi hai nguồn năng lực đang lên này. xem tiếp

Chiến Tranh Là Da Thịt Lịch Sử

Nguyễn Hữu Liêm

“Thế các ngươi nghĩ rằng ta đến để mang hòa bình cho thế gian?
Không! Ta đến để mang phân-rẽ.”

(Luke 12)


Nguồn: Internet

Cộng hòa Liên bang Nga dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin đã chính thức xâm lăng Ukraine. Chiến tranh bùng nổ. Âu châu sau nhiều thập niên hòa bình, nay cung nhịp lịch sử đã chuyển hướng. Chuyện bất bình thường – của xâm lược, chiến trường đẫm máu, hủy hoại tang thương, chết chóc bi thảm – hôm nay trở lại khung trời Âu châu.

CHIẾN TRANH LÀ BẤT THƯỜNG?

Thực ra, hòa bình mới là bất thường. Carl von Clausewitz (1780 – 1831), chiến lược gia gốc Phổ (Prussia) trong cuốn “Bàn về Chiến Tranh” viết, “Chiến tranh không phải là một hiện tượng khác lạ, nhưng chỉ là sự tiếp nối chính trị bằng phương tiện khác mà thôi.”
xem tiếp

Khủng hoảng Phật giáo Việt Nam và sự suy tàn Đế chế chính trị

Nguyễn Hữu Liêm

Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng đảng Cộng Sản đã coi Phật giáo như quốc giáo. Đi theo những hiện tượng suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn. Tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng đời sống tinh thần theo giáo lý thì nông cạn và thoái hóa.

Đây không phải là lần đầu trong lịch sử nước nhà khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay. Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?
xem tiếp

Đôi lời với TBT Nguyễn Phú Trọng về Văn Hóa Việt hôm nay

Nguyễn Hữu Liêm

Hôm 24/11/2021 tại Hội nghị Văn hóa ở Hà Nội, GS Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng, “Văn hóa chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước, (và đang) thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người.”

Dù rằng GS Trọng chỉ phát biểu quan điểm cá nhân, nhưng ta hiểu đó cũng là nhận xét chung từ góc độ chính trị của Đảng CSVN. Đối với ông Trọng, văn hóa là một thành quả chính trị có định hướng, phát xuất từ ý chí và mệnh lệnh ý thức hệ của Đảng. Vì vậy, khi ông cho rằng văn hóa Việt Nam đang thiếu những tác phẩm văn học lớn ngang tầm với thời đại và sự nghiệp chính trị đổi mới của Đảng, thì chúng ta phải hiểu rằng GS Trọng đang chờ đợi một trước tác về chính trị học tầm cỡ mang nội dung ý thức hệ cách mạng cho thời thế.
xem tiếp

LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ: Khi đế chế xuất nhượng linh hồn

Nguyễn Hữu Liêm

 Một triều đại chính trị bắt đầu bằng lý tưởng và chấm dứt bởi tượng đài – đó phải chăng là sấm ngôn linh thiêng cho quy luật lịch sử.

Sự tồn hữu của tượng đá luôn cần có một linh hồn mà nó hiện thân. Dĩ nhiên đền đài tưởng niệm tự nó không có linh hồn – vì nó chỉ thuần là vật thể sỏi đá. Trái lại, linh hồn của nó là một hình thái hoán chuyển của cảm thức từ kẻ xây dựng và quán sát. xem tiếp

Đầu lâu, Mặt trăng và điên loạn Bóng đá

Nguyễn Hữu Liêm

“Một trận bóng đá cũng giống như là một vở kịch ở hí trường, với một câu chuyện lớn được kể qua phương cách trình diễn từ những màn diễn nhỏ, bao gồm kịch tính của những thanh niên vờn nhau trên sân cỏ, từng cặp quấn quýt lẫn nhau theo từng bước chạy, hiển lộ những kết cuộc bất thường.”

