Tag Archive | Khuất Đẩu

Con Sông Xưa

Tạp bút của Khuất Đẩu

vẽ tranh tường tại biên hòa: Vẽ Tranh Tường Phong Cảnh ở Biên Hòa | Phong cảnh màu nước, Phong cảnh, Tạo cảnh quan
Nguồn: Mỹ thuật Ngọc Thắng

Con sông chảy qua làng tôi, ngày xưa chắc là sông đào, cùng với một con sông cũng nhỏ như thế chảy ở làng bên, nên gọi là Mương Đôi. Hai bờ mương người ta trồng tre để giữ đất, con sông nhỏ đến nỗi tre bên này chạm đầu vào tre bên kia. Và sông cũng ở dưới thấp, trong khi soi ruộng ở trên cao, nên người ta phải tát đến hai sòng. Ruộng thấp tát một gàu dai/ ruộng cao thì phải tát hai gàu sòng, là vì vậy.
xem tiếp

Advertisement

Đường Về Làng

Tạp bút của Khuất Đẩu

Thương nhớ làng… | Chân Trời Mới Media
Nguồn: Internet

Đây là con đường xưa tôi đi, (chứ không phải em đi), một con đường đất chạy dọc theo con sông mà năm xưa Huyền Trân đã theo lệnh vua cha Trần Nhân Tông vào đất Đồ Bàn để lấy Chế Mân làm chồng. Cuộc hôn nhân nổi tiếng ấy để lại rất nhiều đàm tiếu. Bên thuận: “Hai châu Ô Rí vuông ngàn dặm/ một gái Huyền Trân đáng mấy mươi”. Bên chống: “Tiếc thay cây quế giữa rừng/ để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”! Ô, Rí là vùng đất sỏi đá khô cằn nằm giữa hai con đèo cũng nổi tiếng không kém trong sử lịch, là đèo Ngang và đèo Hải Vân.
xem tiếp

Già Rồi, Già Thêm Nữa, Đâu Có Sao!

Tạp bút của Khuất Đẩu

Nhà văn Khuất Đẩu

Tôi có người bạn vừa làm thơ, viết văn, lại tốt nghiệp trường y, một hôm soi gương thấy tóc trên đầu đã chớm bạc, thay vì kêu thầm: già rồi!, lại nói với các nữ độc giả ái mộ rằng, tuổi này là tuổi gió heo may! Khéo làm sao, duyên làm sao! Cứ như ngoài trời vàng rơi vàng rơi thu mênh mông (Bích khê) và rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm và cũng là tuổi đẹp nhất của một đời người. Mùa thu lúa chín vàng rực, con người cũng chín, không chín như đu đủ hườm hườm, mà là chín chắn. Chín từ cách ăn cách ở, cách nói cách năng. Chín từ cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Còn tình yêu thì chín nồng nàn, thơm hơn cả sầu riêng.
xem tiếp

Những Con Đò

Tạp bút của Khuất Đẩu

NGUYỄN TRÍ MINH - Bình Minh Art Gallery
tranh Nguyễn Trí Minh
Nguồn: Bình Minh Art Gallery

Sắp qua sông Mịch La, con sông nối giữa hai bờ, bên này là trần gian, bên kia là âm phủ. Ngay cả một con chó chết bà tôi vẫn phải nhét vào miệng nó một đồng tiền kẽm để trả tiền đò. Không biết đến lượt tôi, giữa thời đại AI này, vợ con tôi có tìm được đồng tiền kẽm nào không, nếu không chắc phải bơi qua, mà bơi giữa một bầy cá sấu, chết là cái chắc. Nhưng đã chết một lần rồi, thì chết một lần nữa, cũng đâu có sao!

Là nói chơi vậy thôi, chứ còn ngồi gõ thế này, thì chết sao được. Thây kệ lũ quỷ lái đò, chúng nó cứ dài cổ ra chờ, tôi dại gì mà gọi.
Con đò tôi muốn gọi, là con đò của những cô gái xa xưa tận những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trên những sông Hồng, sông Hương, sông Tiền, sông Hậu…
xem tiếp

Không Răng Mô!

Tạp bút của Khuất Đẩu

Mahatma Gandhi | Biography, Education, Religion, Accomplishments, Death, &  Facts | Britannica
Source: https://www.britannica.com/

“Vào đi, không răng mô!”, chủ nhà giục, nhưng khách cứ muốn bỏ chạy, vì cả một hàm răng nhọn hoắc như răng cá sấu được con chó lai berger vén môi phơi ra như thế, sao lại bảo không răng! Phải đợi đến khi chủ ôm con chó cưng vuốt ve, một lần nữa bảo, “nó hiền lắm, có răng mô”, khách mới dám bước vào nhà.

Đó là chuyện đùa dai không răng mô tức là không sao đâu của người Huệ. Còn đây là chuyện đùa không dai mà lúc tôi còn đủ răng đã nhặt được đâu đó trên báo:

Một cụ già đang ngồi đợi xe buýt, đứa bé bên cạnh hỏi:
– “Ông ơi, ông có còn răng không?”
– “Không, cháu ạ!”
– “Vậy ông cầm giúp cháu ổ bánh mì, ông nhé!”
xem tiếp

Đồng Xanh Là Chốn Đây*

Khuất Đẩu

Steppe
Nguồn: Internet

Không có một Trường sơn hùng vĩ như cột xương sống ở Việt Nam. Ngay cả một Ba Vì, hay một Bà Đen cũng không. Nói chi đến Phú sĩ, như một bầu vú khổng lồ quanh năm tuyết phủ trắng như sữa mẹ. Ukraine chỉ có những ngọn đồi thâm thấp và những khu rừng thân ái dài tay ôm lấy những thung lũng xanh tươi và những cánh đồng màu mỡ.

