Archives

Tặng Duyên và Sinh nhật tháng ba

Nguyễn Thị Khánh Minh

CONCERTO 21 BÊN Ô CỬA SỔ DAFFODIL

Top 25 Most Beautiful Daffodil Flowers | White flower farm, Spring flowering bulbs, Daffodil flower
Daffodil – Source: Internet

Thời gian đã bắt đầu bỏ nhỏ những bước đầu tiên trên con đường tháng 3. Mùa xuân đang chờ daffodil rung cánh gõ là tung cửa xô hết những rộn ràng ra ngoài cho nhân gian hưởng thụ.

Những cây đào ba mầu bất chấp mưa gió đã rộ sắc hồng trắng đỏ theo gió cuối đông trên những con phố của Little Saigon. Ở thành phố cao nơi tôi đang ở, phía xa có những đỉnh núi tuyết chưa tan, nhưng trong vườn nhà daffodil đã lơ thơ điểm vàng. Thời khắc giao mùa, gió ấm hơn nên dường như nắng ngọt hơn. Ngày dài hơn nên hình như mình sống chậm hơn. Tất cả, như một tặng phẩm của đất trời cho những ai sinh nhật tháng 3. Và cảm xúc tôi lúc này, là nỗi vui rộn ràng như thể tôi đang châm ngọn pháo hoa. Bung nghìn tia óng ánh để Chúc Mừng Sinh Nhật. Ai đó. Sinh nhật mùa Xuân…
xem tiếp

Advertisement

Từ thần thoại Hy Lạp “Đôi Cánh Icarus” đến cổ tích Việt Nam “Ăn Khế Trả Vàng”

Trí Ngô

Phần I: “Gặp lại” Icarus

Hình 1:  Tượng Daedalus dựng ở Pompeii, Nam Ý (Nguồn: Trí Ngô)

Vài mùa Xuân trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chúng tôi – trên 40 khách lữ hành, hoặc đã quen biết nhau, hay mới gặp lần đầu – được đến thăm miền Nam nước Ý. Thời tiết khá chiều lòng người, ngoại trừ một hai cơn mưa tầm tã, mùa Xuân là thời khắc lý tưởng, không chỉ riêng cho người đã có sáu, bảy bó trở lên, để du ngoạn mà không mất sức, vì trời không quá nóng, không quá lạnh, không quá ẩm ướt v.v…
xem tiếp

Như một cơ duyên

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Nhà văn Trần Hoài Thư đang ngồi khâu Di Sản Văn Chương

Thục Đoan, chủ trang web tuoihoa.hatnang.com chuyển cho tôi email của Nhà Văn Trần Hoài Thư, cho biết Anh muốn xin phép tác giả bài “Phiên Khúc Ngày Mưa” để đăng bài này vào Bộ Văn Miền Nam, một bộ sách sưu tầm các tác phẩm trước năm 1975. Thục Đoan nhường quyền trả lời email cho tôi. Tôi đã trả lời cám ơn Nhà Văn Trần Hoài Thư trong sự xúc động. Xúc động vì biết Anh đã đọc rất nhiều sách từ Thư viện Cornell để sưu tầm và chọn lựa bài đăng vào những bộ sách “Di sản Văn chương Miền Nam”. Xúc động cũng vì qua trang web “tuoihoa.hatnang.com” của Thục Đoan, một trang web đăng lại các tác phẩm dành cho tuổi học trò thuở nào, mà Nhà Văn đã liên lạc với tôi, để rồi tôi có thể được làm việc với Anh từ đó tới nay. Xin được mở một dấu ngoặc đơn ở đây, Thục Đoan cũng là một người làm hồi sinh Tủ Sách Tuổi Hoa, một phần của di sản văn chương Miền Nam. Trang web hiện nay là
https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa
xem tiếp

Ông Già Ba Tri

Trương Vũ

Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm.
Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm

