Tag Archive | Lữ Quỳnh

Lữ Quỳnh với Những con chữ lang thang không ngày tháng

Nguyên Giác

Một bài thơ cũ: Nhà thơ Lữ Quỳnh - Nguoi Viet OnlineLữ Quỳnh, Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng | Sáng Tạo
Lữ Quỳnh với Những con chữ lang thang không ngày tháng

Hình dung thế nào về tác giả Lữ Quỳnh? Như một nhà thơ, hay như một nhà văn, hay như một người chiêm ngắm cuộc đời? Nhìn từ bất cứ hướng nào, có lẽ cũng không đủ chữ để nói về Lữ Quỳnh, một tài năng văn học rất mực đa dạng.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhìn về Lữ Quỳnh: “Ôi, thời đó chúng tôi lãng mạn biết chừng nào, ngây thơ biết chừng nào…

Nhà thơ Du Tử Lê nói về họ Lữ: “… đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi vẫn còn nghe thoảng hương thơm của lòng nhân hậu.
xem tiếp

Advertisement

Những ý kiến chung quanh 20 năm Văn học miền Nam

Điều hợp: Nguyễn Lệ Uyên
Tham dự: Luân Hoán, Trần Doãn Nho, Trần Văn Nam, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Vy Khanh, Lữ Quỳnh, Phạm Văn Nhàn, Trần thị Nguyệt Mai

bia-63

Tạp chí Thư Quán Bản Thảo 63, dành phần lớn số trang cho chủ đề 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM, để một lần nữa, khẳng định sự đóng góp của các nhà văn nhà thơ trong giai đoạn máu lửa cùng giá trị nhân văn, tự do lẫn các khuynh hướng sáng tạo của họ trong giai đoạn đất nước lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc nhất.

Văn học miền Nam 54-75 không hề mang tính chất độc hại của một loại sản phẩm văn hóa mà nhà cầm quyền CSVN gán cho cái nhãn nô dịch, phản động, đồi trụy. Ngược lại, nó đã làm tròn sứ mệnh của người cầm bút trước lịch sử văn học Việt Nam.
xem tiếp

Happy Birthday, chị Duyên!

Nguồn: Internet

Thân mến chúc chị Duyên một sinh nhật thật tuyệt vời
bên gia đình, bạn bè và những người thân.

xem tiếp

Những Kỷ Niệm Cùng Nhà Văn Lữ Quỳnh Ở San Jose

Phác thảo chân dung Lữ Quỳnh đinhcường vẽ Huế - 28-2- 1979

Phác thảo chân dung Lữ Quỳnh
đinhcường vẽ
Huế – 28-2- 1979

Anh Lữ Quỳnh, tên thật Phan Ngô, người làng Mỹ Lợi – Huế, nơi sinh ra đức Từ Cung Hoàng Thái hậu. Anh là bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Chỉ, Bửu Ý…  Trước 1975, anh đi dạy, viết văn và đi lính. Giới văn nghệ biết đến anh là người thành lập nhóm Ý Thức cùng với Ngy Hữu, Lữ Kiều… Những tác phẩm của anh như Cát Vàng, Sông Sương Mù, Những Cơn Mưa Mùa Đông…, vẫn còn được nhiều người tìm đọc. Gần đây nhất (2016), anh in tuyển tập một số văn thơ và những bài viết của bạn bè về anh với tựa đề Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng

xem tiếp

LỮ QUỲNH, THƠ. VÀ CON MẮT CỦA GIẤC MƠ

Bài viết của Nguyễn Thị Khánh Minh

Phác thảo chân dung Lữ Quỳnh đinhcường vẽ Huế - 28-2- 1979

Phác thảo chân dung Lữ Quỳnh
đinhcường vẽ
Huế – 28-2- 1979

 

Một buổi sáng tháng 7 của mùa hè này, tôi được gặp gỡ ba người anh trong cõi văn chương.
Một đến từ Virgina, nơi quanh năm rét mướt, nên hơi cọ đầy lửa, lửa xanh khơi từ trái tim phết lên tranh sắc mầu của hy vọng, họa sĩ Đinh Cường.
Một đến từ miền bắc Calif. miền đất nở ra một thung lũng hoa vàng thơ mộng, nên thi sĩ đi trong thời gian của mình những bước thao thức của giấc mơ, người thơ Lữ Quỳnh.
Một, ở ngay đây, lần đầu tôi được diện kiến dù từ lâu đã văn kỳ thanh, nhà thơ Thành Tôn, nhớ nhất câu thơ của anh, buổi sáng soi gương và đội mũ / lòng đã hồ nghi khuôn mặt quen. Đôi khi soi gương tôi cũng có cái nhìn ngờ ngợ mình như thế.
đọc tiếp

LỮ QUỲNH, BUỒN NHƯ LY RƯỢU CẠN!

