Tag Archive | Nguyễn Hàng Tình

Chuyện về họa sĩ dị nhân tên Bứa

Họa sĩ tài ba ấy ngoài chuyện vẽ tranh thì vụng về mọi chuyện, kể cả giao tiếp để bán tranh. Khi bị liệt tay phải, ông đã vượt lên chính mình, tạo được nhiều tuyệt tác bằng tay trái.

Nghệ danh rất đẹp là họa sĩ Hoàng Như Thủy An nhưng ông tên thật là Hoàng Như Bứa. Cái tên Bứa luôn cô đơn giữa đám đông. Bứa nhiều lần muốn đi tu. Hễ cứ thấy chênh vênh, thất hẫng, buồn tủi là Bứa nghĩ đến nhà thờ, nhà chùa. Nhưng đi tu thì không còn được mơ mộng và vẽ tranh, vậy nên hành trình đi tu của Bứa “dở dang” hoài.

Hồn nhiên như trẻ thơ

Bứa cho rằng cuộc đời mọi thứ đều phải đẹp, trong sáng, chân thật. Bứa tin cái xấu, cái ác, cái dối gian không thể tồn tại được trên đời. Bứa rất dễ vui và cũng rất dễ buồn. Một kẻ to xác, nhiều tuổi trong thân hồn đứa trẻ. Hở cái là Bứa khóc, bất cứ lúc nào, sụt sùi, tức nước mắt thành dòng hẳn hoi và kéo dài. Bứa nhạy cảm, thơ ngây, mong manh. Một Bứa với thời nào cũng… lạc.

xem tiếp

Advertisement

Hòa tan vào sắc màu đi, họa sĩ Đinh Cường ơi!

Bút ký: Nguyễn Hàng Tình

 

Chân dung Nguyễn Hàng Tình sơn dầu trên canvas 8 x 12 in đinhcường 9 - 2013

Chân dung Nguyễn Hàng Tình
sơn dầu trên canvas 8 x 12 in
đinhcường 9 – 2013

Người họa sĩ ấy yêu quê hương mình vô cùng, nhất là Đà Lạt – Lâm Đồng. Ông thường hay về nước, và liên tục mang theo tranh về triển lãm ở quê nhà, góp lòng dựng xây văn hóa. Từ góc độ người thưởng thức văn hóa, nghệ thuật, chúng ta nhận ra điều này, nhưng họa sĩ không bao giờ để ý đến điều đó, ngoài cảm xúc của mình với nơi mình yêu nhớ mà triển lãm. Cứ gặp ông, là ông nói say đắm về cái đẹp của đất trời và con người “miền đất lạnh”. Cũng đúng thôi, vì xứ này là nơi đưa Đinh Cường vào “Con đường mơ mộng”, gắn với thời nông nổi rực rỡ nhất của mình, và những bức tranh đầu tiên của ông ra đời ở vùng đất này.

xem tiếp

Trong Thế Giới “Trầm tư” của Đà Lạt

 

Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Nay ở Đà Lạt mà nhiều lúc nhớ “Đà Lạt”  vô cùng.  Tôi  không mặn mà nữa cho cái phần “thị” riêng có,  đầy thanh lành của những ngày không xa hôm nào của phố núi ngọc ngà cứ biệt xứ;  phố xá xứ lạnh cũng bỗng đua đòi, hung hăng. Cái  thời  rong ruổi miệt mài dưới  duyên hải,  có những  ngày  ngồi ở xứ biển Nha Trang, ngả lưng vào mộ ông Năm Yersin(*) trên đồi Suối Dầu, nhìn  ngược  về phố núi mờ  xa lại một thế giới khác xứ sở này hiện ra, kéo tôi quay về…
đọc tiếp

Trôi Trong Đường Tàu Hư Ảo

* Ký của Nguyễn Hàng Tình

 

Ngồi trên tuyến xe lửa sót lại, có thời lượng hành trình ngắn nhất thế giới, khoảnh khắc không bằng ngồi với nửa ly cà phê đen, mới thấm hiểu và chia sớt với bác lái tàu rằng vì sao bao giờ bác cũng ở trạng thái chạy “tiết kiệm” từng centimét như thế. Toa tàu du lịch người ta thiết kế đưa nó trở lại đúng với thời xa xưa ở Đà Lạt, còn đầu máy là chiếc đầu chạy dầu diezen sản xuất từ thời Xô Viết nhưng nay đã bị loại thải toàn bộ trong hệ thống đường sắt quốc nội được đưa từ đồng bằng lên. Bảy cây số, từ cái nhà ga duy nhất trên đất nước được xếp hạng di sản Kiến trúc-Văn hóa quốc gia tới khu vực Trại Mát, từ phường 9 sang phường 11, là hết mà. Một đoạn đường tàu thôi đủ làm hoang vu cái kiểu làng mạc cheo leo bên những sườn đồi. Một đoạn đường thôi đủ làm bạc phơ tiếng còi tàu. Một đoạn đường thôi đủ làm ray rứt ký ức. Một đoạn đường tàu thôi đủ kéo cả lịch sử ra đời thành phố Đà Lạt…
đọc tiếp