Thời còn trẻ, tôi nghe nhiều người gọi các ông già khó tính, và cố chấp là “ông già Ba Tri”. Tôi không biết tại sao có thành ngữ đó, nhưng chính tôi, về sau, vẫn dùng nó để chỉ một số nhân vật có tính cách như vậy. Chỉ cách đây vài năm tôi mới biết “ông già Ba Tri” là một người có thật. Theo một số tài liệu, tên ông là Thái Hữu Kiểm hay Cả Kiểm, sống vào đầu thế kỷ 19. Vì những phán quyết bất công đối với dân huyện Ba Tri, ông cùng với vài ông già khác, đi bộ hơn ngàn cây số, suốt ba tháng, ra tới kinh thành Huế nộp đơn kiện lên vua Minh Mạng, đòi lại công bằng cho người dân Ba Tri. Thành ngữ “ông già Ba Tri” từ đó trở nên phổ biến để chỉ những ông già cứng cỏi, kiên trì bảo vệ công lý. Tuy nhiên, dần theo thời gian, thành ngữ này có biến đổi ý nghĩa và do đó nhiều khi được dùng hơi khác. Bây giờ, tôi mong thành ngữ này chỉ nên được dùng để chỉ những con người có cốt cách như ông Cả Kiểm. Nghĩa là, cứng cỏi, kiên trì, quyết tâm bảo vệ công lý cho đến cùng.
xem tiếp

Nhà báo, nhà thơ Ngọc Hoài Phương ra đi

Phan Tấn Hải

blank

Nhà báo Ngọc Hoài Phương — một nhà thơ suốt đời chỉ sống bằng nghề báo — vừa ra đi. Anh là người đã nhiều năm sống trong nghề báo tại Việt Nam trước 1975, và khi ra hải ngoại đã sáng lập nguyệt san Hồn Việt để hình thành một dòng sống văn hóa Việt cho cộng đồng gốc Việt tại Quận Cam. Trong khi anh Ngọc Hoài Phương cầm bút trong làng báo, bên cạnh anh từ những ngày tại Việt Nam là hiền thê Lâm Ngọc Phương Dung hoạt động trong ngành truyền hình Miền Tây Việt Nam.

Bản Cáo Phó từ bà quả phụ Lâm Ngọc Phương Dung, pháp danh Diệu Hạnh, viết: “Ký giả Ngọc Hoài Phương, tên khai sanh Nguyễn Ngọc Kiểm, pháp danh Tuệ Phương, sanh ngày 18/10/1942, tại Bắc Ninh, Việt Nam. Đã giã từ Cõi Tạm để về Cõi Phật lúc 8 giờ sáng ngày 28/2/2023 tại tư gia ở Westminster, California. Hưởng thọ 82 tuổi.”
xem tiếp

Nguyễn Thị Khánh Minh và “tháng năm là mộng đang đi”

Phan Tấn Hải

1 ra mat sach Toan canh
Toàn cảnh buổi ra mắt tập thơ “tháng năm là mộng đang đi.”

Buổi ra mắt tập thơ “tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
xem tiếp

Ông Đạo Dừa

Trương Vũ

Image en ligne
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam (1910-1990)

Sáng hôm nay, đi thuyền trên sông Tiền Giang. Sông rộng hơn sông Bến Tre nhiều và hai bên bờ đẹp. Tuy nhiên, tôi vẫn thích cái hoang sơ của sông Bến Tre hơn. Cũng có thăm nơi này nơi khác, bình thường như khách du lịch, dù chỉ đi một mình. Mục đích chính của sáng hôm nay là đến Cồn Phụng, nơi tu hành ngày xưa của ông Đạo Dừa.