Lữ Quỳnh ghi trong sổ với mấy dòng nhạc nháp của TCS đinhcường

Lữ Quỳnh
ghi trong sổ với mấy dòng nhạc nháp
của TCS
đinhcường

* Khuất Đẩu

Tôi gặp anh lần đầu ở tuổi ngoài bảy mươi. Anh từ Sài Gòn ra, tôi từ Ninh Hòa tới, trong căn nhà lộng gió của Nguyễn Lệ Uyên, ở Tuy Hòa.
Gặp nhau lần đầu nhưng không bỡ ngỡ. Vì trước đó, chúng tôi đã từng biết nhau qua những trang viết. Mà những trang viết của mỗi người, tuy không nói về mình, nhưng cái “hồn” của người viết vẫn cứ hiện ra: tôi, dữ dội, cay chua, anh thâm trầm, nhân ái.
Trong buổi gặp đó, tuy không uống rượu (vì bệnh), nhưng anh vẫn lấy từ trong túi xắc ra một chai whisky, có lẽ mang từ Mỹ về để mừng cho buổi gặp mặt.
Chúng tôi, uống ít thôi, nhưng nói khá nhiều. Nói đủ thứ chuyện, không đâu vào đâu.
Khoảng 2 giờ tôi xin xuống ga, về Ninh Hòa (vì đã lấy vé khứ hồi). Nhưng các anh bảo về chi vội, để tối cùng đi với Quỳnh và Minh, tôi thấy cũng được, nên ở lại.
Chiều, Nguyên Minh đi thăm sui gia, rồi chúng tôi cùng đến nhà Trần Huiền Ân, ăn Tết muộn.
đọc tiếp

Bên Ly Cà Phê, … Thấp Thoáng Bóng Lữ Quỳnh

tản văn Nguyễn Lệ Uyên

Nhà văn/ Nhà thơ Lữ Quỳnh
Photo by Quang

Thế hệ chúng tôi không có tuổi trẻ và được gọi với cái tên rất mực mỹ miều nức nở: Thế-hệ-chiến-tranh. Thuật ngữ này vừa bi hùng lẫn bi hài. Và rồi chiến tranh cũng qua đi mà không có hòa bình, không cả đoàn tụ. Anh em bạn bè lưu tán tứ phương. Ngó tới ngó lui, cái thế hệ ấy cũng đã trên dưới bảy mươi! Nghĩa là đang ở lứa tuổi, nói theo ông bạn nhà thơ thiền giả Đỗ Hồng Ngọc, là bắt đầu tuổi hườm hườm, chuẩn bị chín rục. Thoắt nghe cũng gờn gợn thịt da, trong vài lần chợt nghe tiếng chim rớt giữa đêm khuya khoắt.
xem tiếp

Hồi Sinh Cơn Hôn Mê

Ban Mai

Viết tặng những người bạn văn đàn anh của tôi

thường có những giấc mơ
gặp gỡ bạn bè
những người bạn ra đi đã nhiều năm
nay kéo về
nói cười ấm áp
tôi rất vui – rất vui trong từng đêm như thế
để lúc tỉnh ra
ngồi một mình trong bóng tối
quanh hiu
(*)
(Lữ Quỳnh)
xem tiếp

Chúc Mừng Sinh Nhật Nhà Văn / Nhà Thơ Trần Hoài Thư

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet


Nhà văn Trần Hoài Thư năm 1967 – thời vừa viết vừa đánh giặc.
Hình chụp khi làm trung đội trưởng thám kích /sư đoàn 22BB.
Chú ý lon chuẩn úy gắn trên cổ áo rằn.
Hình trích từ tác phẩm “Nhà văn Việt Nam” của Lương Trọng Minh.

Trần Vấn Lệ

Mừng Sinh Nhật Trần Hoài Thư

Năm mươi năm mừng sinh nhật bạn mình. Tính từ ngày hai đứa cùng vào Thủ Đức (*). Mừng cả hai là vẫn còn chưa mất. Thương Luân Hoán mất một bàn chân. Thương Nguyễn Ngọc Hương vừa mới ra quân… để lại một bàn tay trên rừng Bình Định. Thương những thằng nửa đường gãy gánh, tuột ba-lô đi vào Thiên Thu!

Mới Thứ Bảy này, anh em nhắc Trần Hoài Thư, con gà trống bây giờ đúng là con gà trống, chị Yến thì đã vào Nursing Home tìm hy vọng… Cuối đời người ai cũng hắt hiu!

Mới Thứ Bảy này bè bạn không nhiều, nhưng còn được đứa nào còn mừng đứa nấy… Mừng bởi vì chúng ta còn Thứ Bảy, còn những tách cà phê còn những chai bia, còn những chia lìa Trời kêu ai nấy chịu! Cuộc họp bạn bè càng ngày càng thiếu, nhắc Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Cường, Trần Ngọc… lung tung. Nhắc đến chị Yến, đôi khi, ai cũng thấy đau lòng, tự hỏi Trần Hoài Thư có gì vui không trong cuộc sống? Sách ôi sách, sách từng chồng từng đống! Chàng còng lưng se chỉ luổn kim? Thỉnh thoảng chàng chắc có gọi “Em”… và chị Yến nghe gì đâu mà đáp!

Năm mươi năm, làm bài thơ Sinh Nhật, gửi bạn mình đây, nhận nhé Trần Hoài Thư! Hãy mở ra nhìn rồi xếp làm tư như xếp lá thư tình ngày xưa để vào túi áo. Bốn mươi năm đi tìm cơm gạo, nhớ thương về… áo não Quê Hương! Bè bạn lạc bốn phương, chí lớn khi không đi vào ngõ nhỏ… Mẹ Cha già đâu còn nữa mà chờ. Mừng thấy bạn vẫn còn làm thơ. Tôi cũng mừng tôi còn làm thơ gửi bạn…

Năm mươi năm… hai đứa mình tóc trắng
Nhớ thương nhau nhìn mây trắng cuối trời!

Trần Vấn Lệ

(*) Khóa 24 SQTB Thủ Đức khai mạc vào tháng 11 năm 1966, kết thúc giữa tháng 8 năm 1967.
xem tiếp