Trong Thế Giới “Trầm tư” của Đà Lạt

Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

 

* Nguyễn Hàng Tình

Nay ở Đà Lạt mà nhiều lúc nhớ “Đà Lạt” vô cùng. Tôi không mặn mà nữa cho cái phần “thị” riêng có, đầy thanh lành của những ngày không xa hôm nào của phố núi ngọc ngà cứ biệt xứ; phố xá xứ lạnh cũng bỗng đua đòi, hung hăng. Cái thời rong ruổi miệt mài dưới duyên hải, có những ngày ngồi ở xứ biển Nha Trang, ngả lưng vào mộ ông Năm Yersin(*) trên đồi Suối Dầu, nhìn ngược về phố núi mờ xa lại một thế giới khác xứ sở này hiện ra, kéo tôi quay về…

đọc tiếp

Đường về hoang dã

Bài viết của Nguyễn Hàng Tình

 

Chân dung Nguyễn Hàng Tình   sơn dầu trên canvas 8 x 12 in  đinhcường 9 - 2013

Chân dung Nguyễn Hàng Tình
sơn dầu trên canvas 8 x 12 in
đinhcường 9 – 2013

“Cáo chết ba năm quay đầu về núi”
(tục ngữ)

Quốc lộ 1A đoạn chạy qua Ngã ba thành – Diên Khánh, Khánh Hoà, có cây Dầu đôi. Các nhà làm lục lộ bao nhiêu thập niên rồi cũng vẫn phải đành nhường nhịn dân địa phương ở đây khi uốn cong con đường cái quan quan trọng nhất ở đoạn này, né, vòng qua cây Dầu, rồi mới được thẳng đường trở lại, thay vì hạ phăng nó đi cho thông thoáng, tiện thi công và tiện giao thông. Không còn lấy một chỏm rừng nào ở Nha Trang cũng như các vùng phụ cận, nhưng người Khánh Hoà ngày nay vẫn cứ bảo mình là xứ Trầm Hương, tự hào là xứ Trầm Hương, đến độ thành phố biển nhưng cứ dựng tháp Trầm Hương nhìn xuống biển. Tháp kể về một niềm tự hào đại ngàn của xứ sở, gắn bó, về một miền hoang dã, nhưng tha nhân trèo lên đấy để nhìn… biển. Không nhìn biển thì nhìn gì giờ. Phía đông nhìn biển, phía Tây rừng núi cũng mù khuất. Nha Trang ạ, dăm cây rừng xưa gỗ tạp bình thường còn không thấy lấy đâu cây dó-trầm hương! Vậy là, cây Dầu đôi trở thành ký ức cuối cùng, thành di sản, thành dấu chỉ của một quê xứ từng nổi tiếng hoang dã rằng “cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”. đọc tiếp

Giọt Lệ Trên Đồi Tương Sơn

Ký của Nguyễn Hàng Tình

Con đèo đã thơ mộng, ngun ngút bóng thông ngàn và rợp trời hoa cỏ dại, lại mang tên loài hoa thân thương của phố lạnh: Mimoza. Con đèo còn mơ màng, vàng son, và lạ hơn khi ẩn một chỗ trên dải đồi thông có nơi yên nằm của một người con gái làm thơ: Tương Phố.

Sự lạnh lùng của kẽm gai và sự mong manh của thi ca.  Ảnh Nguyễn Hàng Tình

Sự lạnh lùng của kẽm gai và sự mong manh của thi ca.
Ảnh Nguyễn Hàng Tình

đọc tiếp

Ghi chú thêm về Đàlạt nostalgia 2, bức tranh vừa vẽ xong

Đàlạt nostalgia 2 sơn dầu trên giấy plast. 18 x 20 in  đinhcường 8-2013

Đàlạt nostalgia 2
sơn dầu trên giấy plast. 18 x 20 in
đinhcường 8-2013

Tôi vẽ màu xanh lá cây và những ngọn đồi
gió thông reo, những xóm nhà sương phủ
đàlạt, đàlạt tình yêu lồng lộng của Phạm Công Thiện
như lời tự hứa đến lúc chết vẫn chưa viết… [1]
đọc tiếp