Tag Archive | Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Giới thiệu chuỗi truyện ngắn “Những Ngày Nắng Vỡ” của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

 Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

tranh đinhtrườngchinh

SÀI GÒN TÔI, NHỮNG NGÀY CÒN MANG TÊN

1

Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu.

Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời.

Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống.

Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ:
“Em uống gì không?”
“Dạ, chị cho em nước chanh.”
Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
“Trời nóng há em!”
“Dạ, nóng khác thường chị ạ!”
“… Ngày mai em hát bản gì?”
Đoan hơi lạ lùng trước câu hỏi quen thuộc của chị Thuận. Hàng tuần, vào chiều thứ Bảy, Đoan vẫn hát một bản nhạc trên sân khấu nhỏ thân ái này. Nhưng sao bây giờ nghe lạ. Hát gì ư? Đoan chớp mắt, chưa biết trả lời sao…
xem tiếp

Advertisement

Như một cơ duyên

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Nhà văn Trần Hoài Thư đang ngồi khâu Di Sản Văn Chương

Thục Đoan, chủ trang web tuoihoa.hatnang.com chuyển cho tôi email của Nhà Văn Trần Hoài Thư, cho biết Anh muốn xin phép tác giả bài “Phiên Khúc Ngày Mưa” để đăng bài này vào Bộ Văn Miền Nam, một bộ sách sưu tầm các tác phẩm trước năm 1975. Thục Đoan nhường quyền trả lời email cho tôi. Tôi đã trả lời cám ơn Nhà Văn Trần Hoài Thư trong sự xúc động. Xúc động vì biết Anh đã đọc rất nhiều sách từ Thư viện Cornell để sưu tầm và chọn lựa bài đăng vào những bộ sách “Di sản Văn chương Miền Nam”. Xúc động cũng vì qua trang web “tuoihoa.hatnang.com” của Thục Đoan, một trang web đăng lại các tác phẩm dành cho tuổi học trò thuở nào, mà Nhà Văn đã liên lạc với tôi, để rồi tôi có thể được làm việc với Anh từ đó tới nay. Xin được mở một dấu ngoặc đơn ở đây, Thục Đoan cũng là một người làm hồi sinh Tủ Sách Tuổi Hoa, một phần của di sản văn chương Miền Nam. Trang web hiện nay là
https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa
xem tiếp

Đi Tìm Người Thương Binh

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

binh
Nguồn: Phay Van

Gần cuối năm, trời đêm mát dịu. Sân Nhà Thờ đã vắng. Những ngọn đèn giăng mắc trên hang đá, trên các cành cây, trông như những vì sao nhấp nháy. Ngôi nhà thờ quen thuộc với Ny từ mấy mươi năm nay, không chỉ là những buổi lễ vang tiếng kinh cầu, mà còn là những phút im lặng đứng trước hang đá ngoài sân. Còn nữa, là những buổi tặng quà. Những người được mời lãnh quà đến từ khắp hướng. Họ là những thương phế binh.

Ny còn muốn nán lại khi đã phụ dọn dẹp xong sau buổi lễ tặng quà. Ny đứng đây, muốn nhớ lại những cảm nhận của mình khi phát quà cho các chú các bác, khi đối diện với họ. Ny không ngăn được sự xúc động trước những người thiếu mất một phần thân thể. Trong niềm xót xa ấy, Ny nghe một nỗi khao khát muốn biết về thời trẻ trung của họ, khi họ là những con người toàn vẹn, lăn xả trên mặt trận, cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Và trong lúc họ ngã xuống, gửi vào đất một phần thân thể, họ ra sao? Những ngày tháng đó họ sống thế nào? xem tiếp

Nhớ Người Thơ-Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Hình minh họa
Nguồn: Getty images

Anh dùng hai bút hiệu: Đỗ Tư Long, tên thật, và Trần Miên Trường. Sau này tôi tự hỏi, sao anh lại lấy bút hiệu Trần Miên Trường, để rồi ngủ giấc thiên thu?
Nơi đây, những chiều thứ Bảy, hầu như quá quen với những cây bút dành cho tuổi học trò và với những độc giả thường xuyên đến thăm. Đó là phòng họp của Tòa soạn Tuổi Hoa, nằm cùng một khu vực với Nhà sách Đức Mẹ. Gọi là phòng họp nhưng thật ra là một căn phòng nhỏ, thường ngày chỉ có hai, ba người ngồi làm việc, thậm chí nhiều hôm chỉ có một người. Vậy mà khi họp mặt lại vui lắm! Đó là nơi mọi người quen nhau đến, và đến làm quen với nhau. Mới đầu có một chút e dè, nhưng sau thì chan hòa như bạn thân.
xem tiếp

Từ đồi cao

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Photo by Hoàng Vĩnh Thao

Hà trở về cao nguyên. Trở về! Nghe xúc động. Thật ra thì chuyến “trở về” này không đơn giản chút nào. Nói đó là một chuyến “ra đi” cũng đúng, bởi Hà rời nhà mà đi. Xa Sài Gòn thì khó trở lại, vì nói nôm na là phải “cắt hộ khẩu” để đi nhận việc. Ai cũng phải vậy. Nghe kỳ kỳ!

Hãy ngắm những con đường! Mới có ba năm, mà đường sá nay lởm chởm mấp mô, chứng tỏ không hề có sự tu sửa. Xe thường xuyên xóc mạnh. Hành khách trên xe, đa số là phụ nữ, hầu như đã quen với tình trạng này. Có người ngủ gà ngủ gật, có người nhìn ra cửa sổ. Người họ nẩy lên sau mỗi lần xóc. Hà thì không dám ngủ. Ai đó có lần nói đi xe đò không nên ngủ, lỡ “có gì” mình còn biết bám lấy cái thành ghế cũng yên tâm. Mải nghĩ đến sự an toàn, Hà quên mất những giọt nước mắt đã khô, rơi lúc xe lăn bánh, thấy thương nhà, thương mình mà khóc.
xem tiếp

Hôm Nay Mặt Trời Cũng Khóc

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

robb

Hôm nay mặt trời đã không muốn sáng
Bởi tiếng chim ca im bặt trên cây
Đôi mắt em thơ bỗng nhiên khép lại
Không được hân hoan mừng đón một ngày

Hôm nay cũng là ngày em náo nức
Sửa soạn niềm vui cho những ngày hè
Tháng ngày gắng công học hành luyện tập
Bên thầy bên cô cùng với bạn bè
xem tiếp

Giống Như Một Ngày Tựu Trường

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Đại học Dược Khoa Sài Gòn
Nguồn: Internet

Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh.
xem tiếp

Ukraine!

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Blue and yellow
Blue and Yellow (Cam Li).

Đúng vào ngày quân Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine, Yaryna Arieva và Svyatoslav Fursin làm đám cưới chớp nhoáng. Lẽ ra đám cưới của họ sẽ được tổ chức vào tháng Năm. Nhưng trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy, họ đã đổi ý. Vài giờ sau lễ cưới, chú rể Fursin gia nhập đoàn quân kháng chiến Ukraine. Cô dâu Arieva mong đợi được gieo hạt hướng dương trong những ngày đầu xuân này – hướng dương, quốc hoa của Ukraine. Cô quả quyết:

“Tôi sẽ làm việc và đợi chồng về. Chúng tôi sẽ chiến thắng. Chúng tôi muốn tự do.”
xem tiếp