U.S.-Portugal World Cup matchup: most-watched soccer game in U.S. ever | EW.com
Trận đấu giữa Hoa Kỳ và Portugal trong thời 2014 FIFA World Cup.
Photo courtesy of Getty images

Nhà bình luận thể thao Mỹ Lawrie Mifflin từng nhận xét như vậy trước trận chung kết của World Cup năm 1982. Bóng đá, hay là túc cầu, soccer hay football, fútbol, là một hoạt cảnh đầy hương vị, đầy sinh động, chất đầy từng phút giây, mà những ai đã rơi vào màn kịch này thì khó mà thoát ra được. Cho dù suốt cả trận bóng với kết quả không có một điểm phá lưới nào, trận chiến túc cầu vẫn cứ hấp dẫn. Cái khoái lạc của bóng đá là sự liên tục, không ngừng nghỉ của tác hành lừa bóng – mà vở kịch điêu luyện của các cặp giò cứ như đang ở bên bờ cho một kết quả ngoạn mục và không tiên đoán được.
xem tiếp

Khi Trung Quốc bay vào không gian bao la thì Việt Nam vẫn còn mơ ra biển lớn

Nguyễn Hữu Liêm

Trung Quốc đưa phi hành đoàn đầu tiên lên trạm vũ trụ mới. Tàu Thần Châu-12 đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ bãi phóng Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi vào lúc 09:22 giờ Bắc Kinh (01:22 GMT). Vụ phóng và sứ mệnh tiếp sau đó là một minh chứng khác cho thấy sự tự tin và năng lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian. (BBC tiếng Việt, 17/6/2021)

Tại sao Âu Châu qua mặt Trung Quốc?

Một chút lịch sử. Chuyện kể rằng ở thời nhà Minh ở thế kỷ 15, có một học giả nổi tiếng Trung Hoa tên là Vương Dương Minh (Wang Yangming) đã bỏ ra bảy ngày đêm để nhìn vào một cây măng nhằm hiểu về nó. Cuối cùng ông đã bị ngã bệnh và tuyên bố rằng sự nghiên cứu nhằm thông hiểu về thế giới khách quan chỉ có thể đạt được khi cá nhân trở về lại quán chiếu đời sống nội tâm.
xem tiếp

Từ bàn viết Chủ nhiệm: Lời mời vào Triết học và Tư tưởng

(Lời Phi Lộ cho Tập san TRIẾT, số Ra mắt, tháng 10/1995. Đăng lại nhân dịp TRIẾT được tục bản tháng 6/2021).

Chúng ta hãy cùng bước vào TRIẾT: con lộ Triết học và Tư tưởng. Đây là một hành trình tìm ra phía trước cho chính chúng ta và cũng để tìm ra chính mỗi cá nhân một cơ hội và năng lực nhận thức trong bối cảnh đầy khả thể tính của thời đại.

Khởi điểm của con lộ này là một thái độ minh định về tự do suy tưởng đối với sự kềm hãm của quá khứ và trạng thể khách quan – đồng thời với tất cả những gì nội tại trong chính mỗi chúng ta vốn làm trì trệ sự chuyển hóa chung của xã hội và lịch sử dân tộc.
xem tiếp

Dân tộc Việt: Một khối nhân loại còn đang ở tuổi thiếu niên

Nguyễn Hữu Liêm

Năm 1916 Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu  viết bài thơ ngắn “Bính Thìn Xuân Cảm,” trong đó có hai câu lừng danh, Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Hơn 100 năm sau, cho đến ngày hôm nay, 2021, nhìn vào con người, chính thể và văn hóa Việt Nam tổng quan, chúng ta nên tự vấn, Nước và Dân ta đã hết trẻ con chưa?  Theo tôi, câu trả lời là Chưa. Dân ta, như là một khối nhân loại trên trường tiến hóa tâm thức, vẫn còn mang nặng bản chất trẻ con. Dù có trưởng thành lên chút ít, nhưng tựu chung thì Việt Nam vẫn còn đang ở trong giai thời thiếu niên, và chưa thực sự trưởng thành. xem tiếp