Đồng xanh là chốn đây, là thiên đưòng của cỏ cây và, cũng là thiên đường hạ giới của hơn bốn mươi triệu người Ukraine.
xem tiếp

Nỗi Buồn Mây Trắng

Khuất Đẩu

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Quang Dũng

White Clouds | White clouds, Clouds, White aesthetic
Nguồn: Internet

Trong các màu mây, đối với tôi, mây trắng là đẹp nhất. Nó tinh khiết, thơm tho và đẹp biết bao khi hiện ra trong đôi mắt “u uẩn chiều luân lạc” của người con gái Sơn Tây. Đôi mắt u uẩn là thực tại của người “ở thành Sơn chạy giặc về”, còn mây trắng là những ngày bình yên xưa cũ, khi “đường hoa không máu nhuộm” và Ba Vì nổi lên giữa nền trời xanh của xứ Đoài.
xem tiếp

Chống Gậy Đến Thăm Nhau

Tạp ghi của Khuất Đẩu

Từ trái: Kiệt Tấn, Khuất Đẩu, Lữ Kiều (22-4-2023)

Năm năm rồi cách biệt, không phải từ khi em lấy chồng, mà từ lúc ông bạn đồng niên Kiệt Tấn khệnh khạng một mình bay về Paris và cố thủ trên tầng thứ 15 của một cao ốc ở ngoại ô với nỗi thao thức không biết em điên xõa tóc Evelyne có còn sống hay đã chết, tiếp đó là dịch cúm Tàu may mà không dính chấu, nhưng rồi tuổi cùng lực kiệt lại phải đẩy xe lăn cho vợ, mãi đến đầu tháng tư năm nay mới bay về Sài Gòn lục tỉnh, để thăm lại chiến trường (tình ái) xưa, nơi có em Tuyết bán nước mía đã từng lăn lóc yêu nhau trên bờ sông Cổ Chiên mà không sợ rớt xuống sông ướt cái quần nylon.
Năm năm rồi, bao nhiêu người cùng tuổi đã chết như Trương Thìn, Pélé, và mới đây là Đặng Tiến, nhưng tôi thà sống bầm dập chứ không chịu chết chỉ để gặp cho bằng được con hải cẩu già nọ. Tôi đã định chống gậy leo lên xe lửa để vào gặp chàng nhưng bà vợ chưa chịu già nhất định không cho đi, vì không chỉ nửa phần bên dưới có hư hao như cụ Trần Văn Khê dưới cái nhìn của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc mà đến cả “một chăm phần chăm em ơi” hư hết cả rồi dù chưa thối rữa!
xem tiếp

Giới thiệu ebook: Nghĩ Vẩn Vơ, Cuối Đời của Khuất Đẩu

Trân trọng giới thiệu:

NGHĨ VẨN VƠ, CUỐI ĐỜI
Tản văn của KHUẤT ĐẨU
Tủ sách T. Vấn & Bạn Hữu
2022

MỞ

Cách đây gần 7 năm (2015), nhà văn Khuất Đẩu, khi ấy vừa qua tuổi 75, sau một loạt những tác phẩm truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn tạo được nhiều chú ý cả ở hải ngoại lẫn trong nước, ông bỗng “chuyển hướng”, gởi đến TV & BH những bài viết ngắn rất độc đáo. Khi ấy, chúng tôi đã dành riêng một chuyên mục “những trang viết ngắn” để gởi đến độc giả khắp nơi những suy tư về mọi vấn đề của đất nước, của con người, từ một nhà văn 75 tuổi sinh sống ở Việt Nam. Sau gần 60 bài viết nhỏ, nhà văn “nghỉ bút”. Nhưng tiếng vang của những bài viết ngắn đã đi xa, đi rộng hơn cả những mong đợi.
xem tiếp

LỮ QUỲNH, BUỒN NHƯ LY RƯỢU CẠN!

Lữ Quỳnh ghi trong sổ với mấy dòng nhạc nháp của TCS đinhcường

Lữ Quỳnh
ghi trong sổ với mấy dòng nhạc nháp
của TCS
đinhcường

* Khuất Đẩu

Tôi gặp anh lần đầu ở tuổi ngoài bảy mươi. Anh từ Sài Gòn ra, tôi từ Ninh Hòa tới, trong căn nhà lộng gió của Nguyễn Lệ Uyên, ở Tuy Hòa.
Gặp nhau lần đầu nhưng không bỡ ngỡ. Vì trước đó, chúng tôi đã từng biết nhau qua những trang viết. Mà những trang viết của mỗi người, tuy không nói về mình, nhưng cái “hồn” của người viết vẫn cứ hiện ra: tôi, dữ dội, cay chua, anh thâm trầm, nhân ái.
Trong buổi gặp đó, tuy không uống rượu (vì bệnh), nhưng anh vẫn lấy từ trong túi xắc ra một chai whisky, có lẽ mang từ Mỹ về để mừng cho buổi gặp mặt.
Chúng tôi, uống ít thôi, nhưng nói khá nhiều. Nói đủ thứ chuyện, không đâu vào đâu.
Khoảng 2 giờ tôi xin xuống ga, về Ninh Hòa (vì đã lấy vé khứ hồi). Nhưng các anh bảo về chi vội, để tối cùng đi với Quỳnh và Minh, tôi thấy cũng được, nên ở lại.
Chiều, Nguyên Minh đi thăm sui gia, rồi chúng tôi cùng đến nhà Trần Huiền Ân, ăn Tết muộn.
đọc tiếp