Tag Archive | Cao Huy Thuần

Đọc IM LẶNG, như lời chia tay của Cao Huy Thuần

Đỗ Hồng Ngọc

"Im lặng như lời chia tay" - sách mới của GS.Cao Huy Thuần - Ảnh: HĐ
“Im lặng như lời chia tay”sách mới của GS. Cao Huy Thuần – Ảnh: HĐ

Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…

Bồng đứa bé mới sanh đỏ hỏn trên tay mà không thấy “thiêng liêng” sao? Đứa bé bỗng nhoẻn miệng cười không vì đâu cả mà không thấy “thiêng liêng” sao?… Người bạn, kêu sáng Mùng Một Tết chợt thấy “thiêng liêng”? Lạ quá. Thiêng liêng đến từ đâu? Thì đến từ thiêng liêng chớ từ đâu nữa! Từ cái nhoẻn miệng cười của đất trời, từ cái đất nước gió lửa run rẩy trong ta vì già nua giữa ngày Mồng Một Tết chớ đâu nữa!
xem tiếp

Advertisement

Cao Huy Thuần: “Xa làm sao được quê hương!”

Đỗ Hồng Ngọc

Sen Thơm Nắng Hạ Quê Mình Cao Huy Thuần

Đọc tập tản văn Sen thơm nắng hạ quê mình (Khai Tâm và Nxb Tri Thức) của Cao Huy Thuần, với tôi, hay nhất là  Người đưa đò – câu chuyện của Lucien de Samosate (120-180), gần 2000 năm trước được tác giả chọn dịch và sáng tác thêm phần “ngoại truyện”.

Tác phẩm là cuộc trao đổi giữa thần Mercure và Charon- người đưa đò chở người chết qua sông chia cách âm dương… Charon than phiền có những xác chết nặng chình chịch, làm đò chìm, người chết phải rơi vào địa ngục và có những xác chết nhẹ tênh… Mượn chuyện xưa nói chuyện nay là tài của Cao Huy Thuần. Người đời có hai hạng, hạng sống mà không thấy Charon lúc nào cũng đứng chực sẵn một bên, tham sân si, lúc chết thì cũng ôm quá nặng, đò chìm. Chỉ một số ít khác nhẹ tênh, nhờ thấy cái gì trên đời cũng nhẹ nhàng, cũng đẹp, cũng đáng ngạc nhiên, nhìn đâu cũng thấy ân huệ của cuộc sống…
xem tiếp

THẦY TRÍ QUANG: Một Trang Lịch Sử

Cao Huy Thuần

HT Thích Tri Quang

Tôi có hai lần khai sinh. Lần thứ nhất khi tôi sinh ra. Cha mẹ tôi cho tôi hình hài, máu huyết. Nhưng tôi chưa biết tôi là ai, sống như thế nào, trên đường nào tôi sẽ đi. Sinh ra, tôi có hai mắt. Nhưng chưa thấy đường đời. Phải đợi đến khi lên chùa Từ Đàm, sau ngày ông Diệm bị lật đổ, tôi mới thấy con đường sẽ đi. Thảo nào chữ nghĩa bác học gọi con đường là đạo. Thấy đạo, tôi khai sinh cho tôi.

Đầu năm 1964, một nhóm giáo chức đại học Huế họp nhau tại trường Đại học Sư phạm để quyết định về việc ra một tờ báo tranh đấu tiếp nối khí thế của “cách mạng” 1963, chống lại khuynh hướng lập một “chế độ Diệm không có Diệm” được người Mỹ ủng hộ. Trong dự định ban đầu, tờ báo là tiếng nói của lực lượng giáo chức và sinh viên Huế đã tham gia vào việc lật đổ Diệm. Chuếnh choáng hơi men chiến thắng của một cuộc nổi dậy thành công, tham vọng của chúng tôi là biến đại học thành một thành trì chống độc tài. Tuổi trẻ thường có những giấc mơ phạm thượng. Buổi họp giao cho ba chúng tôi, anh Tôn Thất Hanh, anh Lê Tuyên và tôi, trách nhiệm suy nghĩ và điều khiển tờ báo. Tên của tờ báo, Lập Trường, là do chúng tôi đặt ra.
xem tiếp

LẶNG THINH: Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc

Giáo sư Cao Huy Thuần - Paris

Giáo sư Cao Huy Thuần – Paris

 

Anh Đỗ thân mến, tôi đọc kinh Duy Ma không biết bao nhiêu lần, nhưng có ba lần đáng nhớ nhất mà lần này là lần thứ ba. Lần thứ nhất là lúc mới bắt đầu đọc. Tôi tưởng như khám phá được mỏ vàng. Choáng mắt trước ánh sáng vàng rực. Hồi đó tôi còn trẻ, lại làm nghề dạy học, mà lại dạy cái môn suy diễn, biện luận. Tôi đọc cả quyển kinh một mạch, chưa thấy ai có tài lý luận, đối chất sắc bén như ông Duy Ma. Ông vây đối thủ, rồi ông siết vòng vây, dồn đối thủ đến cái thế phải giơ hai tay đầu hàng. Đại đệ tử của Phật, đại bồ tát, không ai dám tranh luận với ông, sợ ông hạ sát ván. Tôi đọc ông đấu lý mà cứ tưởng như đang xem đấu chưởng, chưởng vung ra vùn vụt, chữ nghĩa bay tít mây xanh. Ông lại có cái biệt tài biến thực thành ảo, biến ảo thành thực, biến hóa khôn lường, thần thông vô ngại. Tưởng như đọc kiếm hiệp.
xem tiếp