Ông Đạo Dừa, tức kỹ sư Nguyễn Thành Nam, là một nhân vật lạ kỳ. Lạ kỳ trong cách tu hành, trong cách sống, trong hình dáng, và đặc biệt, trong cách ông chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông chủ trương hòa đồng trong mọi lãnh vực, từ tín ngưỡng đến chính trị. Ông muốn người Việt ngưng giết nhau. Ông nuôi mèo với chuột chung trong một lồng và chứng minh rằng chúng vẫn có thể sống chung êm ả với nhau. Ông muốn hỏi tại sao con người không thể làm như vậy? Trong cuộc chiến, phe nào cũng tỏ ra kính trọng ông nhưng chẳng phe nào chấp nhận đề nghị giải quyết của ông. Dễ hiểu thôi.
xem tiếp

Cơ Hội Bảo Lãnh Đồng Bào Tị Nạn Việt Nam

Nam Lộc

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo,
Kính thưa quý Chủ Tịch Cộng Đồng, Cơ Quan, Đoàn Thể,
Kính thưa quý vị Doanh Gia, Chủ Nhân các Hãng, Xưởng hay Cơ Sở Thương Mại,
Kính thưa quý vị Đồng Hương,

Hơn 47 năm trước, khi 130 ngàn người tị nạn Việt Nam, và sau đó với gần một triệu thuyền nhân, quý vị HO, Con Lai, ODP hay ROVR v..v.., đặt chân đến Hoa Kỳ, thì tất cả đều đã được những người Mỹ có tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ.

Gần 48 năm sau, chính phủ Hoa Kỳ lại đưa ra lời kêu gọi và mong mỏi có 10 ngàn người Mỹ với tấm lòng nhân ái, hào hiệp và rộng lượng đưa tay đón tiếp và bảo trợ 5000 người tị nạn khốn khổ ở trên thế giới, trong đó có đồng bào ruột thịt của chúng ta.
xem tiếp

Lục bát Nguyễn Thị Khánh Minh – Để mải tìm. Mải đi

Vũ Hoàng Thư

Thang nam la mong dang di

Đầu tháng 12 u mù thương nhớ. Mây xa xăm kéo tụ quanh trời. Chờ mưa, mưa không đến. Đến hay không đến, đẹp ở chỗ đợi chờ, như thể Hồ Dzếnh “em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”. Thi sĩ làm bộ dửng dưng nhưng khối lòng lên mưng ụ. Trông đợi một điều bất khả thường mênh mang một khối sầu cô độc. “Con người là sinh vật duy nhất biết mình cô đơn”, Octavio Paz bảo thế. Thi sĩ, họ vốn ít nói mà khi mở miệng thì dàn tràn kết tinh. Như khi đọc hai câu thơ dưới đây,

Bóng không đổ xuống, mà buông
Như chiếc lá đã kiệt hồn nhựa xanh…

Người đọc có nghe thấy lung linh bất tận của trống vắng ập tràn? Bóng không theo hình, bóng rớt xuống như buông. Lối chơi chữ tài tình vì buông cũng là bỏ. Buông ra, một lối phủ nhận để phân thân, ta muốn từ bỏ chính ta. Mệt mỏi như chiếc lá kiệt hồn. Nhựa vẫn còn đấy không mất, chỉ là “hồn” đã ở nơi nao. Ôi cuộc lữ thăm thẳm và chênh vênh. Khi bóng đã bỏ đi, liệu hình sẽ tồn tại? Thi sĩ giằng xé hỗn mang trong cơn cuộc hiện sinh. Ai trong chúng ta không có lúc ở ngã ba đường? Thế nào là chọn lựa?
xem tiếp

Khánh Minh. Chữ Nghĩa Nơi Tấc Lòng

Cung Tích Biền

Một số ít các nhà thơ nữ, không cứ là trong sáng tác, ngay đời thường của họ, đã là một bài thơ, là Thơ. Đó là sự thuần khiết về tâm hồn, sự hiền hòa, thơ mộng, thanh cao trong ứng xử. Họ là một cành dị thảo trong vườn hoa vốn đã đầy hương sắc.

Một hôm, được mời dự một buổi ra mắt một tập thơ của Khánh Minh, được mời phát biểu đôi lời, tôi nhớ tôi chỉ nói đúng mấy từ, “Nói về thơ Khánh Minh ư? Khánh Minh, đã là Thơ rồi”.

Khánh Minh là nhà thơ, viết cả văn.
xem